Giá dầu thô vượt 83 USD/thùng

Trong phiên sáng ngày 13/1, giá dầu chịu sức ép nhẹ khi mà các số liệu lạm phát của Trung Quốc làm gia tăng lo ngại về nguy cơ giảm phát của nền kinh tế thứ hai thế giới. Cụ thể, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) không đổi so với tháng 11 và tăng 1,8% so với năm ngoái, trong khi chỉ số giá sản xuất (PPI) giảm 0,7% so với một năm trước.

Giá dầu thô vượt 83 USD/thùng
Vtrade_Admin

02:13, 14/01/2023

259

VIEW

Trong phiên sáng ngày 13/1, giá dầu chịu sức ép nhẹ khi mà các số liệu lạm phát của Trung Quốc làm gia tăng lo ngại về nguy cơ giảm phát của nền kinh tế thứ hai thế giới. Cụ thể, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) không đổi so với tháng 11 và tăng 1,8% so với năm ngoái, trong khi chỉ số giá sản xuất (PPI) giảm 0,7% so với một năm trước. 

Giá dầu thô vượt 83 USD/thùng-1

 

 

Cụ thể, Giá dầu WTI tăng 1,27% lên 78,39 USD/thùng, và giá dầu thô Brent tăng 1,39% lên 83,82 USD/thùng.

 

Đà tăng của giá dầu thực sự rõ ràng hơn trong phiên tối, khi thị trường đón nhận số liệu lạm phát đầy tích cực của Mỹ. Chỉ số CPI giảm nhẹ 0,1% so với tháng 11 và mức tăng trưởng theo năm dù vẫn là 6,5%, nhưng đã hạ nhiệt so với tháng trước. Chỉ số CPI lõi (ngoại trừ giá năng lượng và thực phẩm) dù tăng nhưng cũng không cao hơn so với dự báo. CPI lõi tăng 0,3% trong tháng 12 và cao hơn 5,7% so với cùng kỳ năm trước.

 

Lạm phát hạ nhiệt củng cố thêm kỳ vọng của các nhà đầu tư về khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ làm chậm tốc độ tăng lãi suất. Xác suất cho kịch bản Fed tăng 25 điểm cơ bản trong cuộc họp tháng 1 đã tăng từ 77% lên 95%, hoàn toàn đảo so với kịch bản tăng 50 điểm cơ bản.

 

Tuy nhiên, giá dầu không giảm nhiều khi mà các nhà đầu tư kỳ vọng áp lực lạm phát thấp sẽ khiến Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) sẽ có nhiều cơ hội hơn để cắt giảm lãi suất và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

 

Rosneft của Nga đang tìm cách cấp khí đốt cho Trung Quốc thông qua đường ống Sức mạnh Siberia 2 (Power Of Siberia 2).

 

 

Rosneft được cho là đang tìm cách xuất khẩu khí đốt từ các nguồn dự trữ nằm ở phía nam của lãnh thổ Krasnoyarsk và ở vùng Irkutsk. Hai khu vực này có trữ lượng khí đốt lần lượt là 1 nghìn tỉ mét khối và 0,5 nghìn tỉ mét khối.

 

Ngoài việc là công ty dầu khí lớn nhất của Nga, Rosneft còn là nhà sản xuất khí đốt tự nhiên lớn thứ ba của nước này sau Gazprom và Novatek.

 

Giám đốc điều hành của Rosneft, ông Igor Sechin, đã gửi thư cho Tổng thống Nga Vladimir Putin vào tháng 12.2022, đề xuất đưa Rosneft trở thành nhà cung cấp khí đốt tiềm năng qua đường ống Sức mạnh Siberia 2, ngoài Gazprom, các nguồn thạo tin tiết lộ.

 

Giá dầu thô vượt 83 USD/thùng-2

Đường ống Sức mạnh Siberia, đi vào hoạt động cuối năm 2019 sau 8 năm xây dựng, hiện được sử dụng để vận chuyển khí đốt đến Trung Quốc theo thỏa thuận dài hạn song phương. Đường ống khổng lồ dự kiến hoàn thành và đi vào hoạt động đầy đủ vào năm 2025. Sức mạnh Siberia sẽ cung cấp cho Trung Quốc 38 tỉ mét khối khí đốt của Nga hàng năm, bắt đầu từ năm 2024.

 

Sức mạnh Siberia 2, tuyến thứ hai của đường ống, dự kiến đi vào hoạt động năm 2030. Đường ống mới sẽ kết nối các mỏ khí đốt ở phía tây và phía đông nước Nga để đưa khí đốt đến Trung Quốc qua Mông Cổ.

 

Hoa Nguyễn 

Đọc thêm: Giá cổ phiếu Silvergate “bốc hơi” gần 50% sau loạt tin xấu

 

 

 

Bài viết liên quan

Cùng chủ đề

Vtradetop.com
Liên hệ
Mail

VTrade là 1 trong các diễn đàn Forex lớn và uy tín nhất tại Việt Nam. Cập nhật tin tức 24h nhanh nhất từ thị trường tài chính thế giới: tiền tệ, ngoại hối, chứng khoán phái sinh quốc tế, chứng khoán Mỹ, crypto, chỉ số kinh tế, ngân hàng trung ương, vàng và dầu. Ngoài ra Vtrade là một trang web đánh giá sàn Forex, sàn giao dịch tiền điện tử Việt Nam và quốc tế tốt nhất. Thông qua những bài đánh giá sàn này sẽ giúp cho nhà đầu tư có cái nhìn tổng thể trên con đường lựa chọn nơi đầu tư.

©2024 VTrade. All rights reserved.