Fed vẫn kỳ vọng kịch bản “hạ cánh mềm”

Tốc độ tăng lãi suất giảm cũng đi kèm với mức độ lo ngại cao rằng lạm phát vẫn là một mối đe dọa. Sau khi cuộc họp ngày 1/2 kết thúc với mức tăng lãi suất thấp hơn so với hầu hết các mức tăng được thực hiện kể từ đầu năm 2022, các quan chức đã nhấn mạnh rằng họ đang lo ngại về lạm phát cao.

Fed vẫn kỳ vọng kịch bản “hạ cánh mềm”
Vtrade_Admin

07:03, 27/02/2023

147

VIEW

Tốc độ tăng lãi suất giảm cũng đi kèm với mức độ lo ngại cao rằng lạm phát vẫn là một mối đe dọa. Sau khi cuộc họp ngày 1/2 kết thúc với mức tăng lãi suất thấp hơn so với hầu hết các mức tăng được thực hiện kể từ đầu năm 2022, các quan chức đã nhấn mạnh rằng họ đang lo ngại về lạm phát cao.

Biên bản cho biết lạm phát “vẫn cao hơn” mục tiêu 2% của Fed. Điều đó xảy ra với thị trường lao động “vẫn rất thắt chặt, góp phần tiếp tục gây áp lực lên tiền lương và giá cả”.

Do đó, Fed đã chấp thuận mức tăng lãi suất 25 điểm cơ bản, đây là mức tăng nhỏ nhất kể từ lần tăng lãi suất đầu tiên của chu kỳ thắt chặt này vào tháng 3/2022.

Động thái này đã đưa lãi suất quỹ liên bang về phạm vi mục tiêu là 4,5% - 4,75%. Nhưng biên bản cho biết tốc độ tăng lãi suất giảm cũng đi kèm với mức độ lo ngại cao rằng lạm phát vẫn là một mối đe dọa.

Kỳ vọng về một cuộc "hạ cánh mềm"

Trong một báo cáo công bố hôm 24/2, các nhà nghiên cứu này phát hiện thấy rằng trong hơn 16 chiến dịch tăng lãi suất trước đây kể từ năm 1950 để kiềm chế lạm phát của các ngân hàng trung ương ở Mỹ, Đức, Canada và Anh, không có trường hợp nào lạm phát giảm đáng kể mà không kèm theo cơn suy thoái.

Sau khi báo cáo nghiên cứu trên được công bố, các quan chức Fed đã lên tiếng phản đối.

 

 

“Tôi không thấy rằng chúng ta phải đánh đổi giữa lao động và ổn định giá cả”, Loretta Mester, Chủ tịch Ngân hàng dự trữ liên bang Cleveland, một trong 12 ngân hàng khu vực của Fed, nói trong cuộc trò chuyện với CNBC.

 

Bà lập luận rằng các cơn suy thoái liên quan đến nỗ lực giảm lạm phát trong quá khứ có thể là kết quả của việc các ngân hàng trung ương thắt chặt chính sách tiền tệ hơn mức cần thiết, chứ không phải suy thoái kinh tế là điều cần thiết để ổn định giá cả.

Fed vẫn kỳ vọng kịch bản “hạ cánh mềm”

Mester nhấn mạnh, các quan chức Fed cần phải chú ý đến tác động trễ của các hành động chính sách trong nỗ lực kiềm chế lạm phát.

Các dữ liệu nóng bỏng về lạm phát tiêu dùng cá nhân của Mỹ, được Bộ Thương mại Mỹ công bố hôm 24/2, khiến giới quan sát đặt câu hỏi liệu Fed đã chậm chân trong cuộc chiến chống lạm phát.

Nghiên cứu nói trên không phải là nghiên cứu đầu tiên chỉ trích chiến lược “kiềm chế lạm phát hoàn hảo” của Fed, tức ổn định giá cả mà không gây tổn thương lớn cho nền kinh tế, là không thực tế.

 

 

Tuy nhiên, nền kinh tế Mỹ cho đến nay vẫn tương đối “yên ổn” sau một loạt đợt tăng chi phí vay nhanh chóng của Fed vào năm ngoái, đẩy lãi suất chuẩn qua đêm của Fed từ gần bằng 0 lên biên độ 4,5-4,75% hiện tại.

 

Một số bộ phận của nền kinh tế, bao gồm cả lĩnh vực nhà ở, bị ảnh hưởng nặng nề khi các điều kiện tín dụng thắt chặt hơn, nhưng tỷ lệ thất nghiệp vẫn không tăng lên và tăng trưởng nhìn chung vẫn ổn định. Điều đó khiến các quan chức Fed kỳ vọng về khả năng nền kinh tế Mỹ có thể “hạ cánh mềm”, tức suy yếu mà không rơi vào suy thoái với tỷ lệ thất nghiệp cao.

Tuy nhiên, khả năng chống chịu tốt đó của nền kinh tế Mỹ cùng với áp lực lạm phát dai dẳng, đặt ra câu hỏi về việc liệu Fed có cần phải tăng lãi suất cao hơn dự đoán và gây ra tổn thất lớn hơn cho nền kinh tế hay không.

 

 

Với việc thị trường lao động cũng đang nóng lên, điều này cho thấy việc Fed tăng lãi suất vẫn chưa tác động vào phần lớn nền kinh tế. Hiện thị trường đang định giá Fed sẽ tăng lãi suất 25 điểm cơ bản vào tháng 3, sau đó là một vài lần nữa để đưa lãi suất lên mức cao nhất là 5,25% - 5,5%. Nếu lãi suất đạt điểm giữa của mục tiêu đó, thì đây sẽ là mức lãi suất cao nhất kể từ năm 2001.

 

Trong khi đó, thị trường cũng lo ngại rằng nếu Fed di chuyển quá nhanh hoặc quá xa, điều đó có thể đẩy nền kinh tế rơi vào suy thoái.

Biên bản lưu ý rằng, một số thành viên đang xem nguy cơ suy thoái là “tăng cao”. Các quan chức khác đã công khai nói rằng họ cho rằng Fed có thể tránh được suy thoái kinh tế và đạt được “hạ cánh mềm” cho nền kinh tế đang chứng kiến tốc độ tăng trưởng chậm lại đáng kể nhưng không bị suy giảm.

Bài viết liên quan

Cùng chủ đề

Vtradetop.com
Liên hệ
Mail

VTrade là 1 trong các diễn đàn Forex lớn và uy tín nhất tại Việt Nam. Cập nhật tin tức 24h nhanh nhất từ thị trường tài chính thế giới: tiền tệ, ngoại hối, chứng khoán phái sinh quốc tế, chứng khoán Mỹ, crypto, chỉ số kinh tế, ngân hàng trung ương, vàng và dầu. Ngoài ra Vtrade là một trang web đánh giá sàn Forex, sàn giao dịch tiền điện tử Việt Nam và quốc tế tốt nhất. Thông qua những bài đánh giá sàn này sẽ giúp cho nhà đầu tư có cái nhìn tổng thể trên con đường lựa chọn nơi đầu tư.

©2024 VTrade. All rights reserved.