Vàng đen khởi sắc trong bối cảnh ngành công nghiệp Đức loay hoay với bài toán năng lượng

Trong phiên giao dịch ngày 14 tháng 10, dầu vững giá khi nhu cầu tại Trung Quốc giảm và nỗi lo suy thoái kinh tế. Bên cạnh đó, thị trường cũng được hỗ trợ từ việc OPEC+ giảm nguồn cung và đồng đô la yếu hơn.

Vàng đen khởi sắc trong bối cảnh ngành công nghiệp Đức loay hoay với bài toán năng lượng
Vtrade_Admin

14:20, 15/10/2022

163

VIEW

Trong phiên giao dịch ngày 14 tháng 10, dầu vững giá khi nhu cầu tại Trung Quốc giảm và nỗi lo suy thoái kinh tế. Bên cạnh đó, thị trường cũng được hỗ trợ từ việc OPEC+ giảm nguồn cung và đồng đô la yếu hơn.

vtrade

Giá dầu Brent giao sau giảm 31 xu, tương đương 0,3%, ở mức 94,26 USD / thùng vào lúc 16h24 giờ Việt Nam. Trong khi giá dầu thô kỳ hạn WTI của Mỹ giảm 25 xu, tương đương 0,3% xuống 88,86 USD.

 

Các hợp đồng Brent và WTI đều dao động trong khoảng tích cực và tiêu cực nhưng đã giảm khoảng 4% tính trung bình cả tuần.

 

Đồng đô la Mỹ trong tuần này đã giảm từ mức đỉnh trong thời gian gần đây, khiến hàng hóa bằng đồng đô la Mỹ trở nên rẻ hơn đối với những người nắm giữ các loại tiền tệ khác.

 

Trung Quốc, nhà nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, đã phải đối mặt với sự bùng phát dịch COVID 19. 

 

Nhiều ý kiến cho rằng, các chính sách phòng chống dịch tại Trung Quốc đã đè nặng lên giá dầu và các hoạt động kinh tế tại đây. 

 

Để thúc đẩy thị trường, OPEC+ tuần trước đã thông báo cắt giảm 2 triệu thùng / ngày (bpd) đối với mục tiêu sản xuất dầu.

 

Cả OPEC+ và Bộ Năng lượng Mỹ đều cắt giảm triển vọng nhu cầu của họ.

OPEC+ đã cắt giảm triển vọng tăng trưởng nhu cầu trong năm nay từ 460.000 thùng / ngày đến 2,64 triệu thùng / ngày, do Trung Quốc tăng cường các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 và lạm phát cao. 

 

Bộ Năng lượng Mỹ đã hạ thấp kỳ vọng đối với cả sản xuất và nhu cầu tại Mỹ và trên toàn cầu. Hiện tại, mức tiêu thụ của Mỹ chỉ tăng 0,9% vào năm 2023, giảm so với dự báo trước đó là tăng 1,7%. Theo đánh giá, mức tiêu thụ trên toàn cầu chỉ tăng 1,5%, giảm so với dự báo trước đó là tăng trưởng 2%.

Tuần trước, OPEC+ đã đẩy giá dầu tăng lên khi đồng ý cắt giảm nguồn cung 2 triệu thùng / ngày (bpd). 

 

Ngành công nghiệp Đức loay hoay với bài toán năng lượng

Trong ngày 14 tháng 10, một tin vui đến với quốc gia sản xuất hàng đầu châu Âu khi mà một số hãng xe “khổng lồ” của Đức tuyên bố có thể đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng cho riêng mình. Tuy nhiên, hàng nghìn nhà cung cấp nhỏ khác vẫn phải đối mặt với sức ép từ các hóa đơn năng lượng tăng cao. 

Những tên tuổi hàng đầu như BMW (BMWG.DE), Volkswagen (VOWG_p.DE) và Mercedes-Benz (MBGn.DE) đều có nguồn cung cấp năng lượng được đảm bảo - nhưng nếu mạng lưới nhà cung cấp của họ không thành công, dây chuyền sản xuất có thể sẽ phải tạm dừng. 

Geng Wu, người đứng đầu nhóm đầu ra của Volkswagen cho biết: “Nếu chúng tôi không thể chế tạo một chiếc xe vì thiếu một bộ phận, thì điều đó sẽ ảnh hưởng đến tất cả chúng tôi.”

Đối mặt với sự gia tăng gấp 10 lần chi phí năng lượng và việc xử lý hợp đồng năng lượng, Kron Solingen, một nhà sản xuất kim loại và nhựa đúc và nhà cung cấp cho các ngành công nghiệp ô tô và điện tử, đang cố gắng đàm phán lại về thời gian. 

Giám đốc bán hàng Christian Hofmann chia sẻ, "chúng tôi đang yêu cầu trợ giúp về chi phí nguyên liệu, vì các điều khoản bao gồm lạm phát - nhưng ranh giới đỏ nguy hiểm vẫn là chi phí năng lượng. Nếu khách hàng không đóng góp vào những khoản đó, chúng tôi không thể tiếp tục hoạt động và kéo dài hợp đồng.” 

Công ty 112 năm tuổi này, có khách hàng chủ yếu là các nhà cung cấp lớn hơn trong chuỗi như Bosch (ROBG.UL), đang phải tính toán chính xác lượng điện tiêu hao cho vào mỗi sản phẩm để hỗ trợ trong các cuộc đàm phán với khách hàng và xây dựng cơ chế phù hợp.

Bosch từ chối bình luận về bất kỳ cuộc đàm phán hợp đồng nào cũng như BMW. Mercedes-Benz đã không trả lời yêu cầu bình luận.

Từ ngày 13/10 này, Đức chính thức nhận được đợt giao khí đốt trực tiếp đầu tiên từ Pháp thông qua một liên kết đường ống đã thỏa thuận nhằm giúp cả hai nước đối phó với các vấn đề cung cấp năng lượng hiện nay.

 

Pháp, quốc gia ít phụ thuộc vào hàng nhập khẩu của Nga hơn so với Đức - nước láng giềng phía đông vì hầu hết các nhu cầu của họ được đáp ứng từ Na Uy và thông qua việc cung cấp LNG. Tập đoàn GRTgaz cho biết, trước tiên Pháp sẽ cung cấp 31 gigawatt giờ (GWh) mỗi ngày, thông qua đường ống ở khu vực Moselle.

 

Công suất tối đa của đường dẫn khí mới là 100 GWh / ngày. 

 

Mặc dù các dòng chảy mới ở công suất tối đa chỉ chiếm chưa đến 2% nhu cầu hàng ngày của Đức, nhưng nguồn cung cấp trực tiếp từ Pháp được ví như “cánh tay đắc lực” trợ giúp nước láng giềng trong bối cảnh khan hiếm năng lượng. 

 

Theo thỏa thuận mà hai quốc gia lớn nhất của khu vực đồng euro đạt được sau khi Nga thực hiện chiến dịch đặc biệt vào Ukraine, Đức cũng cam kết cung cấp cho Pháp một lượng điện bổ sung nếu quốc gia này cần. 

 

Hoa Nguyễn - Theo reuters.

Đọc thêm: GBP/NZD có xu hướng thoái lui đơn giản

 

Bài viết liên quan

Cùng chủ đề

Vtradetop.com
Liên hệ
Mail

VTrade là 1 trong các diễn đàn Forex lớn và uy tín nhất tại Việt Nam. Cập nhật tin tức 24h nhanh nhất từ thị trường tài chính thế giới: tiền tệ, ngoại hối, chứng khoán phái sinh quốc tế, chứng khoán Mỹ, crypto, chỉ số kinh tế, ngân hàng trung ương, vàng và dầu. Ngoài ra Vtrade là một trang web đánh giá sàn Forex, sàn giao dịch tiền điện tử Việt Nam và quốc tế tốt nhất. Thông qua những bài đánh giá sàn này sẽ giúp cho nhà đầu tư có cái nhìn tổng thể trên con đường lựa chọn nơi đầu tư.

©2024 VTrade. All rights reserved.