Đăng kíĐăng Nhập

Bài viết của undefined

Cổ phiếu Starbuks đang lao dốc, giảm hơn 30% so với đỉnh

Cổ phiếu Starbucks (SBUX) dường như đã luôn hoạt động vượt trội hơn thị trường trong hầu hết thời gian, nhưng giờ đây, cổ phiếu này đang trải qua thời kỳ khó khăn để duy trì được thành tích đó kể từ khi đại dịch Covid.
Công ty đã có ba giám đốc điều hành chỉ trong vài năm, bao gồm cả sự quay lại của nhà lãnh đạo Howard Schultz. Nhưng cho đến nay, tình hình vẫn không có cải thiện rõ rệt, với các kết quả kinh doanh ở mức trung bình và không có định hướng rõ ràng trong tương lai.

Cổ phiếu của Starbucks đã giảm 19,62% kể từ đầu năm đến nay trong khi Chỉ số S&P 500 chỉ tăng 9,63%. Cổ phiếu này đã về mức giá 75,29 USD/cổ phiếu, thấp hơn 30% so với mức giá cao nhất 52 tuần là 107,66 USD/cổ phiếu.

Tuy nhiên, Starbucks vẫn là chuỗi cà phê cao cấp lớn nhất trên thế giới, với hơn 39 nghìn cửa hàng và doanh thu quý III đạt 9,1 tỷ USD. Starbucks có 34 triệu thành viên, tăng 7% so với năm trước. Nhiều người yêu cà phê thích đến Starbucks để mua đồ uống tại đó mỗi ngày, và trên thực tế nhiều vấn đề của chuỗi cà phê này xuất phát từ việc chưa thể đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng. Lạc quan thì những vấn đề tồn đọng đó cũng thể hiện mức độ phổ biến không ngừng gia tăng của hãng.

Starbucks, cách đây 15 năm, đã định hướng công ty là điểm “hội tụ thứ ba” chỉ sau gia đình và nơi làm việc. Công ty thực hiện chiến dịch thu hút khách hàng đến uống và thưởng thức không gian tại quán bằng thực đơn hiện đại và luôn đổi mới.

Nhưng khi người dùng có thói quen làm việc từ xa và thực hiện “lối sống số”, Starbucks đã phải vật lộn để đáp ứng với những thói quen này. Mọi người phàn nàn về hàng dài người chờ đợi và dịch vụ chưa đủ nhanh. Bản thân hãng cà phê này cũng đã chuyển hướng sang mô hình số trong nhiều năm, nhưng chưa thành công.

Bản thân tính chất cao cấp cũng đã ảnh hưởng tiêu cực đến Starbucks trong bối cảnh lạm phát. Đột nhiên, một cốc cà phê trị giá 6 USD trở nên không cần thiết đối với những khách hàng chưa từng băn khoăn về giá trước đây. Chỉ riêng một vấn đề này cũng đủ hiểu tại sao chuỗi cà phê danh tiếng hiện đang gặp khó khăn.

Tuy nhiên, ông Howard Schultz lại có quan điểm trái ngược, trong nhiều tình huống khác quan điểm của ông thường cho thấy là đúng đắn. Ông hiểu Starbucks hơn bất kỳ ai và cho rằng Starbucks nên duy trì thương hiệu cao cấp của hãng.

Nếu Starbucks hạ thấp giá bán, điều đó sẽ làm yếu đi hình ảnh cao cấp của họ và chuỗi cà phê này cần một sự cải tổ thương hiệu quy mô lớn, và trở thành một điều mới mẻ hoàn toàn. Điều này chắc chắn là rủi ro. Nhưng nếu hãng vẫn khăng khăng duy trì sự cao cấp, liệu khách hàng có rời bỏ hay không? Công ty có kế hoạch mở thêm hơn 10 nghìn cửa hàng nữa trên khắp thế giới, nhưng trong bối cảnh hiện giờ liệu có còn thị trường cho cà phê “sang chảnh”?

Cũng cần lưu ý rằng, giá trị không nhất thiết phải đi kèm với việc giảm giá, đó chính là bản chất của bán lẻ xa xỉ (luxury retail). Chừng nào giá trị vẫn còn được nhận thức, thì người dùng vẫn còn sẵn lòng chi

CỔ PHIẾU

0

48

06:03 - 13/08/2024


Giới đầu tư xả mạnh các cổ phiếu chip

Hai chỉ số S&P 500 và Nasdaq của chứng khoán Mỹ giảm mạnh trong phiên thứ Tư (17/7), khi cổ phiếu bán dẫn lao dốc trước sự leo thang tiềm năng của xung đột thương mại Mỹ-Trung.
Một báo cáo cho thấy chính quyền Biden đang xem xét đưa thêm các biện pháp hạn chế thương mại mới đối với Trung Quốc, khiến nhóm cổ phiếu liên quan đến chip lao dốc và đẩy chỉ số bán dẫn Philadelphia SE giảm 6,8%, mức giảm trong một ngày lớn nhất kể từ tháng 3/2020.

Nhóm cổ phiếu "Magnificent 7", dẫn đầu là Nvidia giảm 6,6% và Apple mất 2,5% và là tác nhân chính kéo lùi Nasdaq và S&P 500.

Trong khi đó, Dow Jones giữ được đà tăng và ghi nhận phiên tăng thứ ba liên tiếp, nhờ các bluechip như Johnson & Johnson tăng 3,7%, Tập đoàn UnitedHealth tăng 4,5% và Intel tăng nhẹ 0,4%.

Trong khi đó, chỉ số vốn hóa nhỏ Russell 2000, vốn đã tăng tới 11,5% trong năm phiên trước và xác lập mức đỉnh lịch sử mới cũng đã có phiên điều chỉnh nhẹ khi để mất hơn 1%.

Báo hiệu sự lo lắng ngày càng tăng của nhà đầu tư, chỉ số biến động thị trường CBOE (VIX) đã có thời điểm đạt mức cao nhất trong 6 tuần.

Kết thúc phiên 17/7: Chỉ số Dow Jones tăng 243,60 điểm (+0,59%), lên 41.198,08 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 78,93 điểm (-1,39%), xuống 5.588,27 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 512,42 điểm (-2,77%), xuống 17.996,92 điểm.

Chứng khoán châu Âu giảm phiên thứ ba liên tiếp, với cổ phiếu chip trượt dốc khi các nhà đầu tư vẫn cảnh giác với căng thẳng thương mại tiềm ẩn giữa Mỹ và Trung Quốc, trong khi trọng tâm hiện đang chuyển sang quyết định về lãi suất sắp tới của Ngân hàng Trung ương châu Âu.

Đóng cửa, chỉ số STOXX 600 toàn châu Âu giảm 0,45% xuống 514,83 điểm, chạm mức thấp nhất trong một tuần với chỉ số phụ công nghệ để mất 4,5%, mức giảm trong một ngày lớn nhất kể từ tháng 12/2022.

Trong đó, cổ phiếu của công ty Hà Lan ASML, nhà cung cấp thiết bị sản xuất chip máy tính lớn nhất thế giới, giảm gần 11%, mức giảm lớn nhất trong hơn bốn năm, do lo ngại rằng áp lực của chính phủ Mỹ có thể dẫn đến những hạn chế chặt chẽ hơn đối với việc xuất khẩu sang Trung Quốc.

Bloomberg News đưa tin dù bị đồng minh phản đối, nhưng Mỹ vẫn đang tiếp tục có những động thái xem xét bổ sung các hạn chế thương mại mới, cứng rắn hơn nếu các công ty tiếp tục cung cấp cho Trung Quốc quyền tiếp cận các công nghệ bán dẫn tiên tiến.

Các cổ phiếu bán dẫn khác cũng mất điểm, với ASM International NV và BE Semiconductor đều giảm hơn 7% mỗi cổ phiếu.

Chris Beauchamp, nhà phân tích thị trường trưởng tại IG Group, cho rằng sự sụt giảm của cổ phiếu chip là do ba nguyên nhân chính, bao gồm: tăng trưởng và nhu cầu của Trung Quốc suy giảm, tình hình căng thẳng địa chính trị tiềm tàng và thực tế là những cổ phiếu này đã tăng quá nhanh trong khoảng thời gian rất ngắn".

Kết thúc phiên 17/7: Chỉ số FTSE 100 của London tăng 22,56 điểm (+0,26%), lên 8.187,46 điểm. Chỉ số DAX trên sàn Frankfurt giảm 80,73 điểm (-0,44%), xuống 18.437,30 điểm. Ch

FOREX

0

50

09:29 - 18/07/2024


Ông Trump thắng cử tác động thế nào tới chứng khoán Việt Nam?

Thị trường chứng khoán Việt Nam có mối tương quan cao với thị trường chứng khoán Mỹ và thường có xu hướng điều chỉnh khi S&P 500 giảm. Diễn biến thị trường theo đó sẽ phụ thuộc vào kịch bản ứng cử viên nào sẽ trúng cử.
Các số liệu cho thấy, thị trường chứng khoán Mỹ thường có diễn biến tích cực vào năm bầu cử. Cụ thể, theo thống kê từ 24 nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ, với khoảng thời gian từ 1927-2024, chỉ số S&P 500 thường có diễn biến tích cực (tăng điểm 19/24 năm) trong năm thứ 4 của nhiệm kỳ (cũng là năm bầu cử), chỉ xếp sau năm thứ 3 (tăng điểm trong 21/24 năm) và vượt trội so với 2 năm đầu của nhiệm kỳ Tổng thống.

Điều này được lý giải là do các chính sách của tổng thống mới đắc cử cần có thời gian phát huy hiệu quả và do đó thường rơi vào năm thứ 3, thứ 4. Bên cạnh đó, giả thuyết cũng cho rằng để tạo lợi thế cho kỳ tranh cử kế tiếp, các tổng kỳ thường có xu hướng thực thi các chính sách kích thích kinh tế và thúc đẩy thị trường chứng khoán – vốn thu hút sự quan tâm của công chúng, nhằm tranh thủ sự ủng hộ của cử tri vào 2 năm cuối nhiệm kỳ.

Diễn biến tích cực của thị trường chứng khoán Mỹ từ đầu năm đến nay đã một lần nữa ủng hộ kịch bản tăng điểm của chỉ số S&P 500 cho năm bầu cử 2024. Dù vậy, sau nhịp tăng điểm mạnh trong nửa đầu năm, Công ty Chứng khoán KB (KBSV) cho rằng, thị trường chứng khoán Mỹ hoàn toàn có thể điều chỉnh trong các tháng cuối năm do chịu ảnh hưởng bởi kỳ bầu cử và điều này phụ thuộc vào việc ai sẽ là ứng viên trúng cử Tổng thống tiếp theo.

Kịch bản ông Joe Biden tái đắc cử Tổng thống 2 nhiệm kỳ liên tiếp được đánh giá là kịch bản tích cực đối với thị trường chứng khoán, khi các lập trường chính sách sẽ không có nhiều sự thay đổi, đi kèm với đó là sự ổn định về mặt chính trị và tranh chấp thương mại giữa các quốc gia sẽ ít có khả năng bùng phát, dù chính quyền Tổng thống Biden vẫn đang thực thi các sắc thuế nhập khẩu từ thời ông Trump và gần đây bổ sung thuế với các mặt hàng giá trị gia tăng cao, đặc biệt được nhập khẩu từ Trung Quốc như chip máy tính, y tế (chịu thuế 25-50%).

Giữa tháng 5 vừa qua, Mỹ nâng gấp 4 lần thuế với xe điện Trung Quốc, lên hơn 100%. Giới chức Mỹ giải thích việc này nhằm bù đắp "các hoạt động và trợ cấp không công bằng của Trung Quốc" và tạo sân chơi bình đẳng cho các nhà sản xuất ô tô và công nhân Mỹ.

Ngược lại, kịch bản ông Trump quay trở lại làm Tổng thống là kịch bản có thể khiến thị trường chứng khoán Mỹ lao dốc do ông Trump đã tuyên bố sẽ gia tăng thuế quan với mức thuế 10% với tất cả hàng nhập khẩu và mức thuế 60% với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc nếu ông thắng cử nhiệm kỳ hai.

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung vốn làm thị trường chứng khoán toàn cầu lao đao giai đoạn 2018 - 2019 hoàn toàn có thể quay trở lại.

Bên cạnh đó, nhiều khả năng thâm hụt ngân sách của Mỹ sẽ càng thêm trầm trọng nếu ông Trump trúng cử, chi tiêu công được đẩy mạnh, việc kiểm soát lạm phát sẽ thêm phần khó khăn và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ khó

FOREX

0

59

08:12 - 16/07/2024


Ảnh hưởng của Mỹ lên thị trường tài chính Châu Á và điểm sáng của một số quốc gia

Tác động của đồng USD mạnh và lãi suất cao của Mỹ:
Tiền tệ châu Á suy yếu: Gây ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài khi chuyển đổi ngoại hối.

Thị trường chứng khoán:
Nhật Bản: Chỉ số Nikkei tăng 18% tính theo đồng nội tệ nhưng chỉ 3,6% cho nhà đầu tư USD do đồng yên giảm giá.
Đông Nam Á: Nhiều thị trường giảm điểm, đặc biệt là Thái Lan (SET giảm 8%, nhà đầu tư USD mất 15%).
Đài Loan: Chỉ số TWSE tăng 29% nhờ nhu cầu về công nghệ cao.
Ấn Độ: Sensex tăng 9% cả đồng nội tệ và USD, là ngoại lệ nhờ thị trường nội địa mạnh và đồng rupee ổn định.
Malaysia: FTSE Bursa Malaysia KLCI tăng 9% và 6% cho nhà đầu tư USD, hưởng lợi từ đa dạng hóa chuỗi cung ứng.

Xu hướng sắp tới:
Cắt giảm lãi suất của Fed: Dự kiến ​​sẽ thúc đẩy tâm lý thị trường châu Á nhưng phụ thuộc vào diễn biến thị trường chứng khoán Mỹ.
Nhật Bản: BoJ có thể duy trì lãi suất thấp, khiến lợi nhuận doanh nghiệp và giá cổ phiếu nội địa được hỗ trợ nhưng ảnh hưởng tiêu cực đến nhà đầu tư USD.
Đông Nam Á: Lãi suất cao của Mỹ có thể tiếp tục gây áp lực lên các thị trường, ngoại trừ Malaysia được hưởng lợi từ đa dạng hóa kinh tế.

Kết luận:
Ảnh hưởng của Mỹ lên thị trường tài chính Châu Á là rõ rệt, đặc biệt qua biến động tỷ giá và lãi suất.
Một số quốc gia có điểm sáng như Ấn Độ và Malaysia nhờ thị trường nội địa mạnh và đồng tiền ổn định.
Xu hướng sắp tới phụ thuộc vào diễn biến lãi suất của Fed và thị trường chứng khoán Mỹ.

CHỈ SỐ

0

44

08:25 - 02/07/2024


Cơn sốt AI đưa Nvidia vươn lên thành công ty lớn nhất thế giới

Nvidia đã trở thành công ty có giá trị nhất thế giới sau đợt tăng giá cổ phiếu mạnh mẽ nhấn mạnh vai trò to lớn mà các nhà đầu tư mong đợi về việc trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu trong những năm tới.
Cổ phiếu Nvidia đã tăng 3,5% vào thứ Ba (18/6), nâng vốn hóa thị trường lên khoảng 3.340 tỷ USD, đưa Nvidia vượt qua Microsoft và Apple để trở thành công ty có giá trị lớn nhất thế giới.

Vốn hóa thị trường của Nvidia được thúc đẩy bởi nhu cầu về chip, vốn là tiêu chuẩn vàng trong lĩnh vực AI. Cổ phiếu của công ty đã tăng hơn 170% trong năm nay và tăng khoảng 1.100% kể từ mức thấp nhất vào tháng 10/2022.

Lợi nhuận tăng trưởng mạnh mẽ và sự nhiệt tình ngày càng tăng của nhà đầu tư đối với AI đang thúc đẩy đà tăng trưởng của Nvidia. Sự nhiệt tình đó đã được phản ánh qua giá trị thị trường của Nvidia, khi chỉ mất 96 ngày để vốn hóa thị trường tăng từ 2.000 tỷ USD lên 3.000 tỷ USD.

Theo Bespoke Investment Group, Microsoft phải mất 945 ngày để vốn hóa thị trường tăng từ 2.000 tỷ USD lên 3.000 tỷ USD trong khi Apple mất 1.044 ngày.

Theo Howard Silverblatt, nhà phân tích chỉ số cấp cao tại S&P Dow Jones Indices, trước đây, chỉ có 11 công ty Mỹ kể từ năm 1925 đạt vị trí dẫn đầu về giá trị thị trường.

Vận may đã khác nhau đối với những công ty nắm giữ vị trí hàng đầu trong quá khứ trong những thập kỷ gần đây. Microsoft đạt vị trí số 1 vào cuối những năm 1990 nhưng sau đó cổ phiếu này đã gặp khó khăn trong nhiều năm vào đầu những năm 2000 sau bong bóng dotcom, và sau đó đã trở lại mạnh mẽ vào nửa sau của thập kỷ trước.

Exxon Mobil đã trở thành công ty có giá trị nhất thế giới trong những năm 2000 nhưng cổ phiếu của công ty này lại giảm giá sau khi giá dầu sụt giảm.

Đối với một số người, Cisco là một câu chuyện cảnh báo. Cổ phiếu của công ty đạt đỉnh hơn 80 đô la vào tháng 3/2000 giữa thời kỳ bùng nổ dotcom, trong thời gian đó các nhà đầu tư thường đưa ra mức định giá cao chóng mặt cho các công ty liên quan đến internet.

Các nhà phân tích của Bespoke Investment Group gần đây đã đối chiếu quỹ đạo của Nvidia và Cisco, vì những sản phẩm của họ được xem là thiết yếu trong việc hỗ trợ cơ sở hạ tầng Internet.

“Nvidia đã hoạt động rất đáng kinh ngạc, nhưng nó sẽ cần tiếp tục phát triển từ đây và ngăn chặn sự cạnh tranh nếu cổ phiếu của công ty tiếp tục mang lại lợi nhuận xuất sắc”, báo cáo cho biết.

Hiện tại, lợi nhuận mạnh mẽ của Nvidia đang hỗ trợ giá cổ phiếu. Doanh thu tăng hơn gấp ba lần lên 26 tỷ USD trong khi lợi nhuận ròng tăng gấp 7 lần lên 14,9 tỷ USD trong quý I/2024.

Theo dữ liệu của LSEG, doanh thu cho năm tài chính hiện tại dự kiến ​​​​sẽ tăng gấp đôi lên 120 tỷ USD và sau đó tăng thêm 33% trong năm tài chính 2026 lên 160 tỷ USD.

Mặc dù Nvidia là cổ phiếu có thành tích nổi bật nhưng đây không phải là cổ phiếu duy nhất được hưởng lợi từ sự nhiệt tình về tiềm năng lợi nhuận liên quan tới AI. Cổ phiếu của các công ty công

CHỈ SỐ

0

81

08:12 - 20/06/2024


Giới đầu tư liên tục nắm giữ vào cổ phiếu ngành công nghệ

Chứng khoán Mỹ tăng tích cực trong phiên thứ Hai (17/6), khi sự hào hứng trở lại với nhóm cổ phiếu công nghệ liên quan đến trí tuệ nhân tạo, trong khi giới đầu tư cũng theo dõi bài phát biểu của các quan chức Fed để có được cái nhìn sâu sắc hơn về chính sách tiền tệ.
Các cổ phiếu Megacaps như Apple và Microsoft lần lượt tăng 1,97% và 1,31%. Cổ phiếu Apple đã mở rộng đà tăng từ tuần trước sau khi công bố các tính năng AI mới trên iPhone.

Các cổ phiếu công nghệ khác như Broadcom và cổ phiếu niêm yết tại Mỹ của TSMC cũng lần lượt tăng 5,41% và 2,74%, trong khi Micron Technology tăng 4,58% nhờ vào thông tin các công ty môi giới tăng giá mục tiêu.

Chỉ số bán dẫn Philadelphia SE Semiconductor theo đó đạt mức cao nhất mọi thời đại, ngay cả khi công ty dẫn đầu về chip trí tuệ nhân tạo Nvidia để mất 0,66%.

"Cổ phiếu công nghệ không chỉ dẫn đầu mà còn đang tiếp tục thực hiện công việc nặng nhọc là nâng đỡ tâm lý thị trường trong bối cảnh thiếu vắng thông tin", Jay Woods, chiến lược gia trưởng toàn cầu tại Freedom Capital Markets, cho biết.

Trong một cập nhật mới nhất, Goldman Sachs đã nâng mục tiêu cuối năm 2024 đối với chỉ số S&P 500 lên 5.600 điểm từ 5.200 điểm trước đó, trong khi Evercore ISI nâng mục tiêu cho chỉ số chuẩn lên 6.000 điểm vào cuối năm từ dự báo trước đó là 4.750 điểm.

Cả hai công ty môi giới kể trên đều chỉ ra sức mạnh trong lĩnh vực công nghệ và sự nhiệt tình đối với trí tuệ nhân tạo là lý do cho việc nâng cấp dự báo của họ.

Thị trường cũng đang theo dõi chặt chẽ các bình luận sắp tới từ Chủ tịch Fed New York, ông John Williams và Patrick Harker của Fed Philadelphia và Thống đốc Hội đồng quản trị Fed Lisa Cook vào cuối ngày.

Trong danh sách dữ liệu kinh tế của tuần bao gồm, doanh số bán lẻ tháng Năm vào thứ Ba, doanh số bán nhà mới… và một số các báo cáo cập nhật khác sẽ được công bố vào cuối tuần.

Kết thúc phiên 17/6: Chỉ số Dow Jones tăng 188,94 điểm (+0,49%), lên 38.778,10 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 41,63 điểm (+0,77%), lên 5.473,23 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 168,14 điểm (+0,95%), lên 17.857,02 điểm.

Chứng khoán châu Âu tăng nhẹ, với các ngân hàng và cổ phiếu công nghệ phục hồi sau khi giảm mạnh vào tuần trước.

Đóng cửa, chỉ số STOXX 600 toàn châu Âu tăng 0,09% lên 511,49 điểm.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng tăng gần 1% sau khi giảm hơn 8% vào tuần trước, trong khi cổ phiếu công nghệ mức tăng 0,6%, phục hồi từ mức giảm gần 2% vào tuần trước.

Mặt khác, nhóm chăm sóc sức khỏe dẫn đầu đà giảm, mất gần 1%, trong khi các công ty khai khoáng giảm 0,7%, do hầu hết giá kim loại giảm sau khi dữ liệu cho thấy sản lượng công nghiệp của nước tiêu thụ hàng đầu Trung Quốc yếu hơn dự kiến trong tháng 5.

Hiện giới đầu tư sẽ tập trung theo dõi dữ liệu lạm phát ở Anh cũng như khu vực đồng euro sẽ được công bố vào cuối tuần này và các quyết định lãi suất từ các ngân hàng trung ương ở Thụy Sĩ, Na Uy và Anh.

Trong số các cổ phiếu riêng lẻ, Topd

CỔ PHIẾU

0

53

07:57 - 18/06/2024


Fed “cứng rắn” các thị trường khác chịu đòn đau

Lập trường “cứng rắn” về lạm phát cũng như điều hành lãi suất ở Mỹ đang khiến nhiều ngân hàng trung ương của các quốc gia chịu ảnh hưởng.

Trong tuần này, Uỷ ban Thị trường mở (FOMC) - cơ quan hoạch định chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ có cuộc họp vào ngày 11-12/6. Theo dự báo của FedWatch (một công cụ quản lý rủi ro lãi suất của Tập đoàn CME), khả năng FOMC cắt giảm lãi suất vào cuộc họp lần này chỉ là 0,3%.

Như vậy, đã gần một năm kể từ tháng 7/2023, khi Fed nâng lãi suất lên mức hiện tại là 5,25 - 5,5%/năm. Nhiều số liệu kinh tế Mỹ công bố trong tuần qua cho thấy, nền kinh tế Mỹ vẫn giữ nhịp tăng trưởng tốt và áp lực lạm phát còn dai dẳng.

Chủ tịch Fed Jerome Powell nhiều lần nhấn mạnh quan điểm, quyết định hạ lãi suất chỉ phù hợp khi có niềm tin vào việc lạm phát được kiềm chế một cách bền vững về mức mục tiêu 2%.

Các thị trường tìm cách ứng phó

Lập trường “cứng nhắc” về lạm phát cũng như điều hành lãi suất ở Mỹ không chỉ tác động tới nền kinh tế lớn nhất thế giới, mà còn ảnh hưởng tới thị trường toàn cầu.

Các ngân hàng trung ương khác như Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Ngân hàng Trung ương Anh (BOE) nhiều khả năng không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tiến hành điều chỉnh giảm lãi suất trước Fed. Bởi lẽ, các khu vực này đang chứng kiến nền kinh tế của mình quay cuồng dưới áp lực lãi suất cao. Trong đó, ECB công bố đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên vào ngày 6/6, đánh dấu sự khởi đầu của quá trình bình thường hóa chính sách tiền tệ, bất chấp lạm phát trong tháng 5 tăng 2,6% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn nhiều so với kỳ vọng của ECB.

Chủ tịch ECB Christine Lagarde cho biết, ECB có thể sẽ chấp nhận một quỹ đạo lãi suất riêng biệt với Fed, cho dù điều này có khiến đồng euro suy yếu hơn và có thể gây lạm phát.

Một số chuyên gia bày tỏ lo ngại về những kịch bản tiêu cực khi ECB nới lỏng chính sách tiền tệ trước Fed, dẫn tới có sự cách biệt lớn hơn về lãi suất. Trong đó, khả năng đồng euro mất giá sau khi ECB cắt giảm lãi suất có nguy cơ làm tăng lạm phát nhập khẩu. EU sẽ gặp bất lợi lớn do giá năng lượng tăng khi khu vực này đang phải nhập khẩu khoảng 2/3 nhu cầu năng lượng.

Bên cạnh đó, nếu nới lỏng quá sớm, gây lạm phát cao, ECB có thể rơi vào tình cảnh phải tăng lãi suất lên mức cao hơn hiện nay và rơi vào tình trạng còn tồi tệ hơn.

Không giống như hầu hết các ngân hàng trung ương tại các nước phát triển, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) đã điều chỉnh tăng lãi suất vào tháng 3/2024 lên 0%, đánh dấu bước ngoặt thoát khỏi kỷ nguyên lãi suất âm kéo dài. Thông thường, đây sẽ là một tin vui cho đồng tiền của nước này, tuy nhiên, đồng Yên vẫn đang chịu sức ép lớn từ sức mạnh của đồng bạc xanh. Mới đây nhất, ngày 3/6/2024, Nhật Bản đã chi 62,63 tỷ USD mua gần 9.800 tỷ Yên nhằm hỗ trợ tỷ giá nội tệ. Tuy nhiên, sự can thiệp này chỉ giúp giữ cho đồng Yên tránh được việc tạo đáy mới, khó có thể đảo ngược xu hướng giảm giá.

Với việc Fed duy trì lãi

CHỈ SỐ

0

107

08:49 - 11/06/2024


Vượt mặt Apple, Nvidia trở thành công ty lớn thứ hai trên thế giới

Cổ phiếu của Nvidia (NVDA.O) đã tăng vọt lên mức cao kỷ lục vào thứ Tư, đồng thời đẩy giá trị vốn hóa của nhà sản xuất chip trí tuệ nhân tạo vượt qua mốc 3 nghìn tỷ USD để thay thế Apple (AAPL.O) trong bảng xếp hạng các công ty lớn nhất trên thế giới.
Theo đó, kết thúc phiên giao dịch ngày 5/6, giá cổ phiếu của Nvidia đã tăng 5,2% và đưa giá trị vốn hóa của công ty lên mức 3.012 nghìn tỷ USD; vượt qua con số 3.003 nghìn tỷ vốn hóa của Apple.

Trong khi đó, tập đoàn công nghệ khổng lồ Microsoft (MSFT.O) vẫn duy trì vị thế số một với giá trị vốn hóa ở mức khoảng 3.150 nghìn tỷ USD sau khi cổ phiếu của hãng tăng khoảng 1,9% trong phiên.

Ngày 7/6 tới đây, Nvidia sẽ thực hiện chia tách cổ phiếu theo tỷ lệ 10 đổi 1 (stock split), tức mỗi cổ phiếu hiện tại sẽ được chia thành 10 cổ phiếu mới, giá của mỗi cổ phiếu sẽ giảm theo tỷ lệ chia tách. Theo đó, tổng giá trị thị trường của cổ phiếu mà cổ đông sở hữu không thay đổi và tổng giá trị vốn hóa của công ty cũng không thay đổi.

Nhận định về sự thành công của Nvidia trong thời gian qua, ông Jake Dollarhide - Giám đốc điều hành tại Longbow Asset Management nói rằng, trong khi Nvidia đang kiếm bộn tiền từ AI thì các tập đoàn công nghệ khác như Apple và Meta đang phải chi những khoản khổng lồ cho AI.

"Trong bối cảnh hiện tại, việc Nvidia vượt qua Microsoft hoàn toàn có khả năng xảy ra. Cổ phiếu của Nvidia đang thu hút được rất nhiều tiền từ các nhà đầu tư cá nhân vì tiềm năng tăng trưởng rộng mở của công ty", ông Dollarhide nhận định.

Chỉ riêng trong năm 2024, cổ phiếu của Nvidia đã tăng 147% nhờ khả năng đáp ứng nhu cầu về chip hàng đầu hiện nay. Ước tính, Nvidia chiếm 80% thị phần đối với chip AI trong các trung tâm dữ liệu, nơi mà đang thu hút được hàng tỷ USD từ những nhà cung cấp dịch vụ đám mây lớn trên thế giới.

Không chỉ thế, sau khi báo cáo kết quả kinh doanh quý I/2024 ấn tượng được Nvidia công bố, cổ phiếu của nhà sản xuất chip hàng đầu đã ngay lập tức "bốc đầu" gần 30%. Theo báo cáo được công bố, doanh thu từ hoạt động kinh doanh trung tâm dữ liệu, bao gồm cả doanh số bán GPU của Nvidia, đã tăng 427% so với một năm trước, lên 22,6 tỷ USD, chiếm khoảng 86% tổng doanh thu của công ty.

Mới đây, ông Jensen Huang, Giám đốc Điều hành của Nvidia, đã công bố dòng chip AI tiên tiến nhất có tên là Rubin. Chip AI Rubin xuất hiện chỉ vài tháng sau thông báo của Nvidia về mẫu Blackwell sắp ra mắt. Hiện tại, mẫu Blackwell vẫn đang được sản xuất và dự kiến ​​có thể bàn giao tới tay khách hàng vào cuối năm nay. Quá trình chuyển đổi từ Blackwell sang Rubin chỉ tốn của doanh nghiệp này chưa đầy 3 tháng. Điều này càng nhấn mạnh sức cạnh tranh trên thị trường chip AI và nỗ lực chạy nước rút của Nvidia để duy trì vị trí thống trị của mình.

Nếu như Nvidia đang làm mọi cách để duy trì vị thế thống trị lĩnh vực AI trên phố Wall thì Apple đang phải đối diện với muôn vàn khó khăn do nhu cầu iPhone suy giảm và sự cạnh tranh khốc liệt từ thị trường điện thoại thông

CỔ PHIẾU

0

67

09:46 - 06/06/2024


Đón đầu thị trường trái phiếu GSS

Để thúc đẩy thị trường trái phiếu xanh, xã hội và bền vững (GSS), bên cạnh xây dựng danh mục phân loại xanh theo chuẩn quốc tế, Việt Nam có thể tham khảo các chương trình trợ cấp của một số nước trong khu vực, đồng thời chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng cho các doanh nghiệp và nhà phát hành.
Khi phát hành trái phiếu GSS cần có ý kiến của bên thứ hai để đánh giá sự phù hợp của chúng với các tiêu chuẩn quốc tế như nguyên tắc của Hiệp hội Thị trường vốn quốc tế về GSS, cũng như các nguyên tắc tương tự của các tổ chức như Hiệp hội Thị trường cho vay đối với các khoản vay. Đặc biệt, điều quan trọng nhất cần quan tâm là các nhà đầu tư hiện nay không chỉ quan tâm đến việc một trái phiếu có được gán nhãn “xanh” hay, không mà họ còn muốn khám phá sâu hơn để hiểu rõ hơn về mức độ ảnh hưởng tới môi trường của trái phiếu đó.

Chính vì vậy, những gì Moody’s Rating đang cung cấp cho thị trường đó chính là một tầng hiểu biết sâu sắc hơn về những đóng góp đối với tính bền vững. Chúng tôi đánh giá mức độ phù hợp của các dự án và tầm quan trọng của công nghệ được đầu tư ngay từ đầu. Thông qua cách này, chúng tôi mong muốn có thể đánh giá tác động dự kiến của việc đầu tư vào các dự án như vậy.

Ví dụ, về việc phát triển năng lượng mặt trời. Giả sử một ngân hàng ở Việt Nam quyết định đầu tư vào một trang trại điện năng lượng mặt trời, câu hỏi đầu tiên mà chúng tôi đặt ra là “dự án có phù hợp với thực tế của Việt Nam hay không?” Câu trả lời là “có”, bởi vì kinh tế Việt Nam phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, với khoảng 80% tổng sản lượng điện đến từ nguồn năng lượng này. Vì vậy, việc chuyển đổi sang phát triển mạng lưới điện mặt trời đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao sự bền vững tại Việt Nam.

Câu hỏi thứ hai là “dự án có phù hợp với mục tiêu của ngân hàng không?”. Câu trả là “có”. Chúng ta đều nhận thấy rằng, ngân hàng đóng vai trò là xương sống của nền kinh tế, chịu trách nhiệm lớn trong việc tài trợ cho quá trình chuyển đổi xanh của đất nước. Chính vì vậy, việc phát hành trái phiếu xanh để tài trợ cho một trang trại điện mặt trời là phù hợp và đúng đắn.

Về việc đánh giá tầm quan trọng của mỗi dự án, chúng tôi sẽ đi sâu vào các yếu tố và phân tích tác động tổng thể.

Chẳng hạn, việc tài trợ cho thị trường ô tô là phù hợp đối với các ngân hàng, nhưng mức độ lại khác nhau khi so sánh nguồn tài trợ cho xe ô tô điện thuần túy (EV) so với xe ô tô hybrid (sử dụng kết hợp giữa động cơ điện và động cơ xăng). Thông thường, một chiếc ô tô có tuổi thọ từ 10 - 15 năm, đồng nghĩa với việc lựa chọn một chiếc ô tô hybrid sẽ giúp giảm mức tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch theo thời gian. Tuy nhiên, với xe ô tô điện thuần túy, việc tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch sẽ được giảm tối đa. Do đó, chúng tôi thường đưa những yếu tố này vào việc đánh giá mức độ quan trọng của việc đầu tư giữa hai loại xe.

Ngoài ra, chúng tôi xem xét và đánh giá rằng, một công ty có khả năng quản lý rủi ro môi trường, xã hội và quản trị (ESG) hiệu quả hay khôn

CỔ PHIẾU

0

58

10:36 - 04/06/2024


Lo ngại về lãi suất khiến giới đầu tư bán mạnh cổ phiếu

Chứng khoán Mỹ giảm trong phiên thứ Tư (29/5), trong bối cảnh lợi suất trái phiếu kho bạc tăng và lo ngại về thời điểm và quy mô cắt giảm lãi suất có thể xảy ra từ Fed.
Phiên này, chỉ số Dow Jones giảm hơn 1% và chạm mức thấp nhất trong gần một tháng. Trong khi tất cả các lĩnh vực thuộc S&P 500 cũng đều kết đóng cửa giảm, với nhóm cổ phiếu tiện ích, vốn nhạy cảm với lãi suất đã mất 1,32% và nằm trong số các ngành có mức giảm mạnh nhất.

Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm đã tăng lên mức cao nhất trong 4 tuần ở mức 4,6% và tiếp tục gây áp lực đến thị trường sau phiên tăng hôm qua.

"Sự gia tăng lợi suất trái phiếu đang gây áp lực lên cổ phiếu... Đó là sự tiếp nối của sự phục hồi không ổn định, không đồng đều này", James Abate, nhà quản lý quỹ của quỹ Centre American Select Equity cho biết.

Lạm phát dai dẳng và những bình luận diều hâu từ các quan chức Fed đã buộc các nhà giao dịch phải giảm dự báo việc Fed cắt giảm lãi suất từ tháng 9 sang tới tháng 11 hoặc tháng 12, theo CME FedWatch Tool, từ nhiều đợt cắt giảm dự kiến vào đầu năm.

Trọng tâm chính trong tuần này sẽ là việc công bố dữ liệu chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) tháng 4 vào thứ Sáu - thước đo lạm phát ưa thích của Fed.

Kết thúc phiên 29/5: Chỉ số Dow Jones giảm 411,32 điểm (-1,06%), xuống 38.441,54 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 39,09 điểm (-0,74%), xuống 5.266,95 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 99,30 điểm (-0,58%), xuống 16.920,58 điểm.

Chứng khoán châu Âu giảm, do lo ngại rằng lãi suất toàn cầu sẽ bị giữ ở mức cao trong thời gian dài hơn đã đẩy lợi suất trái phiếu tăng vọt.

Đóng cửa, chỉ số STOXX 600 toàn châu Âu giảm 1,08% xuống 513,45 điểm, chạm mức thấp nhất trong ba tuần.

Đà sụt giảm mạnh ở tất cả các chỉ số chính trong khu vực, với chỉ số CAC 40 của Pháp và FTSE MIB của Ý dẫn đầu với mức giảm khoảng 1,5%.

Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm, mức chuẩn của châu Âu, đã tăng lên mức cao nhất trong hơn 6 tháng lên mức 2,685% sau khi lạm phát của Đức tăng nhẹ hơn dự báo lên 2,8% vào tháng 5.

"Những gì bạn đã thấy trong vài tuần qua là câu chuyện ‘lãi suất cao trong thời gian dài ' đã trở lại thành nỗi ám ảnh của thị trường", Dan Boardman-Weston, giám đốc điều hành và giám đốc đầu tư tại BRI Wealth Management cho biết.

Tuy nhiên, những người tham gia thị trường tiền tệ nhận thấy gần 90% khả năng Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) bắt đầu chu kỳ nới lỏng chính sách vào tuần tới, theo công cụ xác suất của LSEG.

Hiện tại, giới đầu tư sẽ chuyển sang theo dõi chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE) của Mỹ, dự kiến công bố vào thứ Sáu, cùng với số liệu lạm phát của khu vực đồng euro cũng chuẩn bị được tung ra.

Kết thúc phiên 29/5: Chỉ số FTSE 100 của London giảm 71,11 điểm (-0,86%), xuống 8.183,07 điểm. Chỉ số DAX trên sàn Frankfurt giảm 204,58 điểm (-1,10%), xuống 18.473,29 điểm. Chỉ số CAC 40 của Paris giảm 122,77 điểm (-1,52%), xuống 7.935,03 điểm.

Giá dầu thô đảo chiều giảm, do l

CỔ PHIẾU

0

61

08:27 - 30/05/2024

Vtradetop.com
Liên hệ
Mail

VTrade là 1 trong các diễn đàn Forex lớn và uy tín nhất tại Việt Nam. Cập nhật tin tức 24h nhanh nhất từ thị trường tài chính thế giới: tiền tệ, ngoại hối, chứng khoán phái sinh quốc tế, chứng khoán Mỹ, crypto, chỉ số kinh tế, ngân hàng trung ương, vàng và dầu. Ngoài ra Vtrade là một trang web đánh giá sàn Forex, sàn giao dịch tiền điện tử Việt Nam và quốc tế tốt nhất. Thông qua những bài đánh giá sàn này sẽ giúp cho nhà đầu tư có cái nhìn tổng thể trên con đường lựa chọn nơi đầu tư.

©2024 VTrade. All rights reserved.