Giao dịch phái sinh - Những điều cần biết trước khi đầu tư

Giao dịch phái sinh là giao dịch mua bán hợp đồng với giá dựa trên vào tài sản cơ sở. Hiện nay có 2 loại giao dịch phái sinh phổ biến là giao dịch OTC và ETD.

Giao dịch phái sinh - Những điều cần biết trước khi đầu tư
Vtrade Author

09:19, 25/06/2024

127

VIEW

Hiện nay, giao dịch phái sinh nổi lên như một công cụ đầu tư đầy tiềm năng, thu hút sự chú ý của nhiều nhà đầu tư. Tuy nhiên, giao dịch phái sinh cũng tiềm ẩn một số rủi ro nhất định, nếu không hiểu rõ bản chất thì rất khó để thu lợi nhuận. Do đó, bạn cần hiểu rõ giao dịch phái sinh là gì trước khi đưa ra quyết định đầu tư. Hãy cùng VTrade theo dõi thông tin chi tiết qua bài viết dưới đây nhé! 

Tìm hiểu về giao dịch phái sinh

Trước khi tìm hiểu chi tiết về ưu nhược điểm, phân loại, lưu ý khi đầu tư vào công cụ giao dịch phái sinh, bạn cần nắm rõ khái niệm, cũng như một số ví dụ cụ thể về hình thức này. 

Giao dịch phái sinh là gì?

Phái sinh là hợp đồng có sự thoả thuận của các bên tham gia về mức giá của một tài sản cơ sở (chỉ số, mã chứng khoán,...). Còn giao dịch phái sinh nghĩa là những giao dịch mua bán hợp đồng với giá trị phụ thuộc vào giá của tài sản cơ sở. Các giao dịch sẽ được thực hiện trong tương lai nhưng giá cả và điều kiện được xác định tại thời điểm ký kết hợp đồng.

Trong hình thức giao dịch này, nhà đầu tư là người không trực tiếp sở hữu tài sản mà chỉ mua bán quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến tài sản đó. Thông thường, các công cụ mà nhà đầu tư sử dụng để giao dịch là hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi và hợp đồng quyền chọn.

giao dịch phái sinh là gì

Giao dịch phái sinh là gì?

Giao dịch phái sinh trong chứng khoán là gì?

Chứng khoán phái sinh là chứng khoán thứ cấp, có giá trị phụ thuộc vào giá của một tài sản cơ sở nhằm phân tán rủi ro, bảo vệ hay tạo ra lợi nhuận. Giao dịch phái sinh trong chứng khoán bao gồm 2 loại sản phẩm chính:

  • Sản phẩm khóa: Bao gồm hợp đồng hoán đổi và hợp đồng tương lai. Các bên tham gia hợp đồng phải tuân thủ những điều khoản đã thỏa thuận trong suốt thời gian quy định.
  • Sản phẩm quyền chọn: Bên nắm giữ hợp đồng có quyền nhưng không có nghĩa vụ phải quyết định mua hoặc bán.

Chứng khoán phái sinh là một trong ba công cụ tài chính phổ biến, xuất hiện lần đầu tiên trong giao dịch hợp đồng ô liu được thực hiện bởi nhà triết học Thales. Giao dịch phái sinh không giống như các giao dịch mua/bán chứng khoán cơ bản. Bản chất của chứng khoán phái sinh là giao dịch mua/bán các hợp đồng có giá trị dựa trên giá tài sản cơ sở.   

giao dịch phái sinh

Giao dịch phái sinh trong chứng khoán là gì?

Ví dụ về giao dịch phái sinh 

Để hiểu rõ hơn về giao dịch phái sinh là gì, nhà đầu tư có thể tham khảo 2 ví dụ cụ thể về giao dịch phái sinh theo chiều giá tăng và giá giảm như sau:

Giao dịch phái sinh theo chiều giá tăng

  • Giả sử giá hạt điều đang dao động ở mức 300.000 đồng/kg. Anh A dự đoán rằng sau 02 tháng thì giá hạt điều sẽ tăng lên mức 400.000 đồng/kg. Do đó, anh A đã vay qua hợp đồng phái sinh với khối lượng giao dịch là 02 tạ hạt điều có giá là 300.000 đồng/kg. 
  • Đúng như dự đoán, sau 02 tháng thì giá hạt điều đã tăng lên 400.000 đồng/kg. Lúc này, anh A bán hợp đồng phái sinh cho anh B và lãi được 20 triệu đồng. 

Giao dịch phái sinh theo chiều giá giảm:

  • Giả sử giá hạt tiêu đen đang ở mức 150.000 đồng/kg. Anh M dự đoán rằng sau 04 tháng thì giá hạt tiêu sẽ giảm còn 100.000 đồng/kg. Do đó, anh M đã vay qua hợp đồng phái sinh với khối lượng giao dịch là 01 tạ hạt tiêu có giá là 150.000 đồng/kg. Sau đó, bán lại cho anh N 01 tạ hạt tiêu có giá là 150.000 đồng/kg, thu lại 15 triệu đồng.
  • Sau 04 tháng, giá hạt tiêu đảo chiều và giảm xuống còn 100.000 đồng/kg giống như dự đoán. Lúc này, anh M chi ra 10 triệu để mua lại 01 tạ hạt tiêu với giá 100.000 đồng/kg. Cuối cùng, anh M đã trả được khoản vay trên và lãi được 5 triệu đồng.
tài khoản phái sinh là gì

Khi dự đoán đúng giá tài sản trong tương lai, nhà đầu tư sẽ thu lời từ hợp đồng phái sinh

Vai trò và ý nghĩa của giao dịch phái sinh

Giao dịch phái sinh có vai trò giúp phòng ngừa rủi ro cho hoạt động đầu tư. Khi có sự lo ngại rằng giá của tài sản cơ sở sẽ biến động mạnh, nhà đầu tư thực hiện mở vị thế mua/bán sản phẩm phái sinh để giảm thiểu rủi ro. Nếu giá tài sản cơ sở sụt giảm, nhà đầu tư có thể đóng các vị thế bán để thu lợi nhuận, bù đắp cho phần giá trị thiệt hại. 

Đặc biệt, giao dịch phái sinh cho phép nhà đầu tư giao dịch 2 chiều, từ đó có thể kiếm lợi nhuận ngay cả khi thị trường có xu hướng giảm. Điều này sẽ kích thích nhà đầu tư tích cực tham gia giao dịch và tăng tính thanh khoản cho thị trường tài chính. Việc mua bán hợp đồng phái sinh diễn ra liên tục cũng giúp nhà đầu tư dễ dàng thực hiện các giao dịch mà không cần chờ đợi để tìm kiếm người mua/bán tài sản cơ sở.

Với khả năng gia tăng cơ hội sinh lời, giao dịch phái sinh đang ngày càng phát huy vai trò giữ chân nhà đầu tư. Bên cạnh đó còn góp phần làm giảm áp lực bán tháo trên thị trường. 

cách giao dịch phái sinh

Công cụ phái sinh giúp phòng ngừa rủi ro hiệu quả cho nhà đầu tư

Ưu - nhược điểm của giao dịch phái sinh

Giao dịch phái sinh mang đến nhiều lợi ích cho nhà đầu tư, song cũng tồn tại một số hạn chế nhất định. Để hiểu rõ hơn về ưu - nhược điểm của giao dịch phái sinh là gì, nhà đầu tư có thể tham khảo một số đặc điểm sau đây.

Ưu điểm của giao dịch phái sinh

Giao dịch phái sinh giúp nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro hoặc đầu cơ trên thị trường. Giả sử nhà đầu tư A sở hữu mã cổ phiếu X có giá 15.000 đồng và đang muốn bán. Lúc này, một nhà đầu tư B muốn mua cổ phiếu này thông qua hợp đồng tương lai. Thỏa thuận giá cho cổ phiếu X là 30.000 đồng và thời gian đáo hạn là 30 ngày sau. 

  • Vào ngày đáo hạn, cổ phiếu X có giá giao dịch trên thị trường là 20.000 đồng,  thấp hơn giá trên hợp đồng. Nhà đầu tư B vẫn phải trả cho nhà đầu tư A 30.000 đồng như thỏa thuận.
  • Trong trường hợp cổ phiếu X có giá giao dịch trên thị trường là 40.000 đồng, cao hơn giá trên hợp đồng. Lúc này, nhà đầu tư A vẫn chỉ nhận từ nhà đầu tư B 30.000 đồng theo như thỏa thuận.

Dựa vào hợp đồng tương lai, người mua sẽ kỳ vọng giá tài sản cơ sở trong tương lai sẽ tăng để mua với giá hời. Trong khi đó, người bán lại mong muốn giá giảm để bán với giá tốt hơn trên thị trường. Nếu biết lựa chọn thời điểm giao dịch thích hợp, các bên tham gia vào hợp đồng phái sinh sẽ có cơ hội kiếm lợi nhuận như kỳ vọng.

đầu tư phái sinh là gì

Ưu điểm của giao dịch phái sinh là gì? Đó là công cụ phòng ngừa rủi ro hoặc đầu cơ trên thị trường

Nhược điểm của giao dịch phái sinh

Nhà đầu tư sẽ gặp phải thua lỗ nếu như xu hướng thị trường trong tương lai không giống với dự đoán. Chẳng hạn như việc nhà đầu tư A kỳ vọng giá cổ phiếu X sẽ tăng trong tháng tiếp theo. Lúc này, nhà đầu tư A quyết định mua cổ phiếu X thông qua giao dịch phái sinh. Tuy nhiên, đến ngày đáo hạn thì giá cổ phiếu X không tăng mà còn sụt giảm, khiến cho người mua phải chịu thua lỗ.

Giao dịch phái sinh yêu cầu người tham gia phải bổ sung ký quỹ khi số tiền trong tài khoản bằng hoặc thấp hơn mức duy trì. Họ sẽ nhận được lệnh gọi ký quỹ từ công ty chứng khoán đề nghị nộp thêm tiền hoặc tăng lượng chứng khoán thế chấp. Nếu không bổ sung ký quỹ kịp thời thì vị thế đầu tư bị đóng ngay lập tức, dẫn đến thua lỗ hay nguy cơ phá sản. 

hướng dẫn giao dịch phái sinh

Nhược điểm khi đầu tư phái sinh là gì? Nếu xu hướng thị trường không đúng với dự đoán, nhà đầu tư sẽ bị thua lỗ

Các loại giao dịch phái sinh

Hiện nay, giao dịch phái sinh được chia thành 2 hình thức chính là giao dịch OTC và giao dịch ETD.

Giao dịch OTC

Giao dịch OTC (Over The Counter) là hoạt động giao dịch chứng khoán phi tập trung. Các hợp đồng phái sinh sẽ được giao dịch dựa trên hình thức trao đổi hoặc thỏa thuận giá bởi các bên liên quan. Thị trường OTC không có mặt bằng giao dịch cố định và không có sự tham gia của bất kỳ bên trung gian nào khác. 

Các sản phẩm thường được giao dịch trên thị trường OTC là hoán đổi tài chính, thỏa thuận kỳ hạn, quyền chọn đặc biệt,... Hoạt động giao dịch trên thị trường OTC thường diễn ra riêng tư, không được kiểm soát và những thông tin liên quan khá phức tạp.

công cụ phái sinh

Trên thị trường OTC, hợp đồng phái sinh giao dịch theo hình thức trao đổi hoặc thỏa thuận giá giữa các bên 

Trao đổi qua sàn giao dịch – ETD

Giao dịch phái sinh được thực hiện tại sàn trong tiếng Anh còn gọi là Exchange Traded Derivative (ETD). Đây là những hoạt động giao dịch phái sinh trên sàn giao dịch đặc biệt hoặc các sàn giao dịch khác. Hiện nay, trao đổi qua sàn - ETD đang dần phổ biến và được nhiều người sử dụng hơn so với giao dịch OTC. 

ETD đưa ra các điều khoản và quy định được tiêu chuẩn hóa, giúp nhà đầu tư dễ dàng xác định loại hợp đồng phái sinh phù hợp. Các thông tin giao dịch được công bố trên ETD một cách công khai, đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng. Bên cạnh đó, ETD cũng là một công cụ giúp nhà đầu tư xác định mức lãi lỗ hàng ngày, từ đó điều chỉnh chiến lược giao dịch kịp thời.

Thông tin thời gian giao dịch phái sinh

Thời gian giao dịch phái sinh được quy định cụ thể cho từng phiên như sau.

Phiên sáng:

  • Giờ mở cửa phiên khớp lệnh theo định kỳ: Từ 8h45 - 9h với lệnh LO và ATO.
  • Giờ mở cửa phiên khớp lệnh liên tục: Từ 9h - 11h30 đối với lệnh LO, MOK, MAK và MTL.
  • Giờ mở cửa phiên giao dịch theo thỏa thuận: Từ 8h45 - 11h30.

Phiên chiều:

  • Giờ mở cửa phiên khớp lệnh theo định kỳ: Từ 13h - 14h30 cho lệnh LO, MOK, MAK và MTL.
  • Giờ mở cửa phiên khớp lệnh liên tục: Từ 14h30 - 14h45 đối với lệnh LO và ATC.
  • Giờ mở cửa phiên giao dịch thỏa thuận: Từ 13h45 - 14h45.

Trong đó, thời gian nghỉ trưa kéo dài từ 11h30 - 13h và thời gian đóng cửa thị trường giao dịch là 14h45.

thời gian giao dịch phái sinh

Trước khi tham gia vào phiên giao dịch, nhà đầu tư cần nắm rõ thời gian giao dịch phái sinh

Các yếu tố ảnh hưởng đến giao dịch phái sinh

Việc nắm bắt và hiểu rõ các yếu tố ảnh hưởng đến giao dịch phái sinh sẽ hỗ trợ nhà đầu tư đưa ra quyết định giao dịch đúng đắn và hiệu quả. Cụ thể, các yếu tố chính ảnh hưởng đến giao dịch phái sinh là gì?

Yếu tố vĩ mô

Thông tin về kinh tế vĩ mô luôn có những ảnh hưởng nhất định đến thị trường chứng khoán phái sinh, kể cả tác động trực tiếp hay gián tiếp. 

  • Tình hình kinh tế thế giới: Liên quan đến các chỉ số như GDP, lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp và mức lãi suất yêu cầu. Những chỉ số này sẽ phản ánh sức khỏe kinh tế và dự đoán về tương lai. Chúng góp phần tác động trực tiếp lên quyết định của nhà đầu tư.
  • Sự kiện quan trọng: Bao gồm các sự kiện như bầu cử, chiến tranh hay thiên tai. Chúng không chỉ tác động trực tiếp lên nền kinh tế mà còn ảnh hưởng gián tiếp đến tâm lý của nhà đầu tư. Từ đó khiến cho tình hình thị trường phái sinh xuất hiện những biến động mạnh.
  • Chính sách kinh tế của chính phủ: Quyết sách về tiền tệ như điều chỉnh lãi suất, phát hành nợ công hay kích thích sự tăng trưởng kinh tế sẽ tạo nên những biến động mạnh trên thị trường phái sinh. Từ đó làm thay đổi giá trị của tài sản cơ sở và xuất hiện tình trạng lạm phát.
cách giao dịch phái sinh

Chỉ số tăng trưởng GDP phản ánh sức khỏe của nền kinh tế thị trường, gây ảnh hưởng trực tiếp lên quyết định đầu tư 

Kinh tế trong nước

Các thông tin kinh tế trong nước như sự kiện tài chính, văn kiện, văn bản hay điều luật mới được ban hành, sửa đổi, bổ sung,... cũng sẽ ảnh hưởng đến thị trường phái sinh.

Tin tức liên quan đến hợp đồng phái sinh

Những tin tức về ngày đáo hạn, ngày bắt đầu giao dịch, thay đổi tỷ lệ đặt cọc hay điều chỉnh về thuế, phí giao dịch đều có những tác động nhất định đến tâm lý và quyết định giao dịch của nhà đầu tư.

Tính thanh khoản trên thị trường

Yếu tố về lượng cung - cầu có tác động mạnh mẽ lên hợp đồng phái sinh.

  • Lượng cung nhiều hơn cầu: Khi hợp đồng phái sinh có tỷ lệ bán ra nhiều hơn mua vào sẽ khiến giá giảm, ảnh hưởng đến tâm lý của nhà đầu tư.
  • Lượng cung ít hơn cầu: Khi tỷ lệ bán của hợp đồng phái sinh ít hơn tỷ lệ mua thì giá sẽ tăng, thể hiện kỳ vọng tăng giá trong tương lai của nhà đầu tư.
cách giao dịch phái sinh

Tỷ lệ cung - cầu có ảnh hưởng to lớn đến giá cả tài sản trên thị trường

Cần chuẩn bị gì trước khi giao dịch phái sinh?

Để tối ưu hóa lợi nhuận và hạn chế tối đa rủi ro thua lỗ, nhà đầu tư phải chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi giao dịch phái sinh. Dưới đây là một số vấn đề mà nhà đầu tư cần trang bị cho bản thân trước khi tham gia giao dịch:

  • Nắm rõ cách giao dịch phái sinh: Trước khi tham gia, nhà đầu tư cần tìm hiểu phương thức vận hành, cách hạch toán lời lỗ và đặc tính cụ thể của từng loại sản phẩm giao dịch. Nhà đầu tư có thể đọc thêm tài liệu, sách vở, cũng như tham gia hội thảo hay các khóa học hướng dẫn giao dịch phái sinh.
  • Lựa chọn chiến lược giao dịch phù hợp: Để giao dịch thành công, nhà đầu tư phải xác định cho mình một chiến lược nhất quán và hiệu quả. Chiến lược phải phù hợp tính cách và đặc thù công việc. Nếu là người năng động và có nhiều thời gian theo dõi thị trường thì nên chọn chiến lược ngắn hạn, lướt sóng. Còn với những người thận trọng và có ít thời gian thì nên chọn giao dịch dài hạn.
  • Trau dồi kỹ năng phân tích kỹ thuật: Dự đoán xu hướng chính xác sẽ giúp nhà đầu tư có kết quả giao dịch thành công, thu về lợi nhuận như mong muốn. Trong trường hợp dự đoán sai, nhà đầu tư cần sử dụng các công cụ phân tích kỹ thuật để quản lý rủi ro và xem xét cắt lỗ phù hợp.
cách giao dịch phái sinh

Nhà đầu tư cần lựa chọn cách giao dịch phái sinh phù hợp với phong cách và đặc thù công việc của bản thân

Lưu ý quan trọng về giao dịch phái sinh

Trước khi tham gia ký kết hợp đồng phái sinh, nhà đầu tư cần lưu ý về một số vấn đề quan trọng sau đây:

  • Mức ký quỹ trong tài khoản giao dịch phái sinh: Ký quỹ là số tiền mà nhà đầu tư phải nộp vào tài khoản để thực hiện nghĩa vụ thanh toán các giao dịch phái sinh. Mỗi công ty sẽ có quy định cụ thể về tỷ lệ ký quỹ, nhà đầu tư cần duy trì mức ký quỹ phù hợp. Nếu mức ký quỹ còn quá thấp mà nhà đầu tư không bổ sung kịp thời, vị thế giao dịch sẽ bị đóng ngay lập tức. 
  • Cân nhắc trước mọi quyết định: Giao dịch phái sinh là công cụ tài chính phức tạp với nhiều rủi ro tiềm ẩn. Vì vậy, nhà đầu tư cần cân nhắc kỹ lưỡng trước mọi quyết định để hạn chế tối đa rủi ro và gia tăng cơ hội thành công. 
  • Tránh để cảm xúc chi phối: Tuân thủ theo kế hoạch giao dịch đã vạch ra, tránh bị tác động bởi biến động thị trường ngắn hạn. Nhà đầu tư không nên giao dịch theo cảm xúc, dẫn đến việc đưa ra quyết định sai lầm.  
cách giao dịch phái sinh

Nhà đầu tư cần giữ vững tâm lý trong suốt quá trình giao dịch phái sinh, tránh đưa ra quyết định theo cảm xúc

Kết luận

Tóm lại, giao dịch phái sinh có thể mang đến cho nhà đầu tư nguồn lợi nhuận hấp dẫn. Tuy nhiên, đi kèm với lợi ích sẽ là một số rủi ro tiềm ẩn, đòi hỏi nhà đầu tư phải trang bị kỹ càng trước khi tham gia giao dịch. Hy vọng bài viết trên đã giúp nhà đầu tư hiểu rõ hơn về khái niệm giao dịch phái sinh là gì. Đừng quên theo dõi website của VTrade để cập nhật thêm các kiến thức bổ ích khác nhé!

Bài viết liên quan

Vtradetop.com
Liên hệ
Mail

VTrade là 1 trong các diễn đàn Forex lớn và uy tín nhất tại Việt Nam. Cập nhật tin tức 24h nhanh nhất từ thị trường tài chính thế giới: tiền tệ, ngoại hối, chứng khoán phái sinh quốc tế, chứng khoán Mỹ, crypto, chỉ số kinh tế, ngân hàng trung ương, vàng và dầu. Ngoài ra Vtrade là một trang web đánh giá sàn Forex, sàn giao dịch tiền điện tử Việt Nam và quốc tế tốt nhất. Thông qua những bài đánh giá sàn này sẽ giúp cho nhà đầu tư có cái nhìn tổng thể trên con đường lựa chọn nơi đầu tư.

©2024 VTrade. All rights reserved.