[Review Sách] - Trò Bịp Phố Wall

Trò bịp trên phố Wall – khi sự trần trụi của 1 nền tài chính bị phơi bày, khi hoa hồng và lợi nhuận của các tổ chức tài chính vượt lên trên cả lợi ích chung của cả thị trường! Đồng thời, bạn có thể giàu có nhờ những quyết định nhanh chóng khi đặt ra các câu hỏi “what if” trước những sự kiện lớn trên thị trường!

[Review Sách] - Trò Bịp Phố Wall
Vtrade_Admin

06:06, 17/11/2021

555

VIEW

Nội Dung

Trò bịp trên phố Wall là hồi ký ghi lại hành trình của tác giả Michael Lewis về 4 năm làm việc tại Hãng đầu tư Salomon Brothers, từ một học viên học việc non nớt đến một nhà kinh doanh trái phiếu thành đạt, kiếm được hàng triệu đô la cho hãng và kiếm tiền từ cuộc đổ xô “tìm vàng” thời hiện đại.

Cuốn sách ghi lại giai đoạn đỉnh điểm của những năm điên cuồng và đầy biến động đó – một cái nhìn hậu trường trong một thời kỳ khác thường và hỗn loạn của nền kinh tế Mỹ. Bằng hiểu biết sâu rộng và những lý giải hài hước của người trong cuộc, Lewis miêu tả khoảng thời gian từ 1984 đến cuộc khủng hoảng 1987 như một thời kỳ mà lòng tham quá quắt và phương cách làm giàu vô nhân đạo chưa từng thấy thống trị thị trường. (Theo Tiki)

1. Giới thiệu về cuốn sách kinh điển đầu tư chứng khoán
 

1.1 Đôi nét về tác giả

Tro bip tren pho wall

Michael Lewis – cha đẻ của Trò bịp trên phố Wall

Michael Lewis – tác giả của cuốn hồi ký Trò bịp trên phố Wall – Liar’s Poker, là một tác giả, nhà báo, nhà văn 59 tuổi người Mỹ có giá trị tài sản ròng năm 2020 là 25 triệu đô la.

Michael Lewis đến từ New Orleans, theo học Đại học Princeton, nơi ông nhận bằng về lịch sử nghệ thuật. Sau đó, ông chuyển đến New York, cố gắng tìm một công việc trong ngành Tài chính nhưng đã không thành công. Có lẽ việc có bằng Lịch sử Nghệ thuật không khiến giới tài chính New York để mắt đến ông.

Sau đó, ông theo học tại Trường Kinh tế London – London School of Economics, và nhận bằng vào năm 1985. Sau khi tốt nghiệp LSE, Michael bắt đầu hành trình mới khi tìm được việc làm tại ngân hàng đầu tư Solomon Brothers.

Mức lương khởi điểm 48.000 đô la / năm của ông khi ấy tương đương với khoảng 90.000 đô la ngày nay. Lewis cuối cùng bỏ việc để bắt tay vào viết cuốn sách “Liar’s Poker” – Trò bịp trên phố Wall, cuốn sách đã trở thành 1 trong những cuốn sách bán chạy nhất trên thế giới.

Kể từ đó, Michael Lewis đã viết nhiều cuốn sách nổi tiếng khác, bao gồm The New New Thing, The Big Short, Flash Boys và Moneyball đã được chuyển thể thành phim với sự tham gia của Brad Pitt.

1.2 Bố cục của sách

Cuốn sách trò bịp trên phố Wall gồm 11 chương với nội dung như sau:

Chương 1: Liar’s Poker 
Chương 2: Không bao giờ được nhắc đến tiền
Chương 3: Học cách yêu mến văn hóa doanh nghiệp
Chương 4: Nền giáo dục dành cho người lớn
Chương 5: Tình huynh đệ
Chương 6: Những gã béo và cỗ máy kiếm tiền kỳ diệu của họ
Chương 7: Chế độ ăn kiêng Salomon
Chương 8: Từ 1 tên Geek thành 1 con người
Chương 9: Nghệ thuật chiến tranh
Chương 10: Làm thế nào chúng tôi có thể khiến bạn hạnh phúc hơn?
Chương 11: Khi điều tồi tệ xảy ra với người giàu

1.3 Link tải sách bảng PDF

Đây là link tải sách “Trò Bịp trên phố wall” bảng Tiếng Việt

Ngoài ra, bạn cũng dễ dàng mua được bảng tiếng Việt được dịch chính quy và đầy đủ, được xuất bản bởi Nhà xuất bản Lao Động và Alpha Book trên các trang mua hàng trực tuyến, ví dụ như tiki, …

 

2. Đọc sách cùng bạn và những bài học rút ra từ Trò bịp trên phố Wall
 

2.1 Tóm tắt về sách

Cuốn sách mở đầu bằng trò chơi Liar’s Poker để nhằm thể hiện sự vỡ nát của hệ thống tài chính phố Wall lúc bấy giờ, thể hiện cách những con sói trên phố Wall làm tiền và lợi dụng sơ hở của thị trường để làm giàu như thế nào.

Liar’s Poker là trò chơi thịnh hành ở Phố Wall vào những năm 70 và 80. Trò chơi này bao gồm 5 người, mỗi người tham gia cầm một tờ 100 đô la và cần đoán xem có bao nhiêu “loại” (các số 1,2,4,6…) có trên tất cả số sê-ri của 5 tờ tiền cộng lại.

Cuối cùng, một người nào đó sẽ nói: “Không, không có nhiều sáu cái như vậy” (“Nah, there are not that many sixes”), và do đó, tạm dừng cuộc chơi lại. Nếu thực sự không có nhiều số sáu, anh ta thắng; nếu có, anh ta thua cuộc. Trong nhiều game lớn, có thể có đến 10 triệu đô la được đưa vào cuộc chơi.

Ngoài ra, Trò bịp trên phố Wall còn đề cập đến hành động mỗi khi 1 sự kiện có ảnh hưởng diễn ra trên thị trường tài chính diễn ra, bạn cần nhanh chóng hỏi: “Nếu xảy ra thì sao?” và tìm ra những giải pháp phù hợp để kiếm tiền của các trùm phố Wall. Suy nghĩ nhanh, suy nghĩ trước và bạn có thể kiếm được lợi nhuận.

2.2  Phố Wall trên những trang sách – thật đến sợ hãi

Tro bip tren pho wall

Trò bịp trên phố Wall

Cuốn “Sói già phố Wall” (The Wolf of Wall Street) có lẽ là cuốn sách duy nhất đạt đến mức độ hài hước như Liar’s Poker. Liar’s Poker hay Trò bịp trên phố Wall là sự hồi tưởng vô cùng hài hước về những năm tháng Michael Lewis làm việc với tư cách là một nhân viên giao dịch trái phiếu tại hãng đầu tư Salomon Brothers trong những năm 70 và 80 khi thị trường trái phiếu Hoa Kỳ tăng mạnh.

 

Michael mô tả văn hóa thống trị trong ngành và các sản phẩm tài chính mà các ngân hàng đầu tư phát minh ra để thúc đẩy hoa hồng môi giới. Điều đó thật đáng lo ngại nhưng cũng chính nó làm cho cuốn sách rất thú vị.

Liar’s Poker: Những lời nói dối trắng trợn

Liar’s Poker là một trò chơi mà các nhà giao dịch của Salomon Brothers tham gia hàng ngày. Sự điên rồ của trò chơi đã phơi bày được nền văn hóa doanh nghiệp và sự giàu có dư thừa đã thống trị Phố Wall trong thời đại này.

Trò chơi rất đơn giản. Bất kỳ nhà giao dịch nào cũng có thể đến gặp một nhóm nhà giao dịch khác và hét lên “Liar’s Poker, $ 100”. Mỗi người sau đó buộc phải rút ra một tờ một trăm đô la và để trò chơi bắt đầu.

Mỗi người tham gia sẽ xem số sê-ri của tờ tiền mình chuẩn bị thả vào game, có thể là “A12345678B”. Sau đó, bạn sẽ đặt cược xem có bao nhiêu ‘loại’, ví dụ: hai, bốn hoặc chín, có trên hóa đơn của bạn cùng với những người khác.

Tại một thời điểm nào đó, ai đó sẽ nói: “Không, không có nhiều số sáu như vậy”, và do đó, hãy dừng trò chơi. Nếu thực sự không có nhiều số sáu, anh ta thắng; nếu có, anh ta mất và do đó, không còn lượt tham gia trò chơi nữa. Trò chơi tiếp tục như vậy cho đến khi một người nào đó may mắn dừng được game này lại và thắng cùng với số tiền của những người khác.

Tính chất điên rồ nhất của Liar’s Poker được thuật lại chi tiết và tường tận trong chương 1 như sau:

Giám đốc điều hành, John Gutfreund, bước vào văn phòng của King of Liar’s Poker, John Meriwether. Gutfreund nói: “Liar’s Poker, 1 triệu đô la, không được chạy”. Meriwether, mặc dù là một người chơi Liar’s Poker siêu hạng, nhưng cũng sợ; vì biết rằng Gutfreund không đùa.

Tính toán thiệt hơn, Meiwether chọn không tham gia đặt cược được đề xuất này, bằng cách đánh liều trả lời rằng: “Nếu chúng ta định chơi với loại tiền đó, chúng ta nên thực hiện đúng cách. 10 triệu đô la. ”  (“chứ không phải là 1 triệu, 1 triệu nhằm nhò gì”).

Gutfreund, dù giàu có, nhưng cũng đã xem xét điều đó một thời gian. Cuối cùng, anh ta đầu hàng “Anh mất trí rồi”, anh ta nói, và rời khỏi phòng.

Các “sản phẩm” tài chính (thực sự là rác rưởi) được tạo nên 1 cách điên rồ, chỉ để đạt được lòng tham

Như đã đề cập, thị trường trái phiếu đã bùng nổ vào thời kỳ đó. Tuy nhiên, tại một số thời điểm, không có nhiều trái phiếu để giao dịch và khối lượng khớp lệnh giảm do có cầu mà không có cung.

Vì hoa hồng của các nhà giao dịch và giám đốc điều hành bị ràng buộc với số lượng trái phiếu được bán, nên bị thiếu hụt nguồn cung dẫn đến hoa hồng thấp là không thể chấp nhận được. Do đó, họ cần “tạo ra” thị trường bằng cách phát minh ra các sản phẩm tài chính.

Lewis Ranieris được thuê vào làm tại Salomon Brothers, anh ta đã khởi xướng 1 sản phẩm đúng kiểu rác rưởi nhưng có giá trị. Nói một cách ngắn gọn, Lewis muốn tạo ra một sản phẩm có thể bán cho các ngân hàng đầu tư và quỹ hưu trí.

Do đó, Lewis phải tạo ra những gói sản phẩm lớn mới từ 1 sản phẩm có sẵn nào đó có thể giúp thu về hàng tỷ đô la. Lewis đã đưa ra một ý tưởng có phần sáng tạo là gộp nhiều khoản thế chấp rủi ro – không thể mua bán khác được – lại với nhau, và do đó làm cho chúng “an toàn” (dựa trên logic rằng một người đi vay không đạt tiêu chuẩn là một rủi ro, trong khi rất nhiều người như họ thì chưa hẳn). Các gói phái sinh này được gọi là CMO (collateralized mortgage obligations – các nghĩa vụ thế chấp có thế đảm bảo).

Những sản phẩm phái sinh này thực sự là những sản phẩm kém chất lượng, chỉ được thiết kế để phù hợp với túi tiền của Salomon Brothers. Tuy nhiên, các nhà quản lý đầu tư tổ chức ngây thơ đã cắn câu. Cuối cùng, các gói CMOs trở thành những miếng mồi săn tiền béo bở được chuyển cho những bên đầu tư tiếp theo.

Bạn biết điều đáng sợ nhất là gì không? Các sản phẩm phái sinh này chính là chất nổ gây ra cuộc khủng hoảng tài chính và nợ dưới chuẩn năm 2007/2008 tại Mỹ. Sự khác biệt giữa các cuộc khủng hoảng của hai thời đại chỉ ở chỗ: quy mô và tên của sản phẩm.

Thay vì CMO, năm 2007- 2008, chúng được dán nhãn lại thành CDO (credit default obligations – nghĩa vụ tín dụng quá hạn), bởi vì thời gian này không chỉ có các khoản thế chấp mà còn bao gồm tất cả các loại nợ mờ ám vào gói CDO. Tuy nhiên, đó là một câu chuyện cho thời gian khác.

“Điều gì xảy ra nếu?” – What if?

Một trong những tình tiết hấp dẫn hơn của cuốn sách là cuộc trao đổi giữa Michael và đồng nghiệp, Alexander. Alexander là một nhà giao dịch/ trader hàng đầu, 1 trong số ít những người được coi là có đặc điểm là thông minh trong “nhà thương điên” Salomon Brothers.

Alexander dạy Michael luôn đặt câu hỏi: “Điều gì xảy ra nếu?” – “What if?” 

Ví dụ, khi thảm họa Chenobyl xảy ra, Alexander gọi điện cho Michael. Anh lý giải rằng nếu nhu cầu về năng lượng hạt nhân giảm, nhu cầu về dầu phải tăng lên. Do đó, anh nhanh chóng mua dầu kỳ hạn với kỳ vọng rằng giá dầu sẽ tăng vọt.

Ít phút sau, anh ta lại gọi lại và hét lên: “Mua khoai tây!” Ngay sau đó, các phương tiện truyền thông đã loan tin rằng “nền nông nghiệp châu Âu sẽ bị lây nhiễm do hậu quả của vụ việc”, do đó làm tăng nhu cầu về các loại rau không bị nhiễm bệnh của Mỹ.

Trong cả hai trường hợp, Alexander đều đúng, và anh ta đã kiếm được một khoảng lời nhuận do khả năng Nghĩ nhanh, nghĩ trước.

3. Kết lại

Liar’s Poker  – Trò Bịp trên Phố Wall mô tả tuyệt vời văn hóa vị kỷ đang thịnh hành ở Phố Wall. Cách cuốn sách mô tả sự thiếu vắng hoàn toàn về nghi thức kinh doanh (ví dụ, một trong những thương nhân của Salomon Brothers đốt một ngọn lửa nhỏ trong nhà hàng sushi để nấu cá của mình trong khi ăn tối bàn công việc với một thương nhân Nhật Bản) xen lẫn với những suy nghĩ của Michael về cách môi trường đã làm hỏng tâm hồn anh ta thuyết phục tôi một điều:

Hãy coi chừng, và nên hoài nghi về những gì Phố Wall đang cố gắng thuyết phục bạn.

Bởi vì, Phố Wall thường chỉ có một mối quan tâm duy nhất: chính bản thân họ.

ĐỌC THÊM: [Review Sách] - Cổ Phiếu Phi Thường Lợi Nhuận Phi Thường

 

Bài viết liên quan

Vtradetop.com
Liên hệ
Mail

VTrade là 1 trong các diễn đàn Forex lớn và uy tín nhất tại Việt Nam. Cập nhật tin tức 24h nhanh nhất từ thị trường tài chính thế giới: tiền tệ, ngoại hối, chứng khoán phái sinh quốc tế, chứng khoán Mỹ, crypto, chỉ số kinh tế, ngân hàng trung ương, vàng và dầu. Ngoài ra Vtrade là một trang web đánh giá sàn Forex, sàn giao dịch tiền điện tử Việt Nam và quốc tế tốt nhất. Thông qua những bài đánh giá sàn này sẽ giúp cho nhà đầu tư có cái nhìn tổng thể trên con đường lựa chọn nơi đầu tư.

©2024 VTrade. All rights reserved.