Dầu phục hồi khi thị trường tập trung vào khả năng cắt giảm nguồn cung

Trong phiên giao dịch ngày 27 tháng 9, dầu phục hồi khi thị trường tập trung vào khả năng cắt giảm nguồn cung. Trước đó, dầu đã từng chạm đáy trong chín tháng khi nhận thấy khả năng OPEC+ sẽ cắt giảm nguồn cung sản lượng để đối phó với đà giảm của hàng hoá.

Dầu phục hồi khi thị trường tập trung vào khả năng cắt giảm nguồn cung
Vtrade_Admin

10:38, 27/09/2022

239

VIEW

Trong phiên giao dịch ngày 27 tháng 9, dầu phục hồi khi thị trường tập trung vào khả năng cắt giảm nguồn cung. Trước đó, dầu đã từng chạm đáy trong chín tháng khi nhận thấy khả năng OPEC+ sẽ cắt giảm nguồn cung sản lượng để đối phó với đà giảm của hàng hoá. 

Dầu phục hồi khi thị trường tập trung vào khả năng cắt giảm nguồn cung

Dầu thô Brent giao tháng 11 tăng 65 xu, tương đương 0,77%, lên 84,71 USD / thùng vào lúc 12h02 giờ Việt Nam. Trong khi, dầu thô WTI của Mỹ giao cùng kỳ cũng tăng 64 xu lên 77,35 USD / thùng.

 

Trong hai phiên giao dịch trước đó, dầu Brent giảm 7,1% trong khi WTI giảm 8,1% dưới áp lực kép đến từ đồng đô la Mỹ mạnh và lo ngại kinh tế suy thoái do lãi suất tăng cao.  Đồng bạc xanh đi lên khiến các khách hàng sử dụng các đồng nộitệ khác phải chịu mức giá cao hơn. 

 

Hôm thứ Ba, đồng bạc xanh giảm giá đã giúp thị trường dầu hạ nhiệt. Chỉ số đô la Mỹ cũng trượt nhẹ từ mức đỉnh của 20 năm vào phiên đầu tuần. 

Về phía các nhà sản xuất, họ cho rằng, sự sụt trong bối cảnh giá giảm này họ có thể sẽ hành động để giữ mức ổn định. 

 

Bộ trưởng Dầu mỏ Iraq Ihsan Abdul Jabbar đầu tuần cho biết OPEC+ đang theo dõi diễn biến của giá dầu và muốn duy trình tính cân bằng, ổn định. 

 

Trong khi đó, giới phân tích nhận định, đà bán tháo gia tăng trên thị trường dầu có thể khiến OPEC+ can thiệp để hỗ trợ giá bằng cách giảm chung sản lượng của họ.

 

Các nhà phân tích tại ING Economics cho biết: "Nếu chúng ta nhận thấy các nhà sản xuất đang cắt giảm sản lượng thì thị trường trung bình vẫn cần tới 100.000 thùng / ngày (bpd). Đây là mức đã được thống nhất tại cuộc họp trước để có thể tác động phù hợp với diễn biến thị trường hiện nay.” 

 OPEC+ đã tăng sản lượng trong năm nay sau khi cắt giảm kỷ lục vào năm 2020 do nhu cầu sụt giảm trong đại dịchCOVID-19. Nhưng trong những tháng gần đây, tổ chức đã không đạt được mức tăng sản lượng theo kế hoạch. 

Điều này khiến cho hiệu quả của bất kỳ lần cắt giảm nào cũng bị ảnh hưởng.  

 

Những gián đoạn từ căng thẳng giữa Nga-Ukraine lại càng khiến thị trường nguồn cung thêm hỗn loạn và bất định, đặc biệt là về mức trần giá theo kế hoạch của Liên minh châu Âu đối với xuất khẩu dầu của Nga dự kiến ​​bắt đầu vào tháng 12.

Ngân hàng ANZ cho biết, "CH Síp và Hungary nằm trong số các quốc gia đã bày tỏ sự phản đối với đề xuất này. Trước đó, thị trường kỳ vọng sẽ có một thỏa thuận đạt được trong tuần này nhưng có vẻ triển vọng này khá mờ nhạt.” 

 

Thêm vào đó, sự xuất hiện ​​của cơn bão Ian đã khiến BP Plc (BP.L) và Chevron Corp CVX.N phải tạm ngừng hoạt động sản xuất ở các giàn khoan dầu ngoài khơi Vịnh Mexico, khu vực sản xuất ngoài khơi hàng đầu của Mỹ.

Cơn bão cấp 2 đang ở trong vùng biển Caribe và dự kiến  sẽ hình thành cơn bão lớn trong vòng hai ngày tới.

 

Không phải ai cũng quay lưng lại với dầu Nga

 

Sau nhiều tháng xung đột leo thang ở Ukraine và việc một số cường quốc trên thế giới ngày càng “thờ ơ” với nguồn cung năng lượng của Nga, thì vẫn có một số quốc gia tuyên bố chưa thể sẵn sàng ngừng mua khí đốt từ xứ Bạch Dương.

 

Trong bối cảnh châu Âu và Bắc Mỹ quay lưng lại với dầu và khí đốt của Nga, điều này đã khiến giá năng lượng của Nga có tính cạnh tranh cao vào thời điểm thế giới đang phải đối mặt với chi phí năng lượng và lạm phát gia tăng. Đây lại chính là cơ hội để Trung Quốc, Ấn Độ và một số cường quốc khác phát triển quan hệ thương mại với Nga hơn nữa, nhằm tranh thủ mua năng lượng giá rẻ. Trong những tháng gần đây, lượng hàng nhập khẩu với giá rẻ từ Nga đổ sang Trung Quốc nhiều hơn vì nước này được hưởng lợi từ việc giá giảm sau các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với dầu và khí đốt của Nga. 

Cuộc gặp của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với tổng thông Nga Vladimir Putin tại Uzbekistan trong tháng này đã thể hiện cam kết của hai nhà lãnh đạo đối với các mối quan hệ thương mại ngày càng sâu sắc giữa hai bên. Đây là những trao đổi có lợi cả đôi đường khi mà Trung Quốc có thể tiếp cận năng lượng giá rẻ và Nga thì đang đi tìm đầu ra thay thế cho châu Âu. Hai quốc gia thậm chí đã bắt đầu sử dụng đồng nôi tệ của mình nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào đồng đô la Mỹ.

 

Ước lượng, Trung Quốc đã nhập khẩu năng lượng của Nga nhiều hơn 17% trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 7 năm nay so với cùng kỳ năm trước. Nhập khẩu LNG từ Nga đã tăng 50%, than tăng 6% và điện - qua một đường dây truyền rộng hơn - tăng 39%. Tổng cộng, Trung Quốc đã chi 43,68 tỷ USD để nhập khẩu năng lượng của Nga vào năm 2022.

 

 

Tuy nhiên, giới phân tích nhận định việc Trung Quốc đang phát triển sâu hơn mối quan hệ với Nga không chỉ nhằm vào phương Tây mà do hàng hoá của Nga đang có mức giá rất cạnh tranh. Ước tính, Trung Quốc đã tiết kiệm được khoảng 3 tỷ USD nhờ việc mua dầu thô giá rẻ từ Nga ở mức giá 708 USD/tấn thay vì các nguồn cung cấp khác có giá khoảng 816 USD / tấn. Do đó, đây không phải là quốc gia duy nhất “lựa chọn” Nga vì gía năng lượng cạnh tranh khi mà cả thế giới đang loay hoay với nguồn cung năng lượng khan hiếm và giá cả tăng cao. 

 

Hoa Nguyễn - Theo reuters.com

Đọc thêm: EUR/USD đảo chiều tăng giá sau 5 phiên giảm sau

 

 

 

 

Bài viết liên quan

Cùng chủ đề

Vtradetop.com
Liên hệ
Mail

VTrade là 1 trong các diễn đàn Forex lớn và uy tín nhất tại Việt Nam. Cập nhật tin tức 24h nhanh nhất từ thị trường tài chính thế giới: tiền tệ, ngoại hối, chứng khoán phái sinh quốc tế, chứng khoán Mỹ, crypto, chỉ số kinh tế, ngân hàng trung ương, vàng và dầu. Ngoài ra Vtrade là một trang web đánh giá sàn Forex, sàn giao dịch tiền điện tử Việt Nam và quốc tế tốt nhất. Thông qua những bài đánh giá sàn này sẽ giúp cho nhà đầu tư có cái nhìn tổng thể trên con đường lựa chọn nơi đầu tư.

©2024 VTrade. All rights reserved.