Ngày đáo hạn phái sinh - Giải thích và ví dụ về ngày đáo hạn

Ngày đáo hạn phái sinh là gì? Cùng VTrade giải thích khái niệm và một số ảnh hưởng của ngày đáo hạn đối với thị trường phái sinh nhé

Ngày đáo hạn phái sinh - Giải thích và ví dụ về ngày đáo hạn
Vtrade Author

09:27, 19/06/2024

317

VIEW

Nếu từng tham gia thị trường chứng khoán, chắc hẳn bạn cũng không còn lạ lẫm với ngày đáo hạn phái sinh. Tuy nhiên, đối với nhiều nhà đầu tư khác thì đây lại là một khái niệm khá dễ nhầm lẫn. Vậy ngày đáo hạn phái sinh là gì? Tại sao thị trường thường giảm giá vào ngày đáo hạn? Hãy cùng với VTrade trả lời những câu hỏi này ở dưới đây nhé!

Đáo hạn phái sinh là gì?

Trước khi cùng tìm hiểu về đáo hạn phái sinh thì nhà đầu tư cũng cần nắm rõ khái niệm cơ bản về chứng khoán phái sinh là gì, cụ thể như sau:

Chứng khoán phái sinh là các loại công cụ tài chính được biểu thị dưới dạng hợp đồng với mục đích chính là xác nhận quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia về việc thực hiện một giao dịch trong tương lai. Trong đó, loại hàng hóa giao dịch, số lượng, chất lượng hay các điều khoản khác đều được xác nhận ở thời điểm ký kết.

Theo như nội dung trên, ta có thể hiểu đáo hạn phái sinh (Expiration Date) chính là ngày cuối cùng mà hợp đồng phái sinh còn hiệu lực. Trước ngày này, nhà đầu tư cần đưa ra các quyết định với vị thế mà mình đang nắm giữ. Bởi, khi kết thúc ngày đáo hạn, các hợp đồng chứng khoán phái sinh này sẽ không còn giá trị và không còn khả năng giao dịch quyền chọn.

đáo hạn phái sinh

Ngày đáo hạn phái sinh là ngày cuối cùng mà hợp đồng phái sinh còn hiệu lực.

Ngày đáo hạn phái sinh là thời điểm nào? 

Trên thực thế, quy định về ngày đáo hạn phái sinh và thời điểm đáo hạn ở mỗi khu vực đều rất khác nhau. Ví dụ:

  • Ở Hoa Kỳ, ngày thứ Sáu thứ ba của tháng mà hợp đồng phái sinh hết hạn chính là ngày đáo hạn hợp đồng. Đây cũng là thời điểm hết hạn của quyền chọn mua cổ phiếu niêm yết.
  • Đối với thị trường chứng khoán phái sinh Châu Âu, ngày đáo hạn sẽ là một ngày trước ngày thanh toán hợp đồng. Ví dụ, theo quy định của hợp đồng, giao dịch sẽ diễn ra và thanh toán vào ngày 20/06/2024 thì ngày đáo hạn hợp đồng sẽ là 19/06/2024.
  • Tại thị trường phái sinh Việt Nam, ngày đáo hạn phái sinh chính là ngày thứ Năm thứ ba trong tháng đáo hạn hợp đồng. Tuy nhiên, nếu ngày này rơi vào đúng kỳ nghỉ lễ thì ngày giao dịch liền trước đó sẽ được coi là ngày đáo hạn phái sinh. 

Việc thanh toán sau khi đáo hạn sẽ được tính vào ngày làm việc liền sau ngày đáo hạn phái sinh. Tại đó, số tiền tăng, hoặc giảm được ghi trên tài khoản của nhà đầu tư sẽ tương ứng với mức lãi, lỗ khi tất toán hợp đồng.

ngày đáo hạn phái sinh

Tìm hiểu về thời điểm đáo hạn phái sinh tại Hoa Kỳ, Châu Âu và Việt Nam.

Lịch đáo hạn phái sinh 2024

Dưới đây là lịch đáo hạn hợp đồng phái sinh chỉ số VN30 và thời gian đáo hạn phái sinh trái phiếu chính phủ năm 2024 mà bạn có thể tham khảo thêm:

Hợp đồng tương lai chỉ số VN30

Loại hợp đồng

Ngày đáo hạn

VN30F2402

Hợp đồng tương lai chỉ số VN30 (02/2024)

15/02/2024

VN30F2403

Hợp đồng tương lai chỉ số VN30 (03/2024)

21/03/2024

VN30F2406

Hợp đồng tương lai chỉ số VN30 (06/2024)

20/06/2024

VN30F2409

Hợp đồng tương lai chỉ số VN30 (09/2024)

19/09/2024

Tên hợp đồng tương lai

Loại hợp đồng

Ngày đáo hạn

GB10F2403

Hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm (03/2024)

25/03/2024

GB10F2406

Hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm (06/2024)

25/06/2024

GB10F2409

Hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm (09/2024)

25/09/2024

GB05F2403

Hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ kỳ hạn 5 năm (03/2024)

15/03/2024

GB05F2406

Hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ kỳ hạn 5 năm (06/2024)

14/06/2024

GB05F2409

Hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ kỳ hạn 5 năm (09/2024)

13/09/2024

Tại sao đáo hạn phái sinh thị trường lại giảm?

Trên thực tế, thị trường phái sinh thường có xu hướng trở lên nhộn nhịp hơn khi đến gần các thời điểm đáo hạn. Sau đó, giá mới bắt đầu giảm mạnh vào ngày đáo hạn. Điều này thực chất khá hình dung, bạn có thể hiểu nó đơn giản như sau:

  • Ngày đáo hạn phái sinh là thời điểm hợp đồng không còn giá trị và không thể tiếp tục giao dịch. Do đó, càng đến gần ngày đáo hạn, các nhà đầu tư sẽ càng vội vàng giao dịch và tìm cách kết thúc vị thế của mình ở vị trí có lời nhất. Điều này vô tình khiến thị trường xuất hiện nhiều biến động bất thường với độ dốc lớn.
  • Càng đến gần ngày đáo hạn, nhà đầu tư sẽ càng giao dịch nhiều hơn và cố gắng chốt lời. Cuối cùng, vào ngày đáo hạn, phần lớn nhà đầu tư đã thoát khỏi vị thế của mình và chỉ còn sót lại một số người đang cố gắng bán tháo trước khi hợp đồng hết hạn. Vì lý do này, khối lượng giao dịch và giá thị trường sẽ giảm xuống vào ngày đáo hạn.

Ví dụ: Mã VN30F2201 có ngày giao dịch đầu tiên và ngày giao dịch cuối cùng lần lượt là: 20/11/2021 – 21/01/2022. Đây là một mã giao dịch khá bình ổn, không có nhiều sự biến động lớn. Nhưng bắt đầu từ ngày 15/12, thị trường đã bắt đầu trở lên nhộn nhịp hơn do đến gần thời điểm đáo hạn. Sau đó, tính đến ngày 19/01/2022, thị trường được ghi nhận có sự sụt giảm mạnh.

đáo hạn phái sinh là gì

Thị trường phái sinh thường xuất hiện nhiều biến động mạnh trước khi giảm giá vào ngày đáo hạn.

Một số câu hỏi liên quan về ngày đáo hạn phái sinh

Đến ngày đáo hạn phái sinh hợp đồng tương lai nhưng không đóng vị thế thì có sao không?

Nếu không đóng vị thế giao dịch của mình vào ngày đáo hạn thì nhà đầu tư vẫn được giữ hợp đồng nhưng sẽ không còn quyền bán/ không bán theo vị thế nữa. Trong trường hợp nhà đầu tư muốn giữ vị thế này, bạn buộc phải bán hợp đồng phái sinh đang nắm giữ và mua một hợp đồng mới vào tháng sau đó.

Giá thanh toán như thế nào khi không đóng vị thế vào ngày đáo hạn?

Nếu không chủ động đóng vị thế vào ngày đáo hạn thì hệ thống của Sở Giao dịch Chứng khoán sẽ tự động đóng vị thế và thanh toán mức tiền lãi và lỗ theo giá đóng cửa của chỉ số. 

Ví dụ: Ta có mã VN30F2106 đáo hạn vào ngày 17/06/2021. Nhà đầu tư có đặt vị thế mua mã này với giá 1590 và giá hợp đồng đóng cửa ở cuối phiên là 1595, chỉ số VN30 cuối phiên là 1600. Trong trường hợp này, nếu chủ động đóng vị thế bằng cách bán hợp đồng thì lỗi, lãi sẽ tính theo mức 1595. Ngược lại, nếu không đóng vị thế thì mức lãi, lỗ sẽ tính theo chỉ số VN30 ở mức 1600.

Tại sao trước khi đáo hạn phái sinh thị trường lại có sự biến động giá?

Trước thời điểm đáo hạn, các nhà đầu tư sẽ tìm cách giao dịch để thoát vị thế với mức lợi nhuận tốt nhất. Điều này khiến họ giao dịch nhiều hơn và giá cũng biến động mạnh mẽ hơn.

Kết luận

Trên đây VTrade đã tổng hợp lại một số thông tin để giải thích về ngày đáo hạn phái sinh và lịch đáo hạn phái sinh 2024. Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp bạn giao dịch và kiếm lời hiệu quả hơn từ thị trường này. Hãy tiếp tục theo dõi để đón đọc các nội dung bổ ích về thị trường tài chính và chứng khoán nhé!

Bài viết liên quan

Vtradetop.com
Liên hệ
Mail

VTrade là 1 trong các diễn đàn Forex lớn và uy tín nhất tại Việt Nam. Cập nhật tin tức 24h nhanh nhất từ thị trường tài chính thế giới: tiền tệ, ngoại hối, chứng khoán phái sinh quốc tế, chứng khoán Mỹ, crypto, chỉ số kinh tế, ngân hàng trung ương, vàng và dầu. Ngoài ra Vtrade là một trang web đánh giá sàn Forex, sàn giao dịch tiền điện tử Việt Nam và quốc tế tốt nhất. Thông qua những bài đánh giá sàn này sẽ giúp cho nhà đầu tư có cái nhìn tổng thể trên con đường lựa chọn nơi đầu tư.

©2024 VTrade. All rights reserved.