Giá dầu khởi sắc khi nguồn cung tiếp tục thắt chặt

Trong phiên giao dịch ngày 4 tháng 10, giá dầu tăng lên sau khi nhiều triển vọng cho thấy OPEC + có thể thống nhất với phương án cắt giảm lớn sản lượng dầu thô lớn nhất từ trước tới nay để cân đối giá cả.

Giá dầu khởi sắc khi nguồn cung tiếp tục thắt chặt
Vtrade_Admin

01:53, 05/10/2022

270

VIEW

Trong phiên giao dịch ngày 4 tháng 10, giá dầu tăng lên sau khi nhiều triển vọng cho thấy OPEC + có thể thống nhất với phương án cắt giảm lớn sản lượng dầu thô lớn nhất từ trước tới nay để cân đối giá cả. 

Giá dầu khởi sắc khi nguồn cung tiếp tục thắt chặt

Dầu thô Brent tăng 64 xu, tương đương 0,7%, lên 89,50 USD / thùng vào lúc 15 giờ 23 giờ Việt Nam sau khi tăng hơn 4% trong phiên trước.

Dầu thô WTI của Mỹ tăng 46 xu, tương đương 0,6% lên 84,09 USD / thùng, sau khi tăng hơn 5% trong phiên trước.

Thông tin dự đoán cho biết, OPEC+ dự kiến ​​sẽ cắt giảm sản lượng hơn 1 triệu thùng mỗi ngày (bpd) trong cuộc họp sắp tới.

 

Các nguồn cắt giảm không tự nguyện của các thành viên có thể là nguyên nhân dẫn đến lần ra quyết định cắt giảm lớn nhất kể từ khi COVID 19 ập đến. 

Fitch Solutions cho biết: “Chúng tôi mong đợi một đợt cắt giảm đáng kể sẽ được triển khai vì điều này không chỉ giúp thắt chặt các nguyên tắc vật lý cơ bản mà còn gửi một tín hiệu quan trọng đến thị trường.” 

 

Bộ trưởng Dầu mỏ Kuwait cho biết OPEC+ sẽ đưa ra quyết định phù hợp để đảm bảo việc cung cấp năng lượng và phục vụ lợi ích của các nhà sản xuất cũng như người tiêu dùng. 

 

Chuyên gia phân tích Edward Moya của OANDA, cho biết: "Bất chấp tình hình căng thẳng đang diễn ra tại Ukraine, OPEC+ chưa bao giờ mạnh đến mức này và họ sẽ làm bất cứ điều gì cần thiết để đảm bảo ổn định giá cả.” 

 

OPEC + đã tăng sản lượng trong năm nay sau khi cắt giảm kỷ lục vào năm 2020 khi đại dịch cắt giảm nhu cầu.

 

Nhưng trong những tháng gần đây, tổ chức này đã không đạt được mức tăng sản lượng theo kế hoạch, mất 3,6 triệu thùng / ngày trong tháng 8.

 

Sau nhiều tháng xung đột leo thang ở Ukraine và việc một số cường quốc trên thế giới ngày càng “thờ ơ” với nguồn cung năng lượng của Nga, thì vẫn có một số quốc gia tuyên bố chưa thể sẵn sàng ngừng mua khí đốt từ xứ Bạch Dương.

 

Trong bối cảnh châu Âu và Bắc Mỹ quay lưng lại với dầu và khí đốt của Nga, điều này đã khiến giá năng lượng của Nga có tính cạnh tranh cao vào thời điểm thế giới đang phải đối mặt với chi phí năng lượng và lạm phát gia tăng. Đây lại chính là cơ hội để Trung Quốc, Ấn Độ và một số cường quốc khác phát triển quan hệ thương mại với Nga hơn nữa, nhằm tranh thủ mua năng lượng giá rẻ. Trong những tháng gần đây, lượng hàng nhập khẩu với giá rẻ từ Nga đổ sang Trung Quốc nhiều hơn vì nước này được hưởng lợi từ việc giá giảm sau các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với dầu và khí đốt của Nga. 

Cuộc gặp của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với tổng thông Nga Vladimir Putin tại Uzbekistan trong tháng này đã thể hiện cam kết của hai nhà lãnh đạo đối với các mối quan hệ thương mại ngày càng sâu sắc giữa hai bên. Đây là những trao đổi có lợi cả đôi đường khi mà Trung Quốc có thể tiếp cận năng lượng giá rẻ và Nga thì đang đi tìm đầu ra thay thế cho châu Âu. Hai quốc gia thậm chí đã bắt đầu sử dụng đồng nôi tệ của mình nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào đồng đô la Mỹ.

 

Ước lượng, Trung Quốc đã nhập khẩu năng lượng của Nga nhiều hơn 17% trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 7 năm nay so với cùng kỳ năm trước. Nhập khẩu LNG từ Nga đã tăng 50%, than tăng 6% và điện - qua một đường dây truyền rộng hơn - tăng 39%. Tổng cộng, Trung Quốc đã chi 43,68 tỷ USD để nhập khẩu năng lượng của Nga vào năm 2022.

 

 

Tuy nhiên, giới phân tích nhận định việc Trung Quốc đang phát triển sâu hơn mối quan hệ với Nga không chỉ nhằm vào phương Tây mà do hàng hoá của Nga đang có mức giá rất cạnh tranh. Ước tính, Trung Quốc đã tiết kiệm được khoảng 3 tỷ USD nhờ việc mua dầu thô giá rẻ từ Nga ở mức giá 708 USD/tấn thay vì các nguồn cung cấp khác có giá khoảng 816 USD / tấn. Do đó, đây không phải là quốc gia duy nhất “lựa chọn” Nga vì gía năng lượng cạnh tranh khi mà cả thế giới đang loay hoay với nguồn cung năng lượng khan hiếm và giá cả tăng cao. 

 

Mỹ và Mexico chấp thuận mở rộng đàm phán về tranh cãi năng lượng 

Chính quyền tổng thống Joe Biden sẽ tiếp tục tham vấn với Mexico về chính sách năng lượng quốc gia sau khi hoàn thành khoảng thời gian tối thiểu cần thiết cho các cuộc đàm phán theo thỏa thuận thương mại thay vì yêu cầu trọng tài phân giải.

 

Thứ hai ngày 3/10 đánh dấu sự kết thúc của thời hạn 75 ngày ban đầu để đi đến một thỏa thuận trước khi Mỹ có quyền yêu cầu ban hội thẩm giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, theo Hiệp định thương mại Mỹ-Mexico-Canada năm 2020 cho phép các cuộc đàm phán được kéo dài với thỏa thuận của tất cả các bên.

 

Phía Mỹ hy vọng rằng sau khi yêu cầu các cuộc tham vấn vào tháng Bảy và bắt đầu vào tháng Tám, Mỹ "sẽ duy trì động lực tích cực này để giải quyết những lo ngại này của các nhà sản xuất năng lượng Mỹ và nâng cao khả năng cạnh tranh của Bắc Mỹ". 

 

Mỹ và Canada hồi tháng 7 đã khiếu nại chống lại chính sách năng lượng dân tộc chủ nghĩa của chính phủ Tổng thống Andres Manuel Lopez Obrador, do cho rằng chính sách này phân biệt đối xử đối với các công ty từ hai quốc gia này trong bối cảnh nỗ lực hoạt động tại quốc gia Mỹ Latinh.

 

Hoa Nguyễn - Theo reuters.com

Đọc thêm: Học Warren Buffett đầu tư ngay cổ phiếu chia cổ tức Apple, Bank of America và Chevron

 

Bài viết liên quan

Cùng chủ đề

Vtradetop.com
Liên hệ
Mail

VTrade là 1 trong các diễn đàn Forex lớn và uy tín nhất tại Việt Nam. Cập nhật tin tức 24h nhanh nhất từ thị trường tài chính thế giới: tiền tệ, ngoại hối, chứng khoán phái sinh quốc tế, chứng khoán Mỹ, crypto, chỉ số kinh tế, ngân hàng trung ương, vàng và dầu. Ngoài ra Vtrade là một trang web đánh giá sàn Forex, sàn giao dịch tiền điện tử Việt Nam và quốc tế tốt nhất. Thông qua những bài đánh giá sàn này sẽ giúp cho nhà đầu tư có cái nhìn tổng thể trên con đường lựa chọn nơi đầu tư.

©2024 VTrade. All rights reserved.