Apple đe dọa sẽ “ăn” vào thị phần của các ngân hàng khu vực

Cú hích trong lĩnh vực tài chính của gã khổng lồ công nghệ và các ứng dụng khác đang nhắm đến nguồn tài chính truyền thống của ngân hàng: tiền gửi. Việc Apple Inc. (AAPL) liên tục đẩy mạnh các sản phẩm và dịch vụ tài chính có thể gây rắc rối cho các ngân hàng khu vực. Đặc biệt là khi các ngân hàng này đang cố gắng giữ lại nguồn tiền gửi trong bối cảnh toàn hệ thống chao đảo vì lãi suất tăng nhanh.

Apple đe dọa sẽ “ăn” vào thị phần của các ngân hàng khu vực
Vtrade_Admin

16:57, 11/05/2023

126

VIEW

Cú hích trong lĩnh vực tài chính của gã khổng lồ công nghệ và các ứng dụng khác đang nhắm đến nguồn tài chính truyền thống của ngân hàng: tiền gửi.


Việc Apple Inc. (AAPL) liên tục đẩy mạnh các sản phẩm và dịch vụ tài chính có thể gây rắc rối cho các ngân hàng khu vực. Đặc biệt là khi các ngân hàng này đang cố gắng giữ lại nguồn tiền gửi trong bối cảnh toàn hệ thống chao đảo vì lãi suất tăng nhanh.

TraderHub

Các điểm chính


• Tài khoản tiết kiệm lãi suất cao của Apple với Goldman Sachs đã thu về gần 1 tỷ USD trong vòng bốn ngày kể từ thời điểm ra mắt.
• Robinhood (HOOD) cũng tăng lãi suất cho sản phẩm tiết kiệm của mình trong tuần này.
• Trong vài tháng qua, các ngân hàng khu vực đã phải đối mặt với hàng loạt thách thức lớn nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
• Các ứng dụng hiện đang cung cấp mức lãi suất cực kỳ hấp dẫn cho người tiêu dùng.


Tháng trước, Apple đã mở rộng chiến lược đột phá của mình sang lĩnh vực tài chính bằng cách ra mắt tài khoản tiết kiệm lãi suất cao cho phép người dùng Apple Card lưu trữ khoản hoàn tiền hàng ngày trong tài khoản tiết kiệm Goldman Sachs (GS) với lãi suất năm là 4,15%. Mức lãi suất này cao hơn 10 lần so với mức lãi suất trung bình toàn quốc. Trên thực tế, những đồn đoán về sản phẩm của Apple đã râm ran kể từ khi công ty công bố về nó lần đầu tiên vào tháng 10 năm 2022.


Apple không phải là công ty định hướng công nghệ duy nhất cung cấp các giải pháp tiết kiệm thay thế phi truyền thống. Ngoài ra công ty cũng có khả năng kiếm được rất nhiều tiền từ hoạt động đó.


Công ty môi giới chiết khấu trực tuyến Robinhood đã tăng lãi suất cho tài khoản tiết kiệm của mình vào thứ Năm, mang lại mức lãi suất 4,65% hàng năm. Các thành viên "Vàng" của Robinhood trả phí hàng tháng là 5 USD sẽ đủ điều kiện nhận mức lãi suất cao hơn; những ai không đăng ký gói thành viên của Robinhood kiếm được 1,5% lãi suất tiền mặt môi giới chưa đầu tư.


Trong những tuần gần đây, một số khách hàng của ngân hàng đã trở nên lo lắng về việc gửi tiền vào hệ thống ngân hàng Hoa Kỳ, hệ thống này gần đây đã bộc lộ những rạn nứt lớn nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. “Lỗ hổng lớn nhất của ngành ngân hàng là mất niềm tin, văn hóa ngân hàng được xác định bởi sự ổn định, thận trọng và quản trị,” Michael J. Hsu, Quyền Kiểm soát viên của Văn phòng Quản lý Tiền tệ, cho biết hôm thứ Tư.


Có thể nói Apple đã nhắm thời cơ hoàn hảo. Lòng trung thành với thương hiệu và niềm tin của người tiêu dùng với Apple là vô song. Mọi người đang tích cực săn lùng các tài khoản tiết kiệm lãi suất cao tốt nhất và tùy chọn tài khoản tiết kiệm mới của Apple đã thu hút gần 1 tỷ USD tiền gửi trong bốn ngày đầu tiên; 400 triệu USD trong ngày đầu tiên.


Tình trạng hỗn loạn làm cạn kiệt tiền gửi ngân hàng


Kể từ tháng 3, mối lo ngại về các khoản lỗ chưa thực hiện trên bảng cân đối kế toán tại các ngân hàng khu vực và ngân hàng quy mô trung bình đã gây ra tình trạng cạn kiệt tiền gửi tại nhiều ngân hàng. Trong bối cảnh ba ngân hàng khu vực của Hoa Kỳ phá sản và UBS của Thụy Sĩ tiếp quản Credit Suisse 166 năm tuổi, số lượng tiền gửi trung bình đã giảm lần lượt 3% và 2% tại 9 ngân hàng khu vực quan trọng và 23 ngân hàng cỡ trung bình được theo dõi bởi Wedbush Securities.

TraderHub

YCharts


Tình trạng thiếu chắc chắn xung quanh các ngân hàng khu vực vẫn tiếp tục. Cổ phiếu của các ngân hàng như PacWest (PACW), Western Alliance Bancorporation (WAL) và Zions Bancorp (ZION) đã sụt giảm nghiêm trọng kể từ đầu năm.


Trong khi đó, động thái của Apple được xây dựng dựa trên tính năng Apple Pay ra mắt trên iPhone vào năm 2014. Tiếp theo đó công ty đã ra mắt Apple Cash vào năm 2017 và Apple Card vào năm 2019. Sau đó, vào đầu năm nay, hãng đã tiết lộ tính năng Apple Pay Later, cung cấp các khoản vay thông qua Apple Financing LLC.


Theo tiêu chuẩn truyền thống, Apple không phải là một ngân hàng. Nhưng công ty bắt đầu trông giống như một ngân hàng thực thụ.


Apple tin vào giá trị của việc sở hữu mối quan hệ giữa người tiêu dùng và nhà cung cấp. Và nhờ khả năng tiếp cận iPhone của Apple, công ty fintech có cơ sở hạ tầng để cho phép sở hữu mối quan hệ đó. Rốt cuộc, để có tài khoản tiết kiệm Apple, bạn cần có tài khoản Apple Card, nghĩa là bạn cần có iPhone. Có hơn 2 tỷ iPhone trên thị trường trên toàn cầu và người dùng iPhone chạm vào thiết bị của họ trung bình 2.617 lần mỗi ngày, nghĩa là nếu bạn đang đi mua sắm, bạn cầm theo điện thoại thì rất có thể đó là một chiếc iPhone.


Matt Stoller, giám đốc nghiên cứu của nhóm vận động chống độc quyền Dự án Tự do Kinh tế Hoa Kỳ nói với Vox rằng: “Nếu bạn là một nhà cung cấp và việc lấy iPhone để thanh toán dễ dàng hơn, thì Apple giờ đây sẽ trở thành ông chủ của bạn”.
 

Đưa ra lãi suất hấp dẫn và quyền bảo vệ từ FDIC


Lãi suất mà Apple và Robinhood hiện đang đưa ra vượt xa lãi suất ở hầu hết các ngân hàng truyền thống.


Vào tháng 4, các tài khoản tiền gửi tiết kiệm của Hoa Kỳ mang lại lãi suất trung bình chỉ 0,39%, theo dữ liệu của Tổng công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang (FDIC). Các ngân hàng lớn, đa ngành như JPMorgan Chase (JPM)—ít phụ thuộc vào tiền gửi để tài trợ cho hoạt động của họ hơn các ngân hàng nhỏ hơn —vẫn trả lãi suất thấp tới 0,01%.


Một số người gửi tiền có thể lo lắng rằng tài khoản ứng dụng mới sẽ không cung cấp tính năng bảo vệ tiền gửi theo quy định giống như tài khoản ngân hàng được FDIC bảo hiểm. Điều đó đúng đối với số dư trong PayPal (PYPL) và Venmo, mặc dù FDIC bảo vệ số dư trong các tài khoản đó nếu chúng đến từ tiền gửi trực tiếp thông qua séc lương hoặc trợ cấp chính phủ.


Bởi vì Goldman Sachs cung cấp dịch vụ cho các tài khoản của Apple, số tiền gửi lên tới 250.000 USD tại các tài khoản đó đủ điều kiện để được FDIC bảo vệ, giống như với các ngân hàng truyền thống. Tương tự, Robinhood sử dụng "tài khoản chuyển gửi" (sweep account) để chuyển tiền từ tài khoản môi giới của mình vào mạng lưới các ngân hàng được FDIC bảo hiểm.


Lãi suất tài khoản tiết kiệm của Apple là 4,15% không nằm trong top 15 tổ chức tài chính đưa ra mức lãi suất cao nhất. Nhưng điều đó không đủ để làm giảm tốc độ thành công của sản phẩm này.


Tất nhiên, điều đáng chú ý là FDIC cũng bảo hiểm tiền gửi tại ba ngân hàng gần đây đã phá sản và các ngân hàng khu vực lẫn các ngân hàng cỡ trung đang phải chịu đựng số phận lượng tiền gửi ngày càng giảm.


Tuy nhiên, trung bình số lượng các tài khoản vượt quá phạm vi bảo hiểm tối đa của FDIC ở các ngân hàng khu vực và cỡ trung do Wedbush theo dõi chỉ vào khoảng 57% và 69% tổng số tiền gửi được bảo hiểm.


Kết luận


Apple không phải là một ngân hàng, công ty rõ ràng đang phải dựa vào Goldman Sachs để thực hiện các chức năng của ngân hàng. Nhưng bộ đôi này đã tạo được tiếng vang trên thị trường tài chính và một số dự án sẽ tiếp tục gặt hái được nhiều thành công hơn nữa. Đồng thời, niềm tin của người tiêu dùng đối với các ngân hàng trong khu vực có thể đang bị lung lay, nhưng Apple là thương hiệu được yêu thích nhất thế giới trong năm thứ 10 liên tiếp vào năm 2022, theo bảng xếp hạng Thương hiệu Tốt nhất Toàn cầu hàng năm của Interbrand. Ngân hàng duy nhất lọt vào danh sách 25 thương hiệu hàng đầu là JPMorgan.
 

Hậu Dương

Bài viết liên quan

Cùng chủ đề

Vtradetop.com
Liên hệ
Mail

VTrade là 1 trong các diễn đàn Forex lớn và uy tín nhất tại Việt Nam. Cập nhật tin tức 24h nhanh nhất từ thị trường tài chính thế giới: tiền tệ, ngoại hối, chứng khoán phái sinh quốc tế, chứng khoán Mỹ, crypto, chỉ số kinh tế, ngân hàng trung ương, vàng và dầu. Ngoài ra Vtrade là một trang web đánh giá sàn Forex, sàn giao dịch tiền điện tử Việt Nam và quốc tế tốt nhất. Thông qua những bài đánh giá sàn này sẽ giúp cho nhà đầu tư có cái nhìn tổng thể trên con đường lựa chọn nơi đầu tư.

©2024 VTrade. All rights reserved.