EUR/USD đã phục hồi trong ngày 14/5, vượt qua mức 1,0800 và ổn định gần 1,0820 vào cuối phiên giao dịch thị trường Mỹ. Cặp tiền sẽ bước vào một phiên giao dịch dữ liệu kinh tế dày đặc ngày 15/5, với số liệu lạm phát Tổng sản phẩm quốc nội châu Âu (GDO) và Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ.
07:28, 15/05/2024
EUR/USD đã phục hồi trong ngày 14/5, vượt qua mức 1,0800 và ổn định gần 1,0820 vào cuối phiên giao dịch thị trường Mỹ. Cặp tiền sẽ bước vào một phiên giao dịch dữ liệu kinh tế dày đặc ngày 15/5, với số liệu lạm phát Tổng sản phẩm quốc nội châu Âu (GDO) và Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ.
Số liệu của Bộ Lao động Mỹ cho thấy chỉ số giá nhà sản xuất (PPI) tháng 4 cao hơn dự báo, làm suy yếu kỳ vọng rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất trong năm nay. So với tháng trước, PPI tăng 0,5%, cao hơn mức tăng 0,3% mà các nhà kinh tế dự đoán.
Kết quả Khảo sát tâm lý kinh tế ZEW toàn châu Âu tháng 5 đã giúp củng cố đồng euro sau một bước tiến thận trọng trong tâm lý người tiêu dùng. Kết quả khảo sát đã cải thiện lên 47,0, cao hơn mức dự báo 46,1 và tăng so với mức 43,9 của tháng 4. Cuộc khảo sát được ghi nhận ở con số cao nhất kể từ tháng 2/2022.
Dự kiến, tăng trưởng GDP của châu Âu trong quý I/2024 - công bố trong ngày 15/5 - sẽ đạt 0,3%. Tương tự, tăng trưởng GDP hàng năm cũng được dự báo sẽ giữ ổn định ở mức 0,4% theo quý.
Thị trường đang chờ đợi Mỹ công bố chỉ số CPI tháng 4/2024 trong ngày 15/5, vốn rất quan trọng đối với Fed và các nhà đầu tư. CPI dự kiến sẽ giữ ổn định ở mức 0,4% hàng tháng, với chỉ số CPI hàng năm trong tháng 4 được dự báo sẽ giảm xuống 3,4% so với mức 3,5% trước đó. Lạm phát CPI cơ bản sẽ thu hút sự chú ý của nhà đầu tư và được dự báo giảm xuống 3,6% hàng năm so với mức 3,8% trước đó. Doanh số bán lẻ tại Mỹ cũng dự kiến sẽ giảm nhẹ, với Doanh số bán lẻ tháng 4 dự kiến sẽ tăng 0,4% so với mức 0,7% trước đó.
Hiện thị trường cho thấy các nhà giao dịch tin rằng Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) sẽ thực hiện 3 lần cắt giảm lãi suất 0,25 điểm phần trăm, đưa lãi suất chuẩn xuống khoảng 3,25% vào cuối năm. Fed dự kiến chỉ cắt giảm 2 lần, xuống phạm vi 4,75-5,25%, khiến mức chênh lệch lãi suất của Mỹ so với Eurozone ở mức 175 điểm cơ bản.
Một số nhà phân tích cho rằng nếu ECB cắt giảm lãi suất 3 lần và Fed không có lần cắt giảm nào trong năm nay, khiến khoảng cách lãi suất lên tới 213 điểm cơ bản, có thể đẩy đồng euro quay trở lại mức ngang bằng, điều này có thể gióng lên hồi chuông cảnh báo tại ECB nếu sự mất giá của tiền tệ đe dọa thúc đẩy lạm phát.
Lần gần đây nhất đồng euro và đồng USD ngang giá là vào khoảng tháng 8/2022, khi đó khoảng cách lãi suất giữa hai ngân hàng trung ương là 238 điểm cơ bản.
Ông Athanasios Vamvakidis, trưởng bộ phận nghiên cứu ngoại hối G10 toàn cầu tại BofA, cho biết rằng nếu thị trường loại bỏ khả năng Fed cắt giảm lãi suất trong năm nay và đẩy việc cắt giảm sang năm sau, trong khi định hướng của ECB vẫn giữ nguyên lãi suất ở mức hiện tại, thì việc hai đồng tiền ngang giá hoàn toàn có thể xảy ra.
Bước nhảy vọt vào ngày 14/5 của EUR/USD đã kéo cặp tiền tiến xa hơn vào vùng tăng giá ngắn hạn, phục hồi trên mức 1,0800 và chạm mức giá thầu cao nhất của cặp tiền này kể từ đầu tháng 4. EUR/USD đang trong quá trình phục hồi chao đảo từ mức đỉnh đảo chiều cuối cùng tại 1,0600, tăng hơn 2% kể từ giữa tháng 4.
Giá mua tăng vào ngày 14/5 đã đẩy cặp tiền vượt qua đường trung bình động hàm mũ (EMA) 200 ngày tại 1,0797, tuy nhiên mô hình vững chắc của các mức đỉnh thấp hơn đang đè nặng lên EUR/USD với mức đỉnh đảo chiều cuối cùng không đạt được mức 1,0900.
Biểu đồ hàng giờ của EUR/USD
Biểu đồ hàng ngày của EUR/USD
Yến Anh