Dầu giảm trước thềm cuộc họp của OPEC+

Trong phiên giao dịch ngày 1 tháng 12, dầu giảm nhẹ tại thị trường châu Á do những thông tin không chắc chắn trước thềm cuộc họp OPEC+. Mặc dù Trung Quốc đã nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch COVID 19 nhưng cũng không thể kiềm chế đà giảm giá.

Dầu giảm trước thềm cuộc họp của OPEC+
Vtrade_Admin

09:22, 01/12/2022

301

VIEW

Trong phiên giao dịch ngày 1 tháng 12, dầu giảm nhẹ tại thị trường châu Á do những thông tin không chắc chắn trước thềm cuộc họp OPEC+. Mặc dù Trung Quốc đã nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch COVID 19 nhưng cũng không thể kiềm chế  đà giảm giá.

Dầu giảm trước thềm cuộc họp của OPEC+

Dầu thô Brent kỳ hạn giảm 43 xu, tương đương 0,5%, xuống 86,54 USD/thùng vào lúc 14h40 giờ Việt Nam, trong khi dầu thô WTI của Mỹ giảm 42 xu, tương đương 0,5%, xuống 80,13 USD.

Các hợp đồng dầu chuẩn tăng hơn 2 USD vào thứ Tư khi đồng đô la Mỹ yếu hơn và thị trường lạc quan vào nhu cầu của Trung Quốc.

 

Các nhà phân tích của ANZ cho biết: “Thị trường vẫn không chắc chắn về quyết định của OPEC, một số người kỳ vọng OPEC sẽ cắt giảm sản lượng còn một số khác thì gia hạn thỏa thuận hiện có.” 

 

Các nhà phân tích cho biết thêm, thị trường cũng đang chuẩn bị cho tác động của các biện pháp trừng phạt của châu Âu đối với dầu mỏ của Nga.

Tổ chức OPEC+ dự kiến ​​​​sẽ họp trực tuyến vào ngày 4 tháng 12.

 

Quyết định tổ chức cuộc họp hầu như báo hiệu rất ít khả năng thay đổi chính sách khi nhóm đánh giá tác động của mức trần giá dầu sắp xảy ra của Nga đối với thị trường.

 

Nhìn chung, tâm lý thị trường đã được cải thiện nhờ sự thay đổi trong chiến lược Zero-COVID của Trung Quốc, điều này làm tăng sự lạc quan về sự phục hồi nhu cầu dầu mỏ của Trung Quốc.

 

Mặc dù các đợt bùng phát mới ở Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến hoạt động thị trường trong thời gian tới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho rằng vẫn có khả năng Trung Quốc sẽ điều chỉnh lại các chính sách phòng chống dịch trong năm 2023.  

 

Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh của Trung Quốc đã giảm hơn nữa trong tháng 11 làm dấy lên lo ngại về triển vọng kinh tế trong năm tới. 

 

Dự trữ dầu thô của Mỹ giảm cũng hạn chế đà giảm giá vào thứ Năm.

 

Dự trữ dầu thô (USOILC=ECI) đã giảm 12,6 triệu thùng trong tuần tính đến ngày 25 tháng 11, cao hơn so với kỳ vọng giảm 2,8 triệu thùng trước đó.

 

Tuy nhiên, tồn kho xăng và sản phẩm chưng cất tăng nhiều hơn dự kiến, một dấu hiệu cho thấy nhu cầu giảm.

EIA cho biết sản lượng dầu thô của Mỹ cũng vượt 12 triệu thùng/ngày, mức cao nhất kể từ trước khi đại dịch COVID 19 bùng phát.

 

 EU hướng tới thỏa thuận về trần giá dầu của Nga trong tuần này

 

Ngày 29 tháng 11, các nước thành viên Liên minh Châu Âu đang hướng tới một thỏa thuận trong tuần này về việc hạn chế giá dầu của Nga, đây là một cách để điều chỉnh mức trần trong tương lai, và phối hợp với một gói các lệnh trừng phạt mới đối với Moscow sau khi thực hiện cuộc tấn công tại Ukraine.  

 

 

Hạn chót để thực hiện thỏa thuận là ngày 5 tháng 12 khi lệnh cấm vận hoàn toàn của EU đối với việc mua dầu vận chuyển bằng đường biển của Nga có hiệu lực.

 

 

Giới hạn giá, một biện pháp nhẹ nhàng hơn do G7 đề xuất, được cho là sẽ thay thế kế hoạch cứng rắn hơn của EU để bảo vệ nguồn cung toàn cầu và ngăn chặn sự tăng giá, nhưng có sự bất đồng giữa 27 nước thành viên EU.

 

Một nhà ngoại giao cấp cao của EU nhận định, “Các cuộc tham vấn đã diễn ra kể từ thứ Tư tuần trước và chúng tôi hiện vẫn nỗ lực để tiến tới một thỏa thuận thống nhất hơn.” 

 

Thứ Tư tuần trước, đại diện của các thành viên EU lần đầu tiên tranh luận về mức trần giá vẫn sẽ khuyến khích Moscow bán dầu nhưng sẽ thu về lợi nhuận thấp hơn. 

 

 

Đề xuất của G7, theo như trình bày của Ủy ban châu Âu là mức giá trần trong khoảng 65-70 USD/thùng - mức mà các nhà ngoại giao đã ấn định vào tháng 9 khi dầu của Nga giao dịch ở mức 68-76 USD/thùng trên thị trường.

 

 

Một chuyên gia khác nhận định: “Ý tưởng đưa ra là mức trần thấp hơn khoảng 5% so với giá thị trường sẽ khiến Nga sẽ bán ra nhưng lợi nhuận giảm đi so với trước. Nhưng kể từ đó, giá liên tục giảm và hiện ở dưới mức giới hạn, nhưng không đạt được mục tiêu nào.” 

 

Do đó, Ba Lan, Litva và Estonia đã từ chối đề xuất của G7 cho rằng mức trần phải gần với chi phí sản xuất của Nga, ước tính khoảng 20-25 USD/thùng. Ba quốc gia đều có chung đường biên giới với Nga, ủng hộ mức giá trần 30 USD.

 

 

Họ cũng lập luận rằng, thị trường dầu mỏ toàn cầu đang thay đổi và khả năng Nga viện trợ cho cuộc chiến tại Ukraine, mức giá trần không nên được ấn định sẵn mà phải là một công cụ cơ động, linh hoạt để có thể được cân nhắc thường xuyên theo một cơ chế chưa được thống nhất.

 

Họ cũng lưu ý rằng các giả định về doanh thu trong ngân sách Nga cho năm 2023 dựa trên giá dầu ở mức 65 USD/thùng, do đó, việc đặt trần giá ở mức đó sẽ không ngăn cản được khả năng Nga vẫn tiếp tục viện trợ cho cuộc chiến của Moscow với Ukraine.

 

Vì việc thông qua đề xuất của G7 sẽ là một biện pháp nới lỏng hiệu quả các biện pháp trừng phạt đã được thống nhất của EU, nhóm ba quốc gia trên vẫn cho rằng EU nên bù đắp cho điều đó bằng cách áp dụng gói trừng phạt mới đối với Nga.

 

Người đứng đầu Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cũng đồng tình với ý kiến trên và cho biết EU đang "làm việc hết tốc lực để đưa ra gói trừng phạt thứ chín".

 

Hoa Nguyễn - Theo reuters.com

Đọc thêm: Phân tích giá các đồng tiền số ngày 30/11

 

Bài viết liên quan

Cùng chủ đề

Vtradetop.com
Liên hệ
Mail

VTrade là 1 trong các diễn đàn Forex lớn và uy tín nhất tại Việt Nam. Cập nhật tin tức 24h nhanh nhất từ thị trường tài chính thế giới: tiền tệ, ngoại hối, chứng khoán phái sinh quốc tế, chứng khoán Mỹ, crypto, chỉ số kinh tế, ngân hàng trung ương, vàng và dầu. Ngoài ra Vtrade là một trang web đánh giá sàn Forex, sàn giao dịch tiền điện tử Việt Nam và quốc tế tốt nhất. Thông qua những bài đánh giá sàn này sẽ giúp cho nhà đầu tư có cái nhìn tổng thể trên con đường lựa chọn nơi đầu tư.

©2024 VTrade. All rights reserved.