Giá dầu tăng hơn 1% trước kế hoạch cắt giảm sản lượng của Nga

Trong phiên giao dịch ngày 10/2, giá dầu tăng hơn 1%, ghi nhận một tuần khởi sắc khi Nga công bố kế hoạch giảm sản lượng dầu vào tháng tới sau khi phương Tây áp đặt trần giá đối với dầu và các sản phẩm dầu của nước này.

Giá dầu tăng hơn 1% trước kế hoạch cắt giảm sản lượng của Nga
Vtrade_Admin

03:04, 14/02/2023

288

VIEW

Trong phiên giao dịch ngày 10/2, giá dầu tăng hơn 1%, ghi nhận một tuần khởi sắc khi Nga công bố kế hoạch giảm sản lượng dầu vào tháng tới sau khi phương Tây áp đặt trần giá đối với dầu và các sản phẩm dầu của nước này.

Giá dầu tăng hơn 1% trước kế hoạch cắt giảm sản lượng của Nga-1

 

Dầu thô Brent kỳ hạn tăng 1,41 USD, tương đương 1,67%, lên 85,91 USD/thùng vào lúc 21h58 giờ Việt Nam. Hợp đồng tương lai dầu thô WTI của Mỹ tăng 1,14 USD, tương đương 1,46%, ở mức 79,20 USD.

 

 

Cả hai hợp đồng đều tăng hơn 2 USD vào đầu phiên và ghi nhận mức tăng hàng tuần gần 8%.

 

Phó Thủ tướng Alexander Novak hôm thứ Sáu cho biết, Nga có kế hoạch giảm sản lượng dầu thô trong tháng 3 xuống 500.000 thùng mỗi ngày (bpd), tương đương khoảng 5% sản lượng. 

 

Các quốc gia phương Tây đã áp đặt một loạt các hạn chế trong nỗ lực siết chặt nguồn thu từ dầu mỏ của Nga để đáp trả các hành động của nước này ở Ukraine. Việc cắt giảm sản lượng cho thấy rằng mức giá trần và lệnh cấm gần đây của Liên minh châu Âu đối với các sản phẩm dầu mỏ của Nga có hiệu lực vào ngày 5 tháng 2, đã có một số tác động tới thị trường.

Nhà phân tích Giovanni Staunovo của UBS cho biết: “Chúng tôi tin rằng quyết định cắt giảm sản lượng dầu không hoàn toàn là một quyết định tự nguyện… vì các yếu tố thị trường có thể buộc phía Nga phải đưa ra quyết định này”.

 

Sản lượng của Nga năm ngoái bất chấp những dự đoán về sự sụt giảm, nhưng việc bán dầu của nước này sẽ gặp khó khăn hơn khi đối mặt với các lệnh trừng phạt mới.

 

OPEC+ không có kế hoạch hành động sau khi Nga tuyên bố cắt giảm sản lượng dầu, hai đại biểu của OPEC+ nói với Reuters.

 

Ole Hansen, trưởng bộ phận chiến lược hàng hóa tại Saxo Bank cho biết: “Mặc dù tăng 3% sau thông tin trên nhưng dầu thô Brent tiếp tục giao dịch trong phạm vi phổ biến kể từ tháng 11”.

 

Những lo ngại về kinh tế tiếp tục thu hút sự chú ý của thị trường, gây thêm áp lực về giá vào sáng thứ Năm và thứ Sáu tuần vừa qua Trong khi đó, thị trường cũng bị chi phối bởi một số thông tin về nhu cầu suy yếu tại Trung Quốc và lo ngại suy thoái kinh tế ở Mỹ. Sự gia tăng số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần của Mỹ và hàng tồn kho dầu cao hơn kéo theo tâm lý kém lạc quan. 

 

Ngân hàng Goldman Sachs đã hạ dự báo giá dầu Brent năm 2023 xuống 92 USD/thùng (bbl) từ 98 USD/thùng và dự báo giá năm 2024 từ 105 USD/thùng xuống 100 USD/thùng.

 

Tuy nhiên, việc cắt giảm sản lượng của Nga có thể đẩy nhanh đà tăng giá dầu thô dự kiến vào cuối năm nay. 

 

Các quan chức của Tổ chức OPEC chia sẻ rằng dầu có thể tiếp tục tăng vào năm 2023 khi nhu cầu của Trung Quốc phục hồi nhờ quốc gia này đã nới lỏng các biện pháp chống dịch COVID 19. 

 

Giá dầu tăng hơn 1% trước kế hoạch cắt giảm sản lượng của Nga-2

Đức hiện đang tiến hành đàm phán cấp cao với Oman về nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên. 

 

Hai bên đang cố gắng để ký kết một thỏa thuận dài hạn về khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) kéo dài ít nhất 10 năm trong bối cảnh Berlin tìm kiếm các giải pháp thay thế cho nguồn cung cấp nhiên liệu của Nga. 

 

Châu Âu vẫn đang nỗ lực tìm nguồn cung để thay thế khí đốt của Nga kể từ năm ngoái sau khi căng thăng tại  Ukraine diễn ra. Tập đoàn dầu khí nhà nước Gazprom (GAZP.MM) của Nga đã giảm dần nguồn cung và sau đó tạm dừng hoạt động cung cấp dầu sang châu Âu. 

 

Tháng 9/2022, công ty năng lượng RWE (RWEG.DE) đã đảm bảo sẽ triển khai một thỏa thuận LNG với ADNOC của UAE (ADNOC.UL) và Đức để tìm kiếm nguồn cung khác thông qua các công ty như Uniper (UN01.DE) và Sefe. Cả hai đều được Berlin quốc hữu hóa vào năm ngoái .

 

Một số nguồn tin cho biết thỏa thuận với Oman sẽ có giá trị từ 0,5-1 triệu tấn mỗi năm (mtpa), với một chỉ định khoảng 0,8 triệu tấn trong 10 năm.

 

Giá dầu diesel của Mỹ giảm khi lệnh cấm nhập khẩu dầu Nga của châu Âu bắt đầu có hiệu lực. 

 

Một số nguồn tin tiết lộ rằng Uniper đã tham gia vào các cuộc đàm phán. Công ty đã thảo luận với Oman về một thỏa thuận amoniac, sau khi tập đoàn này ký thỏa thuận với dự án hydro HYPORT Duqm của Oman vào năm 2021. Hiện cuộc đàm phán đang dừng lại ở việc thỏa thuận bao tiêu đối với amoniac xanh.

 

Bộ năng lượng của Oman và phía Đức cũng chưa đưa ra bình luận chính thức nào. 

 

Nền kinh tế lớn nhất châu Âu hy vọng sẽ thay thế tất cả nguồn cung năng lượng của Nga vào giữa năm 2024. Đây được xem là một mục tiêu lớn đối với một quốc gia phụ thuộc phần lớn vào khí đốt tự nhiên để cung cấp năng lượng cho ngành công nghiệp trong nước.

 

Đức đã tổ chức các cuộc đàm phán trong nhiều tháng liền với Qatar - nhà sản xuất LNG lớn nhất thế giới để cung cấp thêm nguồn cung cấp, nhưng hiện vẫn chưa có kết quả. Doha đề xuất các hợp đồng 20 năm, phù hợp với các mục tiêu về khí hậu của Berlin.

Vào tháng 11, QatarEnergy và ConocoPhillips (COP.N) đã ký hai thỏa thuận mua bán để xuất khẩu 2 triệu tấn LNG hàng năm sang Đức trong ít nhất 15 năm kể từ năm 2026.

 

Mặc dù các thỏa thuận cung cấp khí đốt với Qatar sẽ có lợi cho Đức, tuy nhiên vẫn không thể giảii quyết ngay lập tức cuộc khủng hoảng năng lượng căng thẳng hiện nay. 

 

Hoa Nguyễn 

Đọc thêm: Paypal dự báo lợi nhuận cao hơn ước tính của Phố Wall, liệu cổ phiếu có thể tăng lên mức 80,50?

 

 

Bài viết liên quan

Cùng chủ đề

Vtradetop.com
Liên hệ
Mail

VTrade là 1 trong các diễn đàn Forex lớn và uy tín nhất tại Việt Nam. Cập nhật tin tức 24h nhanh nhất từ thị trường tài chính thế giới: tiền tệ, ngoại hối, chứng khoán phái sinh quốc tế, chứng khoán Mỹ, crypto, chỉ số kinh tế, ngân hàng trung ương, vàng và dầu. Ngoài ra Vtrade là một trang web đánh giá sàn Forex, sàn giao dịch tiền điện tử Việt Nam và quốc tế tốt nhất. Thông qua những bài đánh giá sàn này sẽ giúp cho nhà đầu tư có cái nhìn tổng thể trên con đường lựa chọn nơi đầu tư.

©2024 VTrade. All rights reserved.