Giá dầu hạ nhiệt, nhiều quốc gia tăng cường dự trữ khí đốt

Trong phiên giao dịch ngày 6 tháng 9, giá dầu giảm sau khi tăng 3 USD trong phiên trước. Sau cuộc họp OPEC+ quyết định cắt giảm sản lượng 100.000 thùng / ngày vào tháng 10, được coi là một động thái mang tính biểu tượng để hỗ trợ giá.

Giá dầu hạ nhiệt, nhiều quốc gia tăng cường dự trữ khí đốt
Vtrade_Admin

12:51, 06/09/2022

218

VIEW

Trong phiên giao dịch ngày 6 tháng 9, giá dầu giảm sau khi tăng 3 USD trong phiên trước. Sau cuộc họp OPEC+ quyết định cắt giảm sản lượng 100.000 thùng / ngày vào tháng 10, được coi là một động thái mang tính biểu tượng để hỗ trợ giá. 

vtrade

Dầu thô Brent giao sau giảm 49 xu, tương đương 0,5%, xuống 95,25 USD / thùng vào lúc 13 giờ 38 giờ Việt Nam.

 

Giá dầu thô WTI của Mỹ nhích lên 88,94 USD / thùng và cao hơn 2,07 USD, tương đương 2,4% so với cuối tuần trước. 

 

OPEC+ đã quyết định đảo ngược mức tăng 100.000 thùng / ngày trong tháng 9 sau khi nhà sản xuất dầu hàng đầu Ả Rập Xê Út và các thành viên khác bày tỏ sự lo lắng về đà sụt giảm giá cả bất chấp nguồn cung thắt chặt. 

 

Các nhà phân tích của ANZ Research cho biết: “Động thái này cho thấy OPEC vẫn nghiêm túc trong việc hỗ trợ giá, mặc dù thực tế là việc cắt giảm sẽ ít ảnh hưởng đến động lực cung / cầu trong ngắn hạn”.

 

Người đứng đầu chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu cho biết ông không dám hy vọng vào việc thỏa thuận hạt nhân với Iran sẽ sớm đạt được. Vì vậy, việc Iran cung cấp khoảng 1 triệu thùng / ngày ra thị trường sẽ còn ở phía trước.

 

Nhà kinh tế cấp cao của Westpac, Justin Smirk, cho biết việc dầu Iran quay trở lại có thể chỉ bù đắp sản lượng bị mất từ ​​Nga, do đó không thay đổi nhiều tổng nguồn cung. 

 

OPEC+ nên hài lòng với mức giá hiện nay giao động quanh 90 USD / thùng.

 

Để đối phó với nguồn cung khí đốt hạn hẹp, Đức có kế hoạch giữ hai trong số ba nhà máy điện hạt nhân còn lại của mình ở chế độ chờ. Trước đó, số nhà máy này có kế hoạch đóng cửa vào cuối năm, nhưng hiện cần phải chờ đội tình hình khí đốt để đảm bảo cung cấp đủ điện cho mùa đông. 

 

Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck cho biết, động thái này không có nghĩa là Berlin đang từ bỏ lời hứa từ lâu về việc loại bỏ năng lượng hạt nhân vào cuối năm 2022.

 

Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck nhận định: “Rất khó có thể khẳng định rằng chúng ta sẽ không gặp phải khủng hoảng gì, hay là một tình huống cực đoan nào đó. Tuy nhiên, tôi phải làm mọi thứ cần thiết để đảm bảo nguồn cung ổn định, đầy đủ nhất.” 

 

Nguyên nhân đầu tiên của tình trạng căng thẳng năng lượng là việc Nga tấn công vào Ukraine đẫn tới dòng chảy khí đốt bị tạm ngưng. Điện năng từ khí đốt chiếm 15,3% sản lượng điện của Đức năm ngoái.

 

Ông Habeck cho biết Berlin đang thực hiện các biện pháp để đảm bảo cung cấp điện như phục hồi một số nhà máy nhiệt điện than không hoạt động và nâng cao công suất lưới điện.

 

Tuy nhiên, Đức là một phần của châu Âu, bị ảnh hưởng bởi sự sụt giảm cung cấp khí đốt của Nga, sự siết chặt năng lượng hạt nhân của Pháp và hạn hán đã hạn chế sản xuất thủy điện và cung cấp nước làm mát cho các nhà máy nhiệt điện cũng như cản trở việc vận chuyển than bằng xà lan.

 

EnBW cho biết chính phủ cần tạo ra một khuôn khổ pháp lý để kéo dài tuổi thọ của lò phản ứng hạt nhân và lên kế hoạch chi tiết, trước khi có thể kiểm tra khả năng duy trì ở chế độ chờ.

 

Câu hỏi quan trọng nhất sẽ là kiểm tra xem liệu nó có khả thi về mặt kỹ thuật và tổ chức hay không.

 

Bởi giới phân tích cho biết, theo lý thuyết về kỹ thuật thì các nhà máy điện hạt nhân không phải là nhà máy điện dự trữ có thể được bật và tắt tùy ý. 

 

Chính phủ cho biết vào mùa đông năm 2023-2024, Đức sẽ có thêm khả năng nhập khẩu khí đốt dưới dạng các kho chứa nổi và các đơn vị tái định hóa (FSRU). Tuy nhiên, vẫn chưa thực sự chắc chắn về các khả năng có thể thay thế nguồn cung cấp điện. 

 

Châu Âu chuẩn bị cho kịch bản xấu nhất

 

Trong  ngày 5 tháng 9, giá khí đốt tại châu Âu tiếp tục tăng vọt thêm hơn 30%, lập đỉnh mới vào đầu tuần sau khi Nga tuyên bố sẽ có một đường ống khí đốt dẫn vào châu Âu bị đóng cửa vô thời hạn.  Thông tin này làm dấy lên quan ngại mới về tình trạng thiếu hụt khí đốt và phân bổ nhiên liệu tại châu Âu vào mùa đông này.

 

Cụ thể, giá khí chuẩn đã tăng cao tới 272 euro mỗi megawatt giờ (MWh) khi thị trường mở cửa, ngay sau khi Nga tuyên bố thông tin không mấy khả quan khi đường ống Nord Stream 1 bị rò rỉ có nghĩa là nó sẽ ngừng hoạt động sau khi ngừng bảo trì ba ngày vào tuần trước.

 

Châu Âu đã cáo buộc Nga vũ khí hóa nguồn cung cấp năng lượng để trả đũa các lệnh trừng phạt của phương Tây vốn đang áp đặt lên Moscow do cuộc tấn công vào Ukraine. Nga nói rằng phương Tây đã phát động một cuộc chiến tranh kinh tế và các lệnh trừng phạt đã cản trở hoạt động của đường ống dẫn khí đốt. 

 

Tuần trước, đường ống Nord Stream, chạy dưới Biển Baltic tới Đức, vốn cung cấp khoảng một phần ba lượng khí đốt mà Nga xuất khẩu sang châu Âu nhưng hiện chỉ hoạt độngở mức 20% công suất để bảo trì.

 

Nguồn cung cấp khí đốt của Nga qua Ukraine, một tuyến đường chính khác, cũng bị cắt giảm, khiến EU phải chạy đua tìm nguồn cung cấp thay thế để lưu trữ khí đốt cho mùa đông. Một số bang đã kích hoạt các kế hoạch khẩn cấp về năng lượng, khả năng sẽ phải đối mặt với nguy cơ suy thoái. 

 

Jacob Mandel, cộng sự cấp cao về hàng hóa tại Aurora Energy Research, cho biết: “Nguồn cung đã có thì nay lại càng khan hiếm hơn khi mà phải thay thế nguồn cung khí đốt từ Nga.”

 

Chi phí điện năng cao ngất ngưởng đã buộc một số ngành công nghiệp thiếu năng lượng, như các nhà sản xuất phân bón và nhôm, phải thu hẹp quy mô sản xuất, và khiến các chính phủ EU phải bơm thêm hàng tỷ euro vào các chương trình trợ giúp hộ gia đình. 

 

Không chỉ châu Âu mà nhiều doanh nghiệp ở các quốc gia khác cũng đang đầu tư cho lĩnh vực năng lương. Công ty Santos Ltd của Australia (STO.AX) hôm thứ Hai cho biết họ sẽ chi thêm 311 triệu USD để xây dựng một đường ống mới, vận chuyển khí đốt từ mỏ Barossa ngoài khơi đến nhà máy Darwin LNG ở phía Bắc.

 

Mục tiêu sản xuất khí đốt đầu tiên tại nhà máy Darwin LNG là sử dụng khí Barossa trong nửa đầu năm 2025. Khí đốt từ Barossa sẽ thay thế khí đốt từ mỏ Bayu-Undan, dự kiến sẽ ​​ngừng sản xuất vào cuối năm nay.

 

Đường ống mới cho khí đốt Barossa sẽ giải phóng một đường ống hiện có từ Bayu-Undan để vận chuyển carbon dioxide từ Darwin vào mỏ dầu và khí đốt đã cạn kiệt.

 

Giám đốc điều hành Kevin Gallagher cho biết, "Việc đưa FID (quyết định đầu tư cuối cùng) vào Dự án Nhân bản Đường ống Darwin sẽ giúp dự án Barossa sẵn sàng thu giữ và lưu trữ carbon. Dự án này có tiềm năng thu giữ và lưu trữ tới 10 triệu tấn carbon dioxide mỗi năm."

 

Các đối tác của Santos tại Barossa là công ty năng lượng SK E&S của Hàn Quốc và JERA của Nhật Bản

 

Hoa Nguyễn - Theo reuters.com

Đọc thêm: AUD/USD giảm khi RBA nâng lãi suất lên ngưỡng cao nhất kể từ năm 2015

 

Bài viết liên quan

Cùng chủ đề

Vtradetop.com
Liên hệ
Mail

VTrade là 1 trong các diễn đàn Forex lớn và uy tín nhất tại Việt Nam. Cập nhật tin tức 24h nhanh nhất từ thị trường tài chính thế giới: tiền tệ, ngoại hối, chứng khoán phái sinh quốc tế, chứng khoán Mỹ, crypto, chỉ số kinh tế, ngân hàng trung ương, vàng và dầu. Ngoài ra Vtrade là một trang web đánh giá sàn Forex, sàn giao dịch tiền điện tử Việt Nam và quốc tế tốt nhất. Thông qua những bài đánh giá sàn này sẽ giúp cho nhà đầu tư có cái nhìn tổng thể trên con đường lựa chọn nơi đầu tư.

©2024 VTrade. All rights reserved.