Dữ liệu mới cho thấy Fed cần kiên trì trong cuộc chiến lạm phát

Tuy nhiên, báo cáo nghiên cứu mới cũng cho thấy Mỹ khó có thể tránh được suy thoái

Dữ liệu mới cho thấy Fed cần kiên trì trong cuộc chiến lạm phát
Vtrade_Admin

08:49, 16/03/2023

98

VIEW

Tuy nhiên, báo cáo nghiên cứu mới cũng cho thấy Mỹ khó có thể tránh được suy thoái

Ý CHÍNH

  • Số liệu mới nhất về hôm thứ Sáu cho thấy lạm phát Mỹ gia tăng nhẹ trong tháng 1.
  • Trong các bài phát biểu, các quan chức của Fed cho biết tình hình lạm phát như hiện tại có thể kéo dài lâu hơn dự kiến.
  • Các ngân hàng trung ương toàn cầu đã không thành công trong những nỗ lực đồng thời chống lạm phát và tránh suy thoái kể từ năm 1950.
vtrade

Sau khi một báo cáo khác của chính phủ Mỹ tái khẳng định tình trạng lạm phát dai dẳng vào thứ Sáu vừa qua, các quan chức Fed đã nhắc lại sự cần thiết của việc duy trì cảnh giác trong cuộc chiến kiềm chế lạm phát của cơ quan này, ngay cả khi nghiên cứu mới cho thấy cuộc chiến có khả năng sẽ thúc đẩy suy thoái kinh tế.

Tại Diễn đàn Chính sách Tiền tệ Mỹ của Trường Kinh doanh Booth thuộc Đại học Chicago, được tổ chức ở New York, Thống đốc Cục Dự trữ Liên bang Philip Jefferson cho biết "sự mất cân bằng đang diễn ra giữa cung và cầu lao động" và tỷ trọng lớn của ngành dịch vụ trong chi phí lao động dẫn tới lạm phát cao sẽ giảm "chậm". Jefferson cho rằng, đó là lý do tại sao Fed đã phải giải quyết vấn đề lạm phát trong năm qua một cách “nhanh chóng và mạnh tay”, để duy trì cam kết trong nỗ lực đưa lạm phát xuống mục tiêu dài hạn 2%.

Loretta Mester, chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang Cleveland, đồng ý với quan điểm của Jefferson về tốc độ giảm mà lạm phát có thể - hoặc có thể không - đạt được. "Có những rủi ro cho thấy dự báo lạm phát nghiêng về phía tăng và những tác hại đáng kể của việc lạm phát cao dai dẳng này,” Mester phát biển, đồng thời cho biết thêm rằng lạm phát "có thể kéo dài hơn dự đoán hiện tại”.

Lạm phát nghiêm trọng

Jefferson và Mester đưa ra những nhận định kể trên nhằm phản hồi nghiên cứu mới đây của một nhóm các nhà kinh tế, rằng kể từ năm 1950, các ngân hàng trung ương toàn cầu chưa bao giờ thành công trong việc giảm lạm phát mà đồng thời tránh được suy thoái kinh tế.

Bài phát biểu của cả hai cũng được đưa ra ngay sau khi Bộ Thương mại công bố báo cáo hàng tháng của Chỉ số giá Chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE), thước đo lạm phát ưa thích của Fed. Báo cáo cho thấy lạm phát giá tiêu dùng tháng 1 đã tăng 5,4% so với cùng kỳ năm ngoái, tăng nhẹ so với mức 5,3% trong tháng 12. Trước đó, báo cáo việc làm tháng 1 của Mỹ cho thấy số liệu mạnh hơn dự kiến. Ngoài ra, cả chi tiêu của người tiêu dùng và doanh thu bán lẻ đều tăng trong tháng.

Kết hợp lại, những dữ liệu trên dường như chỉ ra rằng chuỗi tăng lãi suất của Fed nhằm giảm lạm phát có thể không sớm kết thúc như nhiều người hy vọng, sau khi chỉ một tháng trước, tâm lý cho rằng lạm phát hạ nhiệt đã giúp chỉ số S&P 500 tăng 6% hồi tháng 1. Trong tháng 2, chứng khoán Mỹ lao dốc, với chỉ số S&P 500 sụt 2,6%, gạt bỏ gần một nửa mức tăng của tháng trước, sau khi các nhà đầu tư đánh giá lại triển vọng về lạm phát của mình.

Các nghiên cứu lý thuyết nghi ngờ khả năng Fed có thể tránh suy thoái

Nghiên cứu mới kể trên đã củng cố đánh giá đó.

Được viết bởi một nhóm các nhà kinh tế cấp cao có kinh nghiệm trong thị trường doanh nghiệp tư nhân, trong lĩnh vực học thuật và về Cục Dự trữ Liên bang, nghiên cứu trên đã xem xét 16 lần một ngân hàng trung ương toàn cầu tăng lãi suất để giảm lạm phát, tính từ năm 1950. Sau mỗi lần đều có một cuộc suy thoái xảy ra.

Nghiên cứu này kết luận: “Không có tiền lệ nào kể từ năm 1950 cho thấy một đợt giảm phát lớn mà không kéo theo sự hy sinh hoặc suy thoái kinh tế đáng kể”.

Tuy nhiên, Jefferson cho biết lạm phát hiện tại khác với các giai đoạn trước ở một số khía cạnh chính. Theo ông, đại dịch COVID-19 đã tạo ra sự gián đoạn nguồn cung toàn cầu và có tác động lâu dài trong việc hạn chế khả năng tham gia làm việc của lực lượng lao động. Ông lưu ý, hiện mức kỳ vọng dài hạn của thị trường tài chính về lạm phát cũng là 3%, nằm trong phạm vi mục tiêu dài hạn của Fed. Jefferson bổ sung thêm rằng Fed đã có uy tín và sức ảnh hưởng hơn, so với thời kỳ lạm phát của những năm 1960 và 1970, cơ quan này cũng đã tăng lãi suất nhanh chóng và dứt khoát hơn quá khứ.

“Các mô hình kinh tế là công cụ quan trọng, nhưng cần được sử dụng với sự giải thích và đánh giá cẩn thận khi lịch sử không nói lên tình hình hiện tại,” ông phát biểu.

 

Vân Anh - Theo investopedia.com

Đọc thêm: Khủng hoảng ngân hàng thúc đẩy giá vàng

 

Bài viết liên quan

Cùng chủ đề

Vtradetop.com
Liên hệ
Mail

VTrade là 1 trong các diễn đàn Forex lớn và uy tín nhất tại Việt Nam. Cập nhật tin tức 24h nhanh nhất từ thị trường tài chính thế giới: tiền tệ, ngoại hối, chứng khoán phái sinh quốc tế, chứng khoán Mỹ, crypto, chỉ số kinh tế, ngân hàng trung ương, vàng và dầu. Ngoài ra Vtrade là một trang web đánh giá sàn Forex, sàn giao dịch tiền điện tử Việt Nam và quốc tế tốt nhất. Thông qua những bài đánh giá sàn này sẽ giúp cho nhà đầu tư có cái nhìn tổng thể trên con đường lựa chọn nơi đầu tư.

©2024 VTrade. All rights reserved.