Vàng đen đi xuống khi châu Âu nỗ lực đối phó với khủng hoảng nguồn cung

Mở đầu tuần, Vàng đen đi xuống trong bối cảnh châu Âu đang nỗ lực tìm cách giảm tiêu thụ nhiên liệu và nguồn cung thay thế dầu Nga. Bên cạnh đó, lo ngại FED tăng lãi suất cũng sẽ tác động đến nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu.

Vàng đen đi xuống khi châu Âu nỗ lực đối phó với khủng hoảng nguồn cung
Vtrade_Admin

08:43, 25/07/2022

190

VIEW

Mở đầu tuần, Vàng đen đi xuống trong bối cảnh châu Âu đang nỗ lực tìm cách giảm tiêu thụ nhiên liệu và nguồn cung thay thế dầu Nga. Bên cạnh đó, lo ngại FED tăng lãi suất cũng sẽ tác động đến nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu. 

TraderHub

Giá dầu Brent giao kỳ hạn giao tháng 9 giảm 48 xu, tương đương 0,5%, xuống 102,72 USD / thùng lúc 07h55 giờ Việt Nam. 

 

Giá dầu thô WTI của Mỹ giao tháng 9 giảm 65 xu, tương đương 0,7% xuống 94,05 USD / thùng. 

 

Kazuhiko Saito, chuyên gia phân tích tại Fujitomi Securities Co Ltd., cho biết: “Tâm lý thị trường có thể sẽ tiếp tục giảm trong bối cảnh lo ngại rằng việc tăng lãi suất sẽ làm giảm nhu cầu nhiên liệu toàn cầu. Bên cạnh đó, Libya nối lại cung cấp sản lượng dầu thô sẽ khiến tình trạng khan hiếm nguồn cung giảm bớt.” 

 

Giá dầu tương lai đã biến động trong thời gian gần đây khi các nhà giao dịch đang chờ đón tín hiệu tăng lãi suất từ FED. Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng nỗ lực điều hòa sự thay đổi này để hạn chế tác động tới kinh tế, tránh cắt giảm tăng trưởng về nhu cầu, đi ngược lại với bối cảnh nguồn cung thắt chặt. 

 

Các quan chức tại Cục Dự trữ Liên bang Mỹ FED đã tuyên bố ngân hàng trung ương có thể sẽ tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản tại cuộc họp ngày 26-27 tháng 7.

 

Về nguồn cung, Tập đoàn Dầu mỏ Quốc gia Libya (NOC) đặt mục tiêu đưa sản lượng trở lại 1,2 triệu thùng / ngày (bpd) trong hai tuần. 

 

Tuần trước, Liên minh châu Âu EU cho biết họ sẽ cho phép các công ty nhà nước của Nga vận chuyển dầu đến các nước thứ ba theo một điều chỉnh của các biện pháp trừng phạt, đã được các thành viên thông qua nhằm hạn chế rủi ro an ninh năng lượng toàn cầu. 

 

Tuy nhiên, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga Elvira Nabiullina hôm thứ Sáu cho biết Nga sẽ không cung cấp dầu cho các quốc gia quyết định áp đặt trần giá đối với hàng hóa của họ. 

 

Matthew Baldwin, Phó tổng giám đốc bộ phận năng lượng của Ủy ban châu Âu, cho biết Liên minh châu Âu vẫn đang trong  vòng xoáy tìm kiếm nguồn cung nhiên liệu bổ sung từ Nigeria để bù đắp cho nguồn hàng thiếu hụt từ Nga.

 

Vị chuyên gia này nắm được rằng Nigeria đang cải thiện an ninh ở đồng bằng sông Niger và sau tháng 8 sẽ có kế hoạch mở lại đường ống Trans Niger, điều này sẽ mang lại nhiều xuất khẩu khí đốt hơn sang châu Âu.

 

EU nhập khẩu 14% tổng nguồn cung cấp LNG từ Nigeria và có khả năng con số này sẽ tăng hơn gấp đôi. 

 

Sản lượng dầu và khí đốt ở Nigeria đang bị ảnh hưởng do bị thất thoát và đường ống bị hư hại, khiến khu vực sản xuất khí đốt Nigeria LNG Ltd tại Bonny Island hoạt động với 60% công suất.

 

Baldwin cho biết: “Nếu chúng tôi có thể tăng lên đến hơn 80%, vào thời điểm đó, thì sẽ có thêm LNG để vận chuyển hàng hóa đến châu Âu. Giới chức Nigeria cho biết, họ rất sẵn sàng đối thoại và gặp gỡ thêm một lần nữa vào cuối tháng 8 vì thời điểm đó, họ có thể có tiến triển về nguồn cung.” 

Ủy ban châu Âu cho biết các nước thành viên EU nên cắt giảm 15% việc sử dụng khí đốt từ tháng 8 đến tháng 3. Đây là mức tự nguyện nhưng về lâu dài sẽ trở thành bắt buộc nếu khu vực này tuyên bố tình trạng khẩn cấp.

 

Năm ngoái, Nigeria đã xuất khẩu 23 tỷ mét khối (bcm) khí đốt sang EU, nhưng con số này đã giảm dần trong những năm qua. Trước đó, trong năm 2018, EU đã mua 36 bcm LNG từ Nigeria.

 

Liên quan đến giải pháp đối phó với khủng hoảng nhiên liệu sắp tới tại khu vực này. Các đặc phái viên châu Âu đã đưa ra một đề xuất các thành viên trong khối cần phải cắt giảm tiêu thụ khí đốt để chuẩn bị đối phó với tình trạng khan hiếm khí đốt, do hạn chế nguồn cung từ châu Âu. Trong tuần tới, giới chức EU hy vọng sẽ đạt được một thỏa hiệp về mức cắt giảm chung này. 

 

Mức đề xuất hiện nay là 15% từ tháng 8 đến tháng 3 năm 2023 đã vấp phải sự phản đối và chỉ trích từ hàng loạt các quốc gia như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Hy Lạp. Trong khi đó, ý kiến từ giới chức các nước Đan Mạch, Pháp, Ireland, Ý, Malta, Hà Lan và Ba Lan là khá e ngại về sự khả thi của phương án này. 

 

Theo một đề xuất của Cộng hòa Séc, quốc gia hiện đang giữ chức chủ tịch luân phiên của EU, chính phủ các nước thành viên sẽ phải chấp thuận bất kỳ đề xuất nào của EU về việc cắt giảm tiêu thụ nhiên liệu nếu đó là bắt buộc. 

 

Một số quốc gia phàn nàn rằng việc cắt giảm hàng loạt 15% sẽ tạo ra nhiều áp lực và khó khăn cho những người phải chịu trách nhiệm về việc đảm bảo nguồn cung khí đốt của các hộ gia đình, khu công nghiệp. 

 

Các đặc phái viên sẽ thảo luận về các sửa đổi bổ sung có thể có trong tuần này trước khi các bộ trưởng năng lượng họp trong một phiên họp khẩn cấp.

 

Một nhà ngoại giao nhận định, "Đây có lẽ không phải là điều chỉnh tốt. Vẫn còn nhiều việc phải làm”.

 

Bộ trưởng Năng lượng Tây Ban Nha Teresa Ribera cho biết, Tây Ban Nha chia sẻ mục tiêu cuối cùng trong đề xuất của các nhà điều hành EU, và tin rằng có nhiều biện pháp hiệu quả hơn là cắt giảm nhu cầu khí đốt và cắt giảm đồng bộ.

 

Bà chia sẻ thêm: “Điều cần thiết là phản ứng của châu Âu đối với bối cảnh này ra sao và quan trọng hơn là giải pháp này được cho là không công bằng và gây thiệt hại về mặt kinh tế cho công dân và ngành công nghiệp của chúng tôi.”

 

Tuần trước, Ủy ban châu Âu cho biết nhu cầu cắt giảm tiêu thụ khí đốt là rất rõ ràng và vấn đề năng lượng có thể nhanh chóng trở thành một vấn đề kinh tế rộng hơn.

 

Hoa Nguyễn - Theo reuters.com

Đọc thêm: Bitcoin “thủng” mốc 22.400 USD; cổ phiếu Coinbase hấp dẫn nhà đầu tư tổ chức

Bài viết liên quan

Cùng chủ đề

Vtradetop.com
Liên hệ
Mail

VTrade là 1 trong các diễn đàn Forex lớn và uy tín nhất tại Việt Nam. Cập nhật tin tức 24h nhanh nhất từ thị trường tài chính thế giới: tiền tệ, ngoại hối, chứng khoán phái sinh quốc tế, chứng khoán Mỹ, crypto, chỉ số kinh tế, ngân hàng trung ương, vàng và dầu. Ngoài ra Vtrade là một trang web đánh giá sàn Forex, sàn giao dịch tiền điện tử Việt Nam và quốc tế tốt nhất. Thông qua những bài đánh giá sàn này sẽ giúp cho nhà đầu tư có cái nhìn tổng thể trên con đường lựa chọn nơi đầu tư.

©2024 VTrade. All rights reserved.