Châu Âu lên kế hoạch dự phòng khí đốt khi vàng đen giảm giá

Trong phiên giao dịch ngày 7 tháng 9, giá dầu tiếp tục kéo dài đà giảm do lo ngại tình hình COVID-19 căng thẳng hơn khiến Trung Quốc nhập khẩu hạn chế. Thêm vào đó, việc các ngân hàng dự định tăng lãi suất làm dấy lên lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu và tăng trưởng nhu cầu nhiên liệu giảm.

Châu Âu lên kế hoạch dự phòng khí đốt khi vàng đen giảm giá
Vtrade_Admin

08:46, 07/09/2022

418

VIEW

Trong phiên giao dịch ngày 7 tháng 9, giá dầu tiếp tục kéo dài đà giảm do lo ngại tình hình COVID-19 căng thẳng hơn khiến Trung Quốc nhập khẩu hạn chế. Thêm vào đó, việc các ngân hàng dự định tăng lãi suất làm dấy lên lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu và tăng trưởng nhu cầu nhiên liệu giảm.

Châu Âu lên kế hoạch dự phòng khí đốt khi vàng đen giảm giá

Dầu thô Brent giao sau giảm 1,12 USD, tương đương 1,2%, xuống 91,71 USD / thùng vào lúc 08h13 giờ Việt Nam sau khi trượt 3% trong phiên trước đó. Giá dầu thô WTI của Mỹ giảm 1,25 USD, tương đương 1,4%, xuống 85,63 USD / thùng.

 

Dầu tăng mạnh trong phiên đầu tuần sau khi OPEC+ quyết định cắt giảm sản lượng 100.000 thùng/ngày trong tháng 10. 

 

Edward Moya, chuyên gia phân tích thị trường cấp cao tại OANDA, cho biết: “Việc OPEC+ hạ sản lượng không phải là việc khó thực hiện trong bối cảnh kinh tế thế giới đang đối mặt với nhiều thách thức. Tăng trưởng kinh tế toàn cầu vẫn ảm đạm bất chấp một số dữ liệu dịch vụ tại Mỹ tốt hơn mong đợi.”

 

Trung Quốc áp dụng chính sách Zero COVID khiến các thành phố như Thành Đô, với 21,2 triệu dân, bị phong tỏa, hạn chế sự di chuyển của người dân và nhu cầu dầu mỏ tại quốc gia tiêu thụ lớn thứ hai thế giới. 

 

Các nhà đầu tư cũng đang theo dõi quyết định tăng lãi suất tiếp theo từ các ngân hàng. Ngân hàng Trung ương châu Âu dự kiến ​​sẽ tăng lãi suất mạnh khi nhóm họp vào thứ Năm. Sau cuộc họp của ECB, một cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Fed sẽ diễn ra vào ngày 21 tháng 9. 

 

Đồng đô la Mỹ mạnh hơn, tăng khoảng 0,5% nhờ những tín hiệu kinh tế Mỹ tích cực hơn, gây áp lực lên giá dầu. Dầu được định giá bằng đô la Mỹ, vì vậy đồng bạc xanh mạnh hơn khiến hàng hóa trở nên đắt hơn đối với những người nắm giữ các loại tiền tệ khác. 

 

 

Các nhà phân tích của ANZ Research cho biết: “Động thái này cho thấy OPEC vẫn nghiêm túc trong việc hỗ trợ giá, mặc dù thực tế là việc cắt giảm sẽ ít ảnh hưởng đến động lực cung / cầu trong ngắn hạn”.

 

 

Nhà kinh tế cấp cao của Westpac, Justin Smirk, cho biết việc dầu Iran quay trở lại có thể chỉ bù đắp sản lượng bị mất từ ​​Nga, do đó không thay đổi nhiều tổng nguồn cung. 

 

Đức và Anh lựa chọn các phương án khí đốt mới 

 

Để đối phó với nguồn cung khí đốt hạn hẹp, Đức có kế hoạch giữ hai trong số ba nhà máy điện hạt nhân còn lại của mình ở chế độ chờ. Trước đó, số nhà máy này có kế hoạch đóng cửa vào cuối năm, nhưng hiện cần phải chờ đội tình hình khí đốt để đảm bảo cung cấp đủ điện cho mùa đông. 

 

Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck cho biết, động thái này không có nghĩa là Berlin đang từ bỏ lời hứa từ lâu về việc loại bỏ năng lượng hạt nhân vào cuối năm 2022.

 

Trong một lần kiểm tra khối lượng nguồn cung của lưới điện cho mùa đông sắp tới thì các quan chức nhận thấy, khả năng bài toán thiếu điện sẽ kéo dài. 

 

Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck nhận định: “Rất khó có thể khẳng định rằng chúng ta sẽ không gặp phải khủng hoảng gì, hay là một tình huống cực đoan nào đó. Tuy nhiên, tôi phải làm mọi thứ cần thiết để đảm bảo nguồn cung ổn định, đầy đủ nhất.” 

 

Bộ trưởng cho biết chính phủ Đức vẫn coi năng lượng hạt nhân là công nghệ không thân thiện với môi trường và ảnh hưởng tới thế hệ tương lai.

 

Nguyên nhân đầu tiên của tình trạng căng thẳng năng lượng là việc Nga tấn công vào Ukraine đẫn tới dòng chảy khí đốt bị tạm ngưng. Điện năng từ khí đốt chiếm 15,3% sản lượng điện của Đức năm ngoái.

 

Ông Habeck cho biết Berlin đang thực hiện các biện pháp để đảm bảo cung cấp điện như phục hồi một số nhà máy nhiệt điện than không hoạt động và nâng cao công suất lưới điện.

 

Tuy nhiên, Đức là một phần của châu Âu, bị ảnh hưởng bởi sự sụt giảm cung cấp khí đốt của Nga, sự siết chặt năng lượng hạt nhân của Pháp và hạn hán đã hạn chế sản xuất thủy điện và cung cấp nước làm mát cho các nhà máy nhiệt điện cũng như cản trở việc vận chuyển than bằng xà lan.

 

Chính phủ cho biết vào mùa đông năm 2023-2024, Đức sẽ có thêm khả năng nhập khẩu khí đốt dưới dạng các kho chứa nổi và các đơn vị tái định hóa (FSRU). Tuy nhiên, vẫn chưa thực sự chắc chắn về các khả năng có thể thay thế nguồn cung cấp điện. 

 

Trong  ngày 5 tháng 9, giá khí đốt tại châu Âu tiếp tục tăng vọt thêm hơn 30%, lập đỉnh mới vào đầu tuần sau khi Nga tuyên bố sẽ có một đường ống khí đốt dẫn vào châu Âu bị đóng cửa vô thời hạn.  Thông tin này làm dấy lên quan ngại mới về tình trạng thiếu hụt khí đốt và phân bổ nhiên liệu tại châu Âu vào mùa đông này.

 

Ngày 7 tháng 9, Cơ quan công nghiệp dầu khí của Anh kêu gọi cấp giấy phép khoan mới ở Biển Bắc và đầu tư nhanh chóng vào lĩnh vực này để giảm thiểu tác động của giá cả leo thang trong bối cảnh lạm phát hiện nay. Đây được đánh giá là cuộc khủng hoảng năng lượng tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ.

 

Thủ tướng đắc cử của Vương quốc Anh Liz Truss đã tuyên bố sẽ hành động ngay lập tức để giúp mọi người đối phó với tình trạng bão giá hiện nay. Nhiều gia đình không đủ điều kiện để sưởi ấm trong mùa đông và đây là động lực hành động của chính phủ mới. 

 

Giá khí đốt tiêu chuẩn của châu Âu đã tăng gấp 4 lần trong năm ngoái do căng thẳng tại Ukraine. 

 

Offshore Energies UK (OEUK), một cơ quan công nghiệp sản xuất dầu, khí đốt, hydro và gió ngoài khơi, cảnh báo rằng Anh có thể đối mặt với tình trạng thiếu năng lượng trong mùa đông này khi giá toàn cầu có thể sẽ vẫn ở mức cao trong ít nhất ba năm.

 

Ross Dornan, giám đốc tình báo thị trường của OEUK cho biết: “Cách tốt nhất để Vương quốc Anh đảm bảo nguồn cung cấp khí đốt và dầu mỏ là tăng cường đầu tư vào các nguồn lực trong nước.” 

Sản lượng khí đốt ở Vương quốc Anh đã tăng 26% trong nửa đầu năm 2022 so với cùng kỳ năm ngoái, được thúc đẩy bởi các dự án mới ngoài khơi bờ biển phía đông nước Anh. đọc thêm

 

OEUK cho biết, mức tăng có thể "tồn tại trong thời gian ngắn" nếu không có sự gia tăng đầu tư. Cơ quan công nghiệp nhận thấy tiềm năng đầu tư vốn trị giá 26 tỷ bảng Anh (30 tỷ USD) vào lĩnh vực dầu khí vào năm 2030.

 

Anh không phụ thuộc trực tiếp vào nhập khẩu khí đốt của Nga, nhưng khả năng kết nối với các nước châu Âu thông qua đường ống và nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ các khu vực khác. Điều này đồng nghĩa với việc, Anh cũng bị ảnh hưởng bởi giá cả leo thang trên toàn cầu.

 

Theo OEUK, nếu không có đầu tư mới, họ sẽ phải nhập khẩu khoảng 80% lượng khí đốt và khoảng 70% lượng dầu mỏ, tăng từ khoảng 60% và 20% hiện nay.

 

Tuy nhiên, cũng có ý kiến trái chiều cho rằng dự án này sẽ không thân thiện với môi trường. 

 

Mới đây, Giám đốc điều hành của công ty dầu khí Enquest của Anh (ENQ.L) cũng thúc giục chính phủ mới cung cấp các ưu đãi đầu tư cho các công ty dầu khí Biển Bắc.

 

EnQuest’s Amjad Bseisu cho biết, tăng cường khoan dầu khí ở Biển Bắc Vương quốc Anh là một trong những giải pháp để giải quyết cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay. 

 

Hoa Nguyễn - Theo reuters.com

Đọc thêm: Bitcoin mất ngưỡng 19.000 USD; Ether giảm khi sự kiện Hợp nhất cận kề

 

Bài viết liên quan

Cùng chủ đề

Vtradetop.com
Liên hệ
Mail

VTrade là 1 trong các diễn đàn Forex lớn và uy tín nhất tại Việt Nam. Cập nhật tin tức 24h nhanh nhất từ thị trường tài chính thế giới: tiền tệ, ngoại hối, chứng khoán phái sinh quốc tế, chứng khoán Mỹ, crypto, chỉ số kinh tế, ngân hàng trung ương, vàng và dầu. Ngoài ra Vtrade là một trang web đánh giá sàn Forex, sàn giao dịch tiền điện tử Việt Nam và quốc tế tốt nhất. Thông qua những bài đánh giá sàn này sẽ giúp cho nhà đầu tư có cái nhìn tổng thể trên con đường lựa chọn nơi đầu tư.

©2024 VTrade. All rights reserved.