Đăng kíĐăng Nhập

Bài viết của undefined

Bất an với nhóm cổ phiếu Big Tech

Nhóm cổ phiếu công nghệ lớn (Big Tech) từng đóng vai trò chủ đạo thúc đẩy đà tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường chứng khoán Mỹ đang khiến giới đầu tư cảm thấy bất an.
Kể từ cuối năm 2022, “thần tài” không ngừng gõ cửa ngành công nghệ Mỹ nhờ sự phục hồi của nền kinh tế sau đại dịch Covid-19 và giới đầu tư ngày càng hứng thú trước cơ hội tăng trưởng đột phá do công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) tạo ra.

Đỉnh điểm trong năm 2023, nhóm Magnificent 7 (7 doanh nghiệp công nghệ hàng đầu của Mỹ là Microsoft, Amazon, Apple, Nvidia, Alphabet, Meta và Tesla) đóng vai trò chủ đạo trên thị trường chứng khoán Mỹ, chiếm một nửa lợi nhuận của chỉ số S&P 500.

Chỉ số S&P 500 đã tăng 24% trong năm ngoái và hiện tại đạt mức tăng theo năm khoảng 9%, dù điều chỉnh mạnh sau khi lập đỉnh vào tháng 7 năm nay. Chỉ số phản ánh ngành công nghệ Mỹ rõ nét hơn là Nasdaq, bởi có thành phần là rất nhiều công ty công nghệ, bao gồm cả cổ phiếu thuộc S&P 500, có mức tăng lần lượt là 43% và 9% trong cùng khoảng thời gian.

“Bão” bán tháo trong những ngày đầu tháng 8/2024 khiến nhóm cổ phiếu Big Tech lao dốc. Xu hướng thắt chặt chi tiêu do kinh tế Mỹ có dấu hiệu suy yếu đang thúc đẩy những hoài nghi của các nhà đầu tư về triển vọng lợi nhuận khi rót tiền vào AI, cùng một loạt kết quả kinh doanh không như kỳ vọng, thậm chí thua lỗ trong quý II vừa qua đã dẫn tới động thái tháo chạy khỏi cổ phiếu công nghệ.

Từng là nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới, nhưng Intel hiện tụt hậu rất xa trong cuộc đua AI. Ngày 2/8, cổ phiếu Intel mất giá 26%, xuống mức thấp nhất kể từ năm 2013, sau khi công bố lỗ 1,6 tỷ USD trong quý II/2024.

Ngay cả những doanh nghiệp ghi nhận kết quả kinh doanh tăng trưởng thì giá cổ phiếu cũng không tránh khỏi suy giảm như Amazon, Meta.

Vấn đề mà nhiều nhà đầu tư lo ngại là khoản đầu tư khổng lồ vào AI của Microsoft, Google và các công ty công nghệ khác liệu có thể “hái quả ngọt” hay không?

Hồi tháng 6/2024, các chuyên gia tại Goldman Sachs đã lên tiếng cảnh báo bằng bài viết có tiêu đề “Gen AI: chi phí quá nhiều, lợi ích quá ít?”. Ngân hàng lớn ở Phố Wall này đặt câu hỏi, các công ty công nghệ lớn ước tính sẽ chi tổng cộng hơn 1.000 tỷ USD cho AI trong 5 năm tới, nhưng liệu “có bao giờ được đền đáp” hay không?

Liên quan đến vấn đề này, ông Angelo Zino, chuyên gia phân tích công nghệ tại CFRA Research nhận xét: “Rõ ràng là có một số lo ngại về lợi nhuận từ các khoản đầu tư AI mà họ đang thực hiện”.

Định giá cổ phiếu công nghệ trở nên quá cao cũng dẫn tới hoạt động chốt lời, bán tháo và ảnh hưởng tới thị trường chung.

Ngày 2/8, tờ Financial Times đưa tin, Công ty quản lý quỹ Elliott Management đã chia sẻ với các nhà đầu tư trong một ghi chú rằng, AI đã bị thổi phồng quá mức và Nvidia đang trong tình trạng “bong bóng”.

Cùng ngày, chỉ số S&P 500 giảm 1,8%, Nasdaq giảm 2,4%, Dow Jones giảm 1,5%. Phiên sau đó (5/8), các chỉ số này lần lượt giảm thêm 3%, 3,4% và 2,6%.

Trước đó

CHỈ SỐ

0

45

06:09 - 13/08/2024


Giới đầu tư tranh mua các cổ phiếu vừa và nhỏ

Chứng khoán Mỹ tăng vọt trong phiên thứ Ba (16/8), với các cổ phiếu vốn hóa nhỏ nhạy cảm với lãi suất dẫn đầu, sau khi dữ liệu doanh số bán lẻ không làm giảm hy vọng cắt giảm lãi suất vào tháng 9.
Một báo cáo của Bộ Thương mại cho thấy doanh số bán lẻ không thay đổi trong tháng 6 so với tháng trước đó, trong khi dự báo là giảm 0,3%. Tuy nhiên, ngay kể cả khi dữ liệu bán lẻ không hạ nhiệt, giới phân tích vẫn tiếp tục đặt cược khả năng cao vào việc Fed giảm lãi suất vào tháng 9 ở mức 93%, theo công cụ FedWatch của CME.

Điều đó đã giúp thúc đẩy sự dịch chuyển của dòng tiền từ các cổ phiếu công nghệ megacap sang các lĩnh vực khác - vốn đã không theo kịp với mức tăng của các chỉ số chính, với chỉ số Russell 2000 tăng 3,5% lên mức cao nhất kể từ tháng 1/2022.

Trong số các cổ phiếu riêng lẻ có thông tin về kết quả kinh doanh, Bank of America tăng 5,3% sau khi dự báo thu nhập lãi thuần lạc quan và lợi nhuận quý II tốt hơn dự kiến.

Tập đoàn UnitedHealth tăng 4% khi công bố EPS quý vừa qua được điều ở mức 6,8 USD/cổ phiếu, cao hơn kỳ vọng của các nhà phân tích ở mức 6,6 USD/cổ phiếu, được hỗ trợ bởi sự tăng trưởng trong đơn vị dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Cổ phiếu này là cổ phiếu tăng mạnh nhất trên Dow Jones và nâng đỡ chỉ số phụ ngành chăm sóc sức khoẻ thuộc S&P 500 lên mức cao nhất mọi thời đại.

Kết thúc phiên 16/7: Chỉ số Dow Jones tăng 742,76 điểm (+1,85%), lên 40.954,48 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 35,98 điểm (+0,64%), lên 5.667,20 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 36,77 điểm (+0,20%), lên 18.509,34 điểm.

Chứng khoán châu Âu giảm, khi các cổ phiếu tài nguyên suy yếu và các thương hiệu xa xỉ tiếp tục thêm một phiên lao dốc sau dự báo ảm đạm của Hugo Boss.

Đóng cửa, chỉ số STOXX 600 toàn châu Âu giảm 0,28% xuống 517.30 điểm, với chỉ số ngành tài nguyên cơ bản dẫn đầu đà đi xuống khi để mất 1,7%.

Cổ phiếu của Hugo Boss giảm 7,5% sau khi công ty xa xỉ của Đức này cắt giảm dự báo doanh số và lợi nhuận trong năm nay, do nhu cầu tiêu dùng toàn cầu suy yếu, đặc biệt là ở Trung Quốc và Anh.

Những cổ phiếu xa xỉ khác trong khu vực cũng chịu áp lực với thước đo mười cổ phiếu xa xỉ hàng đầu châu Âu giảm hơn 1%, sau khi giảm 3% trong phiên vừa qua.

Thông tin được quan tâm hiện tại là cuộc họp của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) vào cuối tuần này với dự báo lãi suất chính sách sẽ được giữ không đổi. Tuy nhiên, các nhà đầu tư sẽ tập trung vào nhận xét từ các nhà hoạch định chính sách để xác định thời điểm cắt giảm lãi suất trong tương lai.

Trọng tâm thị trường cũng tiếp tục tập trung vào chủ đề chính trị tại Mỹ, sau vụ ám sát hụt ông Trump hôm thứ Bảy tuần trước, khi đề cử J.D. Vance làm phó tổng thống tranh cử vào thứ Hai.

Kết thúc phiên 16/7: Chỉ số FTSE 100 của London giảm 18,06 điểm (-0,22%), xuống 8.164,90 điểm. Chỉ số DAX trên sàn Frankfurt giảm 72,86 điểm (-0,39%), xuống 18.518,03 điểm. Chỉ số CAC 40 của Paris giảm 52,68 điểm (-0,69%), xuống 7.580,03 điểm.

FOREX

0

45

09:48 - 18/07/2024


Thêm một lần ông Trump và Fed thúc đẩy tâm lý giới đầu tư

Phố Wall đã tăng điểm vào thứ Hai (15/7), khi kỳ vọng ngày càng tăng về việc ông Donald Trump sẽ thắng cử tổng thống. Trong khi khả năng ngày càng tăng rằng Fed sẽ cắt giảm lãi suất trong tháng 9 cũng nâng đỡ tâm lý thị trường.
Một vụ ám sát hụt ông Donald Trump hôm thứ Bảy dường như cải thiện cơ hội thắng cử của ông. Một nhiệm kỳ tổng thống nữa có lẽ sẽ dẫn đến một chính sách thương mại mang tính diều hâu hơn, mở rộng việc giảm thuế, cắt giảm hoặc bãi bỏ các quy định trong một loạt các vấn đề khác, từ biến đổi khí hậu đến tiền điện tử.

Chỉ số cổ phiếu các công ty vốn hoá nhỏ Russell 2000 tăng 1,8% và chạm mức cao nhất kể từ năm 2022. Goldman Sachs cho biết nếu Trump thắng cử có thể giúp các công ty vốn hoá nhỏ hoạt động tốt hơn, dựa trên thành tích mạnh mẽ của họ sau chiến thắng của ông vào năm 2016.

Chứng khoán cũng được thúc đẩy bởi sự lạc quan liên tục rằng Fed sẽ bước vào giai đoạn nới lỏng và sẽ có đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên vào tháng 9.

Phát biểu trước Câu lạc bộ Kinh tế Washington, Chủ tịch Fed Jerome Powell hôm thứ Hai nhắc lại niềm tin của ông rằng nền kinh tế Mỹ có thể tránh được suy thoái và các dữ liệu gần đây đã cho thấy tiến bộ trong việc lạm phát trên còn đường xuống mục tiêu 2%.

Kết thúc phiên 15/7: Chỉ số Dow Jones tăng 210,82 điểm (+0,53%), lên 40.211,72 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 15,87 điểm (+0,28%), lên 5.631,22 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 74,12 điểm (+0,40%), lên 18.472,57 điểm.

Chứng khoán châu Âu giảm điểm, sau khi các báo cáo cập nhật kết quả kinh doanh khá ảm đạm từ các công ty xa xỉ đã đè nặng tâm lý thị trường.

Đóng cửa, chỉ số STOXX 600 toàn châu Âu giảm 1,02% xuống 518,73 điểm.

Dẫn đầu đà giảm là cổ phiếu của Burberry, giảm 16,1% sau khi tập đoàn hàng xa xỉ của Anh cảnh báo về sự sụt giảm lợi nhuận, loại bỏ cổ tức và thay thế mới Giám đốc điều hành.

Tập đoàn Swatch giảm 9,8% khi nhà sản xuất đồng hồ lớn nhất thế giới báo cáo doanh thu và thu nhập nửa đầu năm giảm mạnh.

Một thước đo của mười cổ phiếu xa xỉ hàng đầu châu Âu đã mất gần 3%, trong khi lĩnh vực hàng cá nhân và gia dụng dẫn đầu mức giảm trong số các lĩnh vực chính của STOXX 600 với mức giảm 2,1%

Thêm vào tổn thất trên chỉ số rộng lớn hơn, các cổ phiếu khai thác mỏ giảm 1,6%, khi giá kim loại cơ bản suy yếu, hơn sau khi dữ liệu cho thấy nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm hơn so với dự kiến trong quý II.

Đáng chú ý khác là cổ phiếu các công ty năng lượng tái tạo châu Âu như Orsted RWE, Nordex, Vestas và Siemens Energy giảm từ 3,4% đến 6,4%, khi giới đầu tư nhận thấy cơ hội chiến thắng bầu cử của ông Donald Trump đã tăng lên tại Mỹ.

Lý do các cổ phiếu nêu trên giảm, bởi Trump, người đã tuyên bố rằng ông sẽ ngừng phát triển điện gió ngoài khơi nếu tái đắc cử.

Trọng tâm bây giờ sẽ là nhận xét của Chủ tịch Ngân hàng trung ương châu Âu ( ECB), bà Christine Lagarde ngay trước thềm cuộc họp chính sách của ngân hàng trung ương vào cuối tuần này.

FOREX

0

38

09:02 - 16/07/2024


Thị trường tài chính khởi đầu tháng 7 với nhiều tín hiệu tích cực

Thị trường chứng khoán Mỹ và châu Âu mở đầu tháng 7 với tâm lý thận trọng nhưng vẫn ghi nhận những điểm sáng nhất định. Dưới đây là những thông tin nổi bật:

Chứng khoán Mỹ:

Nhích nhẹ nhờ Big Tech: Các cổ phiếu công nghệ lớn như Apple, Microsoft, Amazon và Tesla tăng giá mạnh, dẫn dắt thị trường đi lên.
Lợi suất trái phiếu Mỹ tăng: Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm tăng lên 4,471%, gây áp lực lên thị trường.
Cổ phiếu bán dẫn giảm: Tiếp tục xu hướng điều chỉnh, AMD và Arm Holdings giảm giá.
Nhà đầu tư chờ đợi: Báo cáo việc làm tháng 6, bài phát biểu của Chủ tịch Fed Jerome Powell và biên bản cuộc họp tháng 6 của Fed để có thêm thông tin về lãi suất.
Chứng khoán châu Âu:

Tăng nhẹ: Kết quả bầu cử sơ bộ Pháp cho thấy khả năng chiến thắng của phe cực hữu thấp hơn dự kiến, thúc đẩy tâm lý nhà đầu tư.
Chứng khoán Pháp dẫn đầu: Chỉ số CAC 40 tăng 1,1%, cao nhất trong khu vực.
Ngân hàng châu Âu tăng mạnh: Tăng 2,8%, ghi nhận phiên tốt nhất trong hơn 1 năm.
Nhà đầu tư chờ đợi: Bài phát biểu của Chủ tịch ECB Christine Lagarde và dữ liệu lạm phát khu vực đồng euro.
Dầu thô:

Giá tăng: Kỳ vọng nhu cầu tăng trong mùa lái xe mùa hè và lo ngại xung đột Trung Đông lan rộng.
Dầu thô WTI: Tăng 2,3%, lên 83,38 USD/thùng.
Dầu thô Brent: Tăng 1,9%, lên 86,60 USD/thùng.
Nhìn chung, thị trường tài chính có khởi đầu tháng 7 khá tích cực. Tuy nhiên, tâm lý nhà đầu tư vẫn thận trọng do lo ngại về lạm phát và lãi suất. Các dữ liệu kinh tế quan trọng sắp tới sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng thị trường trong thời gian tới.

Tham gia ngay group tín hiệu đầu tư của Trade Din FX để nhận được những tín hiệu đầu tư và thông tin hot trong tuần:
https://t.me/ForexGroupTinHieu

CHỈ SỐ

0

117

08:55 - 02/07/2024


Giới đầu tư tạm thời được "nghỉ ngơi" trong cơn sốt giá Nvidia

Chứng khoán châu Âu giảm, chịu áp lực bởi đà đi xuống của nhóm cổ phiếu bất động sản và công nghệ. Trong khi giới đầu tư tạm thời được nghỉ trên Phố Wall sau phiên lịch sử với cổ phiếu Nvidia.
Chứng khoán Mỹ nghỉ giao dịch ngày Juneteenth.

Trước đó, vào phiên thứ Ba (18/6), Phố Wall đã ghi nhận ngày lịch sử mới khi cổ phiếu Nvidia tăng 3,2% và nâng vốn hóa thị trường lên 3.332 tỷ USD, vượt qua hai gã khổng lồ công nghệ Microsoft và Apple - vốn thống trị thị trường chứng khoán Mỹ trong nhiều năm.

Động lực từ Nvidia và sự nhiệt tình của giới đầu tư đối với lĩnh vực trí tuệ nhận tạo nói chung đã giúp S&P 500 và Nasdaq Composite đóng cửa phiên thứ Ba ở mức cao cao kỷ lục mới.

Kết thúc phiên 18/6: Chỉ số Dow Jones tăng 56,76 điểm (+0,15%), lên 38.834,86 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 13,80 điểm (+0,25%), lên 5.487,03 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 5,21 điểm (+0,03%), lên 17.862,23 điểm.

Chứng khoán châu Âu giảm trong phiên thứ Tư (19/6), chịu áp lực bởi đà đi xuống của nhóm cổ phiếu bất động sản và công nghệ.

Đóng cửa, chỉ số STOXX 600 toàn châu Âu giảm 0,17% xuống 514,13 điểm, với lĩnh vực bất động sản giảm 1,2% và công nghệ giảm 1,1%.

Đáng kể, chỉ số FTSE 100 của Anh đảo chiều về cuối phiên và tăng 0,2%, sau khi dữ liệu cho thấy lạm phát của Anh đã trở lại ngưỡng 2% vào tháng Năm - lần đầu tiên sau gần ba năm. Dù vậy, áp lực giá cơ bản vẫn còn tương đối mạnh, có nghĩa là Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) có thể sẽ tiếp tục duy trì trạng thái chờ đợi và quan sát thêm trước khi cắt giảm lãi suất.

Trọng tâm thị trường hiện sẽ chuyển sang các quyết định lãi suất từ các ngân hàng trung ương ở Anh, Na Uy và Thụy Sĩ vào cuối tuần này.

Trong khi đó, diễn biến chính trị tại Pháp tiếp tục có những ảnh hưởng nhất định, với chỉ số CAC 40 chuẩn giảm khá mạnh, sau khi các cuộc thăm dò mới nhất cho thấy đảng RN cực hữu NR của bà Marine Le Pen đang dẫn đầu trước vòng đầu tiên của cuộc bầu cử quốc hội Pháp.

Kết thúc phiên 19/6: Chỉ số FTSE 100 của London tăng 13,82 điểm (+0,17%), lên 8.205,11 điểm. Chỉ số DAX trên sàn Frankfurt giảm 64,06 điểm (-0,35%), xuống 18.067,91 điểm. Chỉ số CAC 40 của Paris giảm 58,60 điểm (-0,77%), xuống 7.570,20 điểm.

Giá dầu giảm nhẹ do sự lạc quan về nhu cầu trong mùa hè và lo ngại về xung đột leo thang bù đắp cho dữ liệu tồn kho dầu của Mỹ bất ngờ tăng.

Bart Melek, người đứng đầu chiến lược hàng hóa tại TD Bank, cho biết khả năng leo thang căng thẳng ở Trung Đông đang làm tăng thêm một số rủi ro về nguồn cung.

Kết thúc phiên 19/6, giá dầu thô WTI chuẩn Mỹ giảm 0,01 USD (-0,1%), xuống 81,47 USD/thùng. Giá dầu thô Brent giảm 0,06 USD (-0,09%), xuống 85,27 USD/thùng.

Tham gia ngay group tín hiệu đầu tư của Trade Din FX để nhận được những tín hiệu đầu tư và thông tin hot trong tuần:
https://t.me/ForexGroupTinHieu

CỔ PHIẾU

0

50

08:33 - 20/06/2024


Các sự kiện và thông tin nhà đầu tư chứng khoán không thể bỏ qua tuần này

Dữ liệu doanh số bán lẻ của Mỹ sẽ được xem xét kỹ lưỡng khi các nhà đầu tư cố gắng đánh giá tác động của lãi suất cao hơn đối với nền kinh tế. Các nhà đầu tư cũng sẽ được nghe ý kiến ​​từ một số nhà hoạch định chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trong tuần này.
Dữ liệu kinh tế Mỹ

Dữ liệu doanh số bán lẻ của tháng 5 của Mỹ được công bố vào thứ Ba (18/6) sẽ thu hút sự chú ý của nhà đầu tư trong bối cảnh thời điểm cắt giảm lãi suất của Fed hiện đang được kỳ vọng sẽ diễn ra từ tháng 9. Các nhà kinh tế dự kiến ​​doanh số bán lẻ của Mỹ sẽ tăng 0,3% trong tháng 5 sau khi bất ngờ đi ngang trong tháng 4.

Chi tiêu tiêu dùng là lĩnh vực trọng tâm của Phố Wall khi các nhà đầu tư tìm cách đánh giá tác động của lãi suất cao hơn đối với nền kinh tế.

Tuần trước, Fed đã nhắc lại rằng các nhà hoạch định chính sách cần có thêm bằng chứng về việc lạm phát hạ nhiệt trước khi thực hiện cắt giảm lãi suất.

Các nhà đầu tư cũng sẽ được nghe ý kiến ​​từ một số quan chức Fed trong tuần này, bao gồm Chủ tịch Fed New York John Williams, Chủ tịch Fed Minneapolis Neel Kashkari, Chủ tịch Fed San Francisco Mary Daly và Chủ tịch Fed Richmond Thomas Barkin.

Dữ liệu kinh tế Trung Quốc

Trung Quốc sẽ công bố một loạt dữ liệu kinh tế trong tuần này khi các nhà đầu tư tìm kiếm những dấu hiệu cho thấy sự phục hồi ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, đặc biệt khi lĩnh vực bất động sản đang tiếp tục gây áp lực lên triển vọng kinh tế nói chung.

Dữ liệu về giá nhà của Trung Quốc sẽ được công bố vào thứ Hai (17/6) – đây là lần công bố đầu tiên sau khi nước này công bố các biện pháp hỗ trợ mạnh mẽ nhằm ổn định thị trường bất động sản vào tháng trước. Dữ liệu tháng 5 về sản lượng công nghiệp, tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và doanh số bán lẻ cũng sẽ được công bố, với kỳ vọng dữ liệu sau có thể cho thấy mức tăng mạnh hơn sau dữ liệu thất vọng trong tháng 4.

Tuy nhiên, dữ liệu gần đây tiếp tục nhấn mạnh sự cần thiết phải có thêm biện pháp kích thích từ các nhà hoạch định chính sách với quyết định về lãi suất cho vay cơ bản vào thứ Năm (20/6).

Quan hệ thương mại căng thẳng càng làm thêm những rắc rối khi châu Âu chuẩn bị áp thuế bổ sung đối với ô tô điện nhập khẩu từ Trung Quốc.

CỔ PHIẾU

0

38

08:07 - 18/06/2024


Giới đầu tư túc tắc gom hàng trước khi có các dữ liệu quan trọng của Mỹ

Chứng khoán Mỹ tăng nhẹ trong phiên thứ Hai (10/6), với S&P 500 và Nasdaq chạm mức cao kỷ lục, mặc dù giới đầu tư cũng có phần thận trọng theo dõi báo cáo chỉ số giá tiêu dùng và thông báo chính sách của Fed.
Phiên này, cổ phiếu đáng chú ý nhất trên thị trường vẫn là nhà sản xuất chip Nvidia sau khi chia tách cổ phiếu theo tỷ lệ 10:1 và thúc đẩy S&P 500 và Nasdaq. Đồng thời, làm dấy lên những thảo luận về cơ hội đưa cổ phiếu này vào bộ chỉ số Dow Jones.

Trong khi đó, cổ phiếu Apple giảm 1,9% trong ngày đầu tiên của hội nghị nhà phát triển thường niên . Các nhà đầu tư đang háo hức chờ đợi cách Apple tích hợp trí tuệ nhân tạo vào các dịch vụ của họ.

Tâm điểm trong tuần này là báo cáo chỉ số giá tiêu dùng cho tháng 5 và cuộc họp chính sách kéo dài hai ngày của Fed, cả hai đều kết thúc vào thứ Tư. Tại cuộc họp, Fed sẽ công bố các dự báo kinh tế cập nhật, trong đó có “dot-plot”, dự báo của các thành viên trong Uỷ ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) về lãi suất.

Thị trường hiện đang dự báo chỉ có một đợt hạ lãi suất trong năm nay, diễn ra vào tháng 11/2024, theo công cụ CME FedWatch.

Kết thúc phiên 10/6: Chỉ số Dow Jones tăng 69,05 điểm (+0,18%), lên 38.868,04 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 13,80 điểm (+0,26%), lên 5.360,79 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 59,40 điểm (+0,35%), lên 17.192,53 điểm.

Chứng khoán châu Âu giảm vào thứ Hai, với chứng khoán Pháp bị ảnh hưởng sau khi Tổng thống Emmanuel Macron giải tán quốc hội và tổ chức một cuộc bầu cử mới, sau khi các đồng minh của ông bị đánh bại nặng nề trong cuộc bầu cử nghị viện châu Âu.

Đóng cửa, chỉ số STOXX 600 giảm 0,27% xuống 522,16 điểm. Trong đó, chỉ số CAC 40 bluechip của Pháp giảm 1,35% chạm mức thấp nhất trong hơn ba tháng, với các cổ phiếu ngân hàng lớn, bao gồm BNP Paribas, Societe Generale và Credit Agricole giảm từ 3,6% đến 7,5%.

Giá trái phiếu chính phủ Pháp cũng giảm, đẩy lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm lên mức cao nhất trong hơn sáu tháng, sau khi những người theo chủ nghĩa cực hữu giành được nhiều ghế hơn dự báo trong cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu vào Chủ nhật.

Quyết định bất ngờ kêu gọi bầu cử của ông Macron có thể trao quyền lực chính trị lớn hơn cho phe cực hữu sau nhiều năm ở phe thiểu số, đưa đảng RN của bà Marine Le Pen vào chương trình nghị sự trong nước, bao gồm cả chính sách kinh tế.

"Kết quả bầu cử châu Âu làm tăng khả năng RN trở thành nhóm lớn nhất trong quốc hội Pháp. Nếu RN giành được đa số tuyệt đối tại Quốc hội, Tổng thống Macron có thể bị buộc phải bước vào giai đoạn 'chung sống' và có thể phải bổ nhiệm một thủ tướng từ RN", các nhà kinh tế tại HSBC lưu ý.

Kết thúc phiên 10/6: Chỉ số FTSE 100 của London giảm 16,89 điểm (-0,20%), xuống 8.228,48 điểm. Chỉ số DAX trên sàn Frankfurt giảm 62,38 điểm (-0,34%), xuống 18.494,89 điểm. Chỉ số CAC 40 của Paris giảm 107,82 điểm (-1,35%), xuống 7.893,98 điểm.

Giá dầu thô hồi phục mạnh, nhờ kỳ vọng nhu cầu tăng trong mùa hè, bất chấp đồng USD

CỔ PHIẾU

0

42

09:16 - 11/06/2024


Giới đầu tư tiếp tục mua vào cổ phiếu công nghệ

Chứng khoán Mỹ tăng trong phiên thứ Tư (5/6), với hai chỉ số S&P 500 và Nasdaq đạt mức cao kỷ lục, được hỗ trợ bởi cổ phiếu công nghệ, khi dữ liệu kinh tế mới có thể thúc đẩy Fed giảm lãi suất.
Phiên này, nhóm cổ phiếu công nghệ tăng 2,68% và dẫn đầu đà tăng trong số 11 lĩnh vực thuộc S&P 500, tiếp theo là lĩnh vực truyền thông tăng 1,51% và công nghiệp nhích 1%.

Trong đó, đáng kể vẫn là cổ phiếu Nvidia, khi tăng thêm hơn 5% và vốn hoá thị trường đạt hơn 3.000 tỷ USD, vượt qua Apple để trở thành công ty giá trị thứ hai toàn thị trường.

Nvidia mới đây đã tiết lộ về những con chip mới và nhận được nhiều lời khen ngợi từ các chuyên gia phân tích trên Phố Wall. Bank of America cho biết cổ phiếu Nvidia sắp tới có thể tăng lên 1.500 USD/cổ phiếu từ ngưỡng hơn 1.220 USD hiện tại.

Cùng với Nvidia, các cổ phiếu công nghệ khác cũng là động lực lớn đối với thị trường, với cổ phiếu Hewlett Packard Enterprise vọt hơn 10% sau khi công bố doanh thu tài chính quý II vượt kỳ vọng của Phố Wall. Cổ phiếu CrowdStrike tăng 12% nhờ kết quả lợi nhuận và triển vọng tốt hơn dự báo. Cổ phiếu Meta Platforms tăng 3,8%.

Về mặt dữ liệu, khu vực tư nhân tại Mỹ đã tạo ra ít việc làm hơn, ở mức 152.000 việc làm trong tháng 5, thấp hơn nhiều so với dự báo 175.000 việc làm từ các chuyên gia kinh tế. Đây tín hiệu mới nhất cho thấy sự suy yếu trên thị trường lao động mà nhà đầu tư hy vọng sẽ cung cấp đủ bằng chứng để Fed hạ lãi suất.

Các nhà giao dịch hiện nhận thấy gần 69% cơ hội giảm lãi suất vào tháng 9, theo công cụ FedWatch của CME.

Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm của Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất trong hai tháng vào thứ Tư, sau khi một báo cáo chỉ ra tăng trưởng việc làm thấp hơn dự kiến. Hiện giới đầu tư sẽ theo dõi thêm báo cáo việc làm chính thức từ chính phủ sẽ có vào thứ Sáu.

Kết thúc phiên 5/6: Chỉ số Dow Jones tăng 96,04 điểm (+0,25%), lên 38.807,33 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 62,69 điểm (+1,18%), lên 5.354,03 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 330,86 điểm (+1,96%), lên 171.98,90 điểm.

Giá dầu hồi phục, khi dữ liệu cho thấy tồn kho dầu thô của Mỹ đã tăng 1,2 triệu thùng trong tuần tính đến ngày 31/5, ngược so với ước tính giảm 2,3 triệu thùng của các nhà phân tích. Tuy nhiên, mức tăng này thấp hơn so mức tăng hơn 4 triệu thùng mà Viện Dầu khí Mỹ đã công bố trước đó 1 ngày.

Kết thúc phiên 5/6, giá dầu thô WTI chuẩn Mỹ tăng 0,82 USD (+1,1%), lên 74,07 USD/thùng. Giá dầu thô Brent tăng 0,89 USD (+1,2%), lên 78,41 USD/thùng.

CỔ PHIẾU

0

61

10:41 - 06/06/2024


Huy động thêm 100.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ để thực hiện các dự án trọng điểm

Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Chính phủ đang tính đến phương án phát hành thêm 100.000 tỷ đồng vốn trái phiếu chính phủ để đầu tư các dự án trọng điểm.
Phát biểu tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 5/2024, khi kiến nghị các giải pháp để thực hiện Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, trong đó thúc đẩy tăng trưởng là một trong những ưu tiên hàng đầu, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã đề cập đến việc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm, quan trọng quốc gia.

“Nghiên cứu phát hành thêm 100.000 tỷ đồng vốn trái phiếu chính phủ để đầu tư các dự án trọng điểm theo kết luận tại Thông báo số 231/TB-VPCP ngày 18/5/2024”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.

Trước đó, ngày 18/5, Văn phòng Chính phủ đã phát đi thông báo số 231/TB-VPCP thông báo Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp về chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, thị trường vàng, tỷ giá, lãi suất và huy động vốn cho đầu tư phát triển.

Trong thông báo này có nêu rõ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo “đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, lấy đầu tư công dẫn dắt, kích hoạt và thu hút mọi nguồn lực xã hội. Phát hành trái phiếu chính phủ để huy động vốn cho đầu tư phát triển, tập trung cho đầu tư hạ tầng chiến lược, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và nhà ở xã hội; trước mắt nghiên cứu phát hành thêm khoảng 100.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ cho đầu tư các công trình trọng điểm quốc gia”.

Nội dung này đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa vào trong báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội tháng Năm và 5 tháng năm 2024, trình bày tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 5/2024.

Phát biểu kết luận phiên họp, khi nhấn mạnh về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong thời gian tới Thủ tướng đã chỉ đạo “sớm có phương án huy động thêm 100.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ cho các công trình hạ tầng chiến lược”.

Liên quan đến các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu khác để phát triển kinh tế - xã hội, Thủ tướng đã chỉ rõ, tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả; phối hợp đồng bộ, hài hòa, chặt chẽ với chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm.

“Chính sách tiền tệ, tài khóa ưu tiên cho tăng trưởng càng cao càng tốt, đồng thời kiểm soát lạm phát theo mục tiêu dưới 4%”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng chỉ đạo tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn tín dụng; tiếp tục giảm lãi suất cho vay; tiếp tục thực hiện miễn, giảm thuế, phí, lệ phí, tiền sử dụng đất để tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất - kinh doanh.

Theo chỉ đạo của Thủ tướng, năm nay, phấn đấu tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách nhà nước. Cùng với đó, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, thúc đẩy đầu tư tư nhân; tăng cường hợp tác công tư; thu hút đầu tư nước ngoài có chọn lọc.

“Ngân hàng Nhà nước và Bộ Xây dựng thực hiện ngay các giải pháp cụ thể đẩy mạnh giải ngân gói 120.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội”, Thủ tướng chỉ đạo.

Người đứ

CHỈ SỐ

0

202

10:22 - 04/06/2024


Nvidia vẫn là cổ phiếu được giới đầu tư đặt kỳ vọng cao

Chứng khoán Mỹ phân hoá trong phiên thứ Ba (28/5), với Dow Jones giảm do lợi suất trái phiếu kho bạc tăng, trong khi Nasdaq lần đầu tiên vượt qua mốc 17.000 điểm nhờ lực đẩy từ cổ phiếu Nvidia.

Cổ phiếu Nvidia phiên này đóng cửa tăng 7% và thúc đẩy các cổ phiếu chip khác khi giao dịch trở lại sau ngày nghỉ lễ, với chỉ số phụ ngành bán dẫn Philadelphia tăng 1,9%.

Mặt khác, Dow Jones mất điểm khi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng lên mức cao nhất trong nhiều tuần và vượt qua mốc tâm lý quan trọng 4,5%, sau khi phiên đấu giá trái phiếu kho bạc Mỹ nhận được lực cầu ảm đạm.

Sự chú ý của thị trường hiện chuyển sang chỉ số giá tiêu dùng cá nhân lõi (PCE) của Mỹ trong tháng Tư, một thước đo lạm phát ưa thích của Fed sẽ được thông báo vào cuối tuần.

Trong ngày, Chủ tịch Fed Minneapolis Neel Kashkari cho biết trong một cuộc phỏng vấn với CNBC rằng, ngân hàng trung ương Mỹ nên chờ đợi những tín hiệu rõ ràng hơn về việc lạm phát hạ nhiệt trước khi nghĩ đến việc cắt giảm lãi suất.

Các nhà giao dịch hiện chỉ nhận thấy 50% cơ hội có đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên từ Fed vào tháng 9 này, theo CME FedWatch Tool.

Kết thúc phiên 28/5: Chỉ số Dow Jones giảm 21673 điểm (-0,55%), xuống 38.852,86 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 1,32 điểm (+0,02%), lên 5.306,04 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 99,09 điểm (+0,59%), lên 17.019,88 điểm.

Chứng khoán châu Âu giảm, trước khi có các báo cáo lạm phát quan trọng trên toàn thế giới trong tuần này.

Đóng cửa, chỉ số STOXX 600 toàn châu Âu giảm 0,6% xuống 519,08 điểm.

Tâm điểm hiện tại sẽ là dữ liệu giá tiêu dùng tháng 5 của khu vực đồng euro sẽ được công bố vào thứ Sáu, trong khi các chỉ số lạm phát từ Đức, Tây Ban Nha và Pháp cũng sẽ được công bố trong tuần.

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có vẻ sẽ bắt đầu bàn về chính sách nới lỏng trong cuộc họp sắp tới vào tuần tới, với xác suất ECB sẽ cắt giảm lãi suất hiện tại là hơn 91%, theo dữ liệu của LSEG.

Trong khi đó, một cuộc khảo sát mới của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cho thấy người tiêu dùng khu vực đồng euro đã hạ dự báo lạm phát vào tháng trước, với kỳ vọng lạm phát trong 12 tháng tới giảm xuống 2,9% từ mức 3% một tháng trước đó, chạm mức thấp nhất kể từ tháng 9/2021.

Kết thúc phiên 28/5: Chỉ số FTSE 100 của London giảm 63,41 điểm (-0,76%), xuống 8.254,18 điểm. Chỉ số DAX trên sàn Frankfurt giảm 96,84 điểm (-0,52%), xuống 18.677,87 điểm. Chỉ số CAC 40 của Paris giảm 74,89 điểm (-0,92%), xuống 8.057,80 điểm.

Giá dầu tăng vọt bởi dự báo OPEC+ sẽ duy trì thắt chặt nguồn cung dầu thô tại cuộc họp trực tuyến ngày 2/6 tới đây. Theo Reuters, thị trường đang dự đoán OPEC+ sẽ giữ nguyên mức cắt giảm sản lượng tự nguyện 2,2 triệu thùng/ngày.

Kết thúc phiên 28/5, giá dầu thô WTI chuẩn Mỹ tăng 2,11 USD (+2,7%), lên 79,83 USD/thùng. Giá dầu thô Brent tăng 1,12 USD (+1,40%), lên 84,22 USD/thùng.

Tham gia ngay group tín hiệu đầu tư của First Option để nhận được n

CỔ PHIẾU

0

72

08:44 - 30/05/2024

Vtradetop.com
Liên hệ
Mail

VTrade là 1 trong các diễn đàn Forex lớn và uy tín nhất tại Việt Nam. Cập nhật tin tức 24h nhanh nhất từ thị trường tài chính thế giới: tiền tệ, ngoại hối, chứng khoán phái sinh quốc tế, chứng khoán Mỹ, crypto, chỉ số kinh tế, ngân hàng trung ương, vàng và dầu. Ngoài ra Vtrade là một trang web đánh giá sàn Forex, sàn giao dịch tiền điện tử Việt Nam và quốc tế tốt nhất. Thông qua những bài đánh giá sàn này sẽ giúp cho nhà đầu tư có cái nhìn tổng thể trên con đường lựa chọn nơi đầu tư.

©2024 VTrade. All rights reserved.