Cổ đông chiến lược là gì? Tiêu chí trở thành cổ đông chiến lược?

Để trở thành cổ đông chiến lược, nhà đầu tư buộc phải đáp ứng các điều kiện tương đối khắt khe về vốn, năng lực,.. Cùng VTrade tìm hiểu chi tiết nhé!

Cổ đông chiến lược là gì? Tiêu chí trở thành cổ đông chiến lược?
Vtrade Author

10:33, 02/05/2024

78

VIEW

Cổ đông chiến lược là nhóm các nhà đầu tư có vai trò quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến cơ cấu, sự vận hành của một công ty cổ phần. Vậy cổ đông chiến lược là gì? Phải đáp ứng những điều kiện và quy định gì để trở thành nhà đầu tư chiến lược của công ty? Cùng VTrade tìm hiểu cụ thể về vị trí quan trọng này trong bài viết sau nhé!

Cổ đông chiến lược là gì?

Cổ đông chiến lược (Strategic Investor/Strategic Shareholder) là những cá nhân/tổ chức trong hoặc ngoài nước góp vốn vào công ty cổ phần, sở hữu phần vốn góp tương ứng với số lượng cổ phần đã mua. 

Đồng thời, nhà đầu tư chiến lược phải có năng lực tài chính tốt và phải cam kết bằng văn bản rằng sẽ gắn bó và sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp trong một số lĩnh vực nhất định (Chẳng hạn như huấn luyện đào tạo nâng cao chất lượng nhân sự, chuyển giao công nghệ,...).

cổ đông chiến lược là gì

Nhà đầu tư chiến lược là gì?

Các quy định đối với cổ đông chiến lược

Một số quy định với các nhà đầu tư chiến lược như sau:

  • Về mua cổ phiếu: Chỉ có tối đa 3 nhà đầu tư chiến lược được phép mua cổ phiếu tại các công ty cổ phần hoá.
  • Về thời gian nắm giữ: Phải giữ cổ phần công ty tối thiểu trong 5 năm, tính từ ngày công ty cổ phần bắt đầu hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu.
  • Trường hợp muốn chuyển nhượng cổ phần trước thời hạn: Phải chờ kết quả quyết định từ buổi họp của Đại hội cổ đông. Nếu toàn bộ Đại hội chấp thuận thì cổ đông mới được chuyển nhượng cổ phần.
  • Trường hợp mua trước phiên đấu giá: Mức giá cổ phần thấp hơn mức giá khởi điểm đã được doanh nghiệp phê duyệt.
  • Trường hợp mua sau đấu giá: Giá bán không được cao hơn giá đấu thành công thấp nhất trong phiên đấu giá công khai.
cổ đông chiến lược là gì

Quy định đối với nhà đầu tư chiến lược là gì?

Điều kiện để trở thành cổ đông chiến lược là gì?

Đảm nhiệm vị trí quan trọng trong doanh nghiệp, để trở thành cổ đông chiến lược, nhà đầu tư bắt buộc phải đáp ứng tất cả các điều kiện sau.

Cổ đông chiến lược quốc tế

7 điều kiện trở thành nhà đầu tư chiến lược quốc tế gồm:

  • Là tổ chức tài chính/tổ chức tín dụng.
  • Sở hữu tổng giá trị tài sản vào năm trước khi đăng ký làm cổ đông chiến lược tương đương với 20 tỷ USD.
  • Có tối thiểu 5 năm hoạt động trên thị trường quốc tế.
  • Phải đạt mức độ có thể cam kết về khả năng tài chính mà đã được công nhận bởi các tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập quốc tế (Moody’s, Standard & Poor’s,…).
  • Có khả năng triển khai các hoạt động bình thường ngay cả trong điều kiện không thuận lợi.
  • Nếu đáp ứng tất cả các điều kiện, nhà đầu tư chỉ được làm cổ đông lớn, cổ đông chiến lược hoặc cổ đông sáng lập cho duy nhất bất cứ tổ chức tín dụng nào tại Việt Nam.
  • Bắt buộc phải có cam kết bằng văn bản thống nhất hai nội dung chính:
    • Cam kết hỗ trợ một số lĩnh vực nhất định trong hoạt động ngân hàng thương mại Nhà nước cổ phần hoá. Phạm vi lĩnh vực hỗ trợ được quy định chi tiết lại Khoản 1 Điều 2 Thông tư 10/2011/TT - NHNN.
    • Cam kết về sự gắn bó dài lâu với Ngân hàng thương mại Nhà nước cổ phần hoá.
nhà đầu tư chiến lược là gì

Điều kiện trở thành nhà đầu tư chiến lược quốc tế là gì?

Cổ đông chiến lược trong nước

9 tiêu chí xét duyệt cổ đông chiến lược trong nước gồm:

  • Có kinh nghiệm và năng lực quản trị doanh nghiệp tối.
  • Sở hữu tổng tài sản trị giá tối thiểu từ 3 nghìn tỷ trở lên trong vòng ít nhất 5 năm trước khi thực hiện đăng ký làm nhà đầu tư chiến lược.
  • Số vốn góp cho doanh nghiệp phải đủ để thực hiện nghĩa vụ của một nhà đầu tư chiến lược. Trong đó, vốn chủ sở hữu sau khi khấu trừ các khoản đầu tư dài hạn phải bằng vốn góp tối thiểu để đăng ký tham gia nhóm nhà đầu tư chiến lược của công ty.
  • Đạt lợi nhuận dương trong vòng ba năm liên tiếp khi trở thành nhà đầu tư chiến lược.
  • Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tài sản (ROA) và tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) của năm liền kề trước năm đăng ký trở thành nhà đầu tư chiến lược lần lượt là 1% và 15%.
  • Các tổ chức tín dụng không ghi nhận nợ xấu của doanh nghiệp.
  • Nếu đáp ứng tất cả các điều kiện, nhà đầu tư chỉ được làm cổ đông lớn, cổ đông chiến lược hoặc cổ đông sáng lập cho duy nhất bất cứ tổ chức tín dụng nào tại Việt Nam.
  • Phải thỏa thuận bằng văn bản về 2 điều khoản cam kết hỗ trợ doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa (Tương tự điều kiện của cổ đông chiến lược quốc tế).
  • Đáp ứng một số quy định khác được nêu rõ ở Khoản 2, Điều 3, Thông tư 10/2021/TT-NHNN.
nhà đầu tư chiến lược là gì

Nhà đầu tư chiến lược trong nước.

Tổ chức tín dụng muốn trở thành cổ đông chiến lược

Trường hợp tổ chức tín dụng muốn đăng ký trở thành nhà đầu tư chiến lược phải đáp ứng 4 điều kiện sau:

  • Tuân thủ, duy trì các hạn chế để đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng được quy định bởi Ngân hàng Nhà nước.
  • Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) phải trên 10% trong năm liền trước năm đăng ký.
  • Tỷ lệ nợ xấu không vượt quá 2% trong năm tiền trước năm tham gia.
  • Không được mua cổ phần của các ngân hàng góp vốn hoặc có cổ đông là ngân hàng thương mại Nhà nước cổ phần hoá, xét trong toàn bộ thời gian đăng ký tham gia.
cổ đông chiến lược

Điều kiện dành cho các tổ chức muốn trở thành nhà đầu tư chiến lược.

Lợi ích và hạn chế có cổ đông chiến lược trong Doanh nghiệp

Lợi ích

Một số lợi ích của nhóm nhà đầu tư chiến lược phải kể đến:

  • Tăng uy tín và xây dựng hình ảnh thương hiệu tích cực cho công ty.
  • Tăng khả năng huy động vốn.
  • Giúp công ty nâng cao năng lực quản trị, vận hành hệ thống trơn tru nhờ vào năng lực sẵn có của mỗi cổ đông, từ đó tiềm lực tài chính được nâng cao.
  • Quản lý, chia sẻ và hạn chế khả năng xảy ra rủi ro tốt hơn.
  • Đem lại cơ hội tiếp cận các ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, tạo tiền đề thúc đẩy phát triển khoa học kỹ thuật trong quá trình hoạt động.
  • Mối quan hệ Win - Win, hai bên đều có lợi và phát triển đa dạng ở mọi lĩnh vực như ngân hàng, dịch vụ sản phẩm, phát triển nguồn khách hàng,.. 
  • Giúp doanh nghiệp, công ty đào tạo các nguồn nhân lực có tài năng và kinh nghiệm.
  • Giúp doanh nghiệp có cơ hội đa dạng hơn về các mảng ngân hàng, dịch vụ,.. phát triển thu hút khách hàng, thị trường tiêu dùng sản phẩm,..
cổ đông chiến lược

Lợi ích khi có nhà đầu tư chiến lược.

Hạn chế

Trở thành cổ đông chiến lược cũng đem đến một số hạn chế nhất định cho công ty cổ phần. Cụ thể:

  • Chủ doanh nghiệp sẽ bị hạn chế quyền, không thể linh hoạt tự đưa ra các quyết định.
  • Một số trường hợp, chủ doanh nghiệp có thể mất quyền kiểm soát dự án, công ty gây ra rủi ro về tài chính và kinh doanh.
  • Bị hạn chế về quyền hạn và trách nhiệm đối với doanh nghiệp.
  • Mấy thêm công sức, thời gian để tham vấn và điều phối từ các bên liên quan để ra quyết định. Đây là yêu cầu bắt buộc nhằm đảm bảo quyền lợi riêng biệt của mỗi nhà đầu tư.
  • Thời gian tham vấn kéo dài khá lâu, gây chậm trễ, ảnh hưởng đến kế hoạch vận hành của doanh nghiệp.
  • Khó khăn, thiếu an toàn, đảm bảo trong việc trao đổi, truyền tải thông tin cá nhân nội bộ doanh nghiệp.
  • Bị áp lực tài chính do yêu cầu cao về lợi nhuận và tái đầu tư.
cổ đông chiến lược

Hạn chế của nhóm các nhà đầu tư chiến lược là gì?

Kết luận

Trên đây, VTrade đã tổng hợp toàn bộ những thông tin quan trọng nhất về định nghĩa, quy định, điều kiện trở thành cổ đông chiến lược, đồng thời đề cập đến những mặt lợi ích và hạn chế của vị trí đầu tư này. Dựa trên những lợi ích và hạn chế còn tồn tại, cổ đông, doanh nghiệp phải biết cạnh tận dụng hiệu quả và khắc phục tối đa, biến chúng thành những cơ hội để thúc đẩy sự phát triển bền vững trong tương lai.

Bài viết liên quan

Vtradetop.com
Liên hệ
Mail

VTrade là 1 trong các diễn đàn Forex lớn và uy tín nhất tại Việt Nam. Cập nhật tin tức 24h nhanh nhất từ thị trường tài chính thế giới: tiền tệ, ngoại hối, chứng khoán phái sinh quốc tế, chứng khoán Mỹ, crypto, chỉ số kinh tế, ngân hàng trung ương, vàng và dầu. Ngoài ra Vtrade là một trang web đánh giá sàn Forex, sàn giao dịch tiền điện tử Việt Nam và quốc tế tốt nhất. Thông qua những bài đánh giá sàn này sẽ giúp cho nhà đầu tư có cái nhìn tổng thể trên con đường lựa chọn nơi đầu tư.

©2024 VTrade. All rights reserved.