Thị trường việc làm đang đi ngược với xu hướng của nền kinh tế

Doanh nghiệp đang tuyển thêm lao động ngay cả khi các dấu hiệu suy thoái kinh tế ngày càng chồng chất.

Thị trường việc làm đang đi ngược với xu hướng của nền kinh tế
Vtrade_Admin

03:26, 13/02/2023

198

VIEW

Doanh nghiệp đang tuyển thêm lao động ngay cả khi các dấu hiệu suy thoái kinh tế ngày càng chồng chất.

Thị trường việc làm đang đi ngược với xu hướng của nền kinh tế-1

Nền kinh tế đang chậm lại, lạm phát đang hạ nhiệt và không có động thái sa thải lao động hàng loạt nào được dự kiến – điều này lẽ ra phải khác.

Tin tức hôm thứ Sáu rằng các nhà tuyển dụng đã tăng cường tuyển dụng trong tháng 1 bằng cách tạo thêm 517.000 việc làm đã gây bất ngờ vì một số lý do. Việc sa thải tại Google (GOOGL) và các công ty công nghệ khác đã thống trị các tiêu đề tin tức. Các bộ phận khác của nền kinh tế đang chậm lại, với vô số chỉ số cho thấy những dấu hiệu cảnh báo về suy thoái kinh tế. Hiệu ứng domino của việc giảm tốc thường dẫn đến sự gia tăng của tỷ lệ thất nghiệp. Các nhà kinh tế đã kỳ vọng những cơn gió ngược đó ít nhất sẽ hạn chế tốc độ tăng trưởng việc làm.

“Rõ ràng đây là câu chuyện của hai nền kinh tế,” Ryan Sweet, chuyên gia kinh tế trưởng phụ trách khu vực Mỹ tại Oxford Economics, cho biết. “Thị trường lao động cực kỳ thắt chặt. Nó rất mạnh, nhưng phần còn lại của nền kinh tế đang chậm lại.”

Hai điều đó thường không đi cùng nhau. Tuy nhiên, đại dịch có thể đã đảo lộn các quy tắc cũ.

“Kinh nghiệm lịch sử có thể sai trong năm 2023,” Matt Matt Colyar, nhà kinh tế tại Moody's Analytics, cho biết. “Do quy mô của đại dịch và những gì nó đã gây ra cho thị trường lao động — các xu hướng mà nó bắt đầu hoặc tăng tốc — khiến cho trải nghiệm ngày nay trở nên khác biệt.”

Thật vậy, kinh nghiệm lịch sử sẽ cho người lao động biết rằng đã đến lúc đánh bóng sơ yếu lý lịch của họ và chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất. Các giám đốc điều hành doanh nghiệp — những người đưa ra quyết định tuyển dụng và sa thải — đang cảm thấy u ám về nền kinh tế hơn bao giờ hết kể từ cuộc Đại suy thoái và đang thực sự kỳ vọng một cuộc suy thoái khác, theo Chỉ số niềm tin CEO của Conference Board. Các chủ doanh nghiệp nhỏ cũng bi quan không kém. Chi tiêu của người tiêu dùng cũng đã giảm vào tháng 11 và tháng 12, cũng như doanh số bán lẻ. Khu vực sản xuất tiếp tục giai đoạn suy yếu kéo dài ba tháng vào tháng 1. Mặc dù vậy, bằng cách nào đó, tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 1 đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 5 năm 1969.

Một bước nhỏ cho tỷ lệ thất nghiệp

Thị trường việc làm đang đi ngược với xu hướng của nền kinh tế-2

Tỷ lệ thất nghiệp đã giảm xuống 3,4% trong tháng 1, mức thấp nhất kể từ tháng 5 năm 1969, thời điểm trước khi tàu Apollo 11 hạ cánh xuống mặt trăng.

Theo các nhà kinh tế, có một số lý do có thể khiến các công ty vẫn tuyển dụng như điên ngay cả khi chiến dịch tăng lãi suất chống lạm phát của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã thắt chặt môi trường kinh tế và hoạt động kinh doanh bắt đầu cạn kiệt.

Một lực lượng lao động nhỏ hơn

Đại dịch đã khiến các nhà tuyển dụng phải cạnh tranh để thuê một nhóm người lao động tương đối nhỏ hơn so với trước COVID-19. Đại dịch đã khiến hàng triệu người nghỉ hưu sớm. Vì vậy, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động hiện nay vẫn thấp hơn nhiều so với mức trước đại dịch, mặc dù đã có một sự gia tăng nhỏ vào tháng 1. Đại dịch cũng ảnh hưởng đến tình trạng nhập cư, khiến lực lượng lao động bị thu hẹp nhiều hơn nữa.

Trên hết, xu hướng nhân khẩu học dài hạn cho thấy dân số sẽ ngày càng già đi và tỷ lệ người về hưu trên mỗi người trong độ tuổi lao động sẽ ngày càng tăng.

Với tình trạng khan hiếm người lao động, các ông chủ doanh nghiệp đang ngày càng miễn cưỡng để họ rời đi trong một cuộc suy thoái tạm thời.

“Các doanh nghiệp đang tích trữ lao động,” Sweet nói.

Colyar nói: “Các nhà tuyển dụng đang đánh giá chính xác rằng trong khoảng 18 tháng qua, họ đã phải vật lộn để tìm người làm việc và họ đã phải vật lộn để giữ chân những người lao động đó — họ tính toán rằng tình trạng đó sẽ không biến mất.

Bên cạnh các yếu tố nhân khẩu học và đại dịch kể trên, các chương trình kích thích tạm thời của chính phủ trong thời kỳ đại dịch, chẳng hạn như tăng thanh toán thất nghiệp, đã giúp nhiều người lao động tự tin hơn để chuyển việc và tìm kiếm mức lương cùng điều kiện làm việc tốt hơn, Elise Gould, chuyên gia kinh tế cấp cao tại Viện Chính sách Kinh tế, một think tank cấp tiến, cho biết. Điều đó đã mang lại cho người lao động một ưu thế dài hạn trong thị trường việc làm.

“Người lao động thực sự có cơ hội chấp nhận rủi ro với nhiều biện pháp cứu trợ trong đại dịch và suy nghĩ về những gì họ muốn từ công việc của mình,” Gould nói. “Có thể họ muốn có thêm sự linh hoạt, hoặc có thể họ muốn mức lương thực sự hỗ trợ mức sống kha khá. Họ đã chiến đấu vì những điều đó, và bạn có thể thấy họ thực hiện điều đó bằng đôi chân của mình.”

Dữ liệu thật kỳ lạ

Chắc chắn có khả năng các thước đo chính thức về thị trường việc làm đang vẽ nên một bức tranh quá lạc quan. Trong những năm qua, ngày càng ít hộ gia đình và doanh nghiệp trả lời các khảo sát mà Cục Thống kê Lao động Mỹ sử dụng để thu thập dữ liệu.

Chẳng hạn, chỉ có 31% doanh nghiệp trả lời Khảo sát về cơ hội việc làm và tỷ lệ luân chuyển lao động. Đây là nguồn cơn khiến nhiều người nghi ngờ thực tế số lượng việc làm đã tăng lên gần mức kỷ lục trong tháng 12. Hồi năm 2012, tỷ lệ trả lời đã đạt đến 68%. Các khảo sát khác cũng có mức sụt giảm tương tự.

Sweet cho biết tỷ lệ phản hồi thấp hơn có nghĩa là dữ liệu có thể kém tin cậy hơn.

“Tôi không biết bạn có thể tin tưởng nó đến mức nào,” ông nói. “Trong thời kỳ đại dịch, mọi người đều bị tấn công bởi các cuộc khảo sát và mọi người chỉ đơn giản là phản hồi ít hơn.”

Hạ cánh mềm

Chiến dịch tăng lãi suất của Fed là nhằm làm giảm tốc nền kinh tế và hạ nhiệt thị trường lao động với hy vọng kiềm chế lạm phát. Cho đến nay, tăng trưởng tiền lương đã chậm lại và lạm phát đã giảm nhanh hơn dự kiến của Fed mà không có bất kỳ sự gia tăng nào trong tỷ lệ thất nghiệp, điều mà các nhà kinh tế cho là sẽ xảy ra như một hệ quả. Kết quả này đang ở gần tình hình gọi là “hạ cánh mềm” sau một thời kỳ lạm phát cao.

“Tôi nghĩ nếu bạn nói với Fed một năm về trước rằng mọi người vẫn đang nói về một cuộc hạ cánh mềm vào đầu năm 2023, tôi nghĩ họ sẽ rất vui mừng,” Colyar nói. “Tôi hy vọng tăng trưởng tiền lương và lạm phát có thể giảm xuống và Fed có thể nhấn phanh và tạm dừng mà không khiến tình trạng thất nghiệp gia tăng thực sự.”

Thị trường lao động có vấp ngã trong những tháng tới hay không sẽ phụ thuộc một phần vào mức độ quyết liệt của Fed với các đợt tăng lãi suất trong tương lai.

“Tôi nghĩ thị trường lao động đã cho thấy khả năng chống chịu đáng kinh ngạc trước các đợt tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ,” Gould nói. “Bây giờ chúng ta đã thấy những dấu hiệu rõ ràng về việc giảm lương, ngay cả khi tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức thấp, tôi nghĩ Cục Dự trữ Liên bang nên ghi nhớ điều đó và tạm dừng ở mức này. Chúng ta đang hạ cánh mềm. Hãy xem đó là một chiến thắng.”

 

Huân Hà - Theo investopedia.com

Đọc thêm: Ai sẽ làm chủ tịch Ngân hàng Nhật Bản (BOJ)?

 

Bài viết liên quan

Cùng chủ đề

Vtradetop.com
Liên hệ
Mail

VTrade là 1 trong các diễn đàn Forex lớn và uy tín nhất tại Việt Nam. Cập nhật tin tức 24h nhanh nhất từ thị trường tài chính thế giới: tiền tệ, ngoại hối, chứng khoán phái sinh quốc tế, chứng khoán Mỹ, crypto, chỉ số kinh tế, ngân hàng trung ương, vàng và dầu. Ngoài ra Vtrade là một trang web đánh giá sàn Forex, sàn giao dịch tiền điện tử Việt Nam và quốc tế tốt nhất. Thông qua những bài đánh giá sàn này sẽ giúp cho nhà đầu tư có cái nhìn tổng thể trên con đường lựa chọn nơi đầu tư.

©2024 VTrade. All rights reserved.