Cổ phiếu ưu đãi là gì? Cách đăng ký mua cổ phần ưu đãi

Cổ phiếu ưu đãi vừa đem lại quyền lợi ưu tiên cho nhà đầu tư nhưng cũng tiềm ẩn không ít rủi ro. Cùng Vtrade tìm hiểu kỹ hơn về chứng khoán này nhé!

Cổ phiếu ưu đãi là gì? Cách đăng ký mua cổ phần ưu đãi
Vtrade_Admin

03:55, 05/03/2024

123

VIEW

Cổ phiếu ưu đãi là loại chứng khoán có những đặc điểm vừa giống cổ phiếu phổ thông, vừa giống trái phiếu. Vậy cụ thể cổ phiếu ưu đãi là gì? Đầu tư loại hình chứng khoán này đem lại những lợi ích gì? Cùng VTrade tìm hiểu chi tiết về hình thức đầu tư hấp dẫn này trong bài viết dưới đây nhé!

Cổ phiếu ưu đãi là gì?

Cổ phiếu ưu đãi (Preferred Stock) là loại chứng khoán xác thực quyền sở hữu trong công ty cổ phần, đồng thời cung cấp một số quyền lợi cho người nắm giữ cổ phiếu cao hơn so với cổ phiếu thông thường.

Cụ thể, chứng khoán ưu đãi có tính chất gần tương tự như cổ phiếu phổ thông, cổ đông nắm giữ loại cổ phiếu này sẽ là cổ đông ưu đãi của công ty, được ưu tiên hơn về thứ tự phân chia cổ tức và ra quyền biểu quyết.

cổ phiếu ưu đãi

Cổ phiếu ưu đãi tiếng Anh là gì?

Các đặc điểm của cổ phiếu ưu đãi

Một số đặc trưng của cổ phiếu ưu đãi:

  • Chi trả một lượng cổ tức nhất định cho cổ đông nắm giữ, không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Được ưu tiên thanh lý tài sản cao hơn cổ phiếu thường và thấp hơn trái phiếu khi công ty phá sản.
  • Sở hữu cả đặc điểm của trái phiếu và cổ phiếu thường nên có sức hấp dẫn lớn với nhà đầu tư.
  • Định giá cổ phiếu ưu đãi thể hiện ý nghĩa trong việc chia cổ tức cố định.
  • Cổ tức chi trả được ấn định theo một tỷ lệ cố định trên mệnh giá.
  • Công ty không trả cổ tức cho cổ đông không có nghĩa là công ty vỡ nợ bởi cổ đông ưu đãi không được đảm bảo các quyền lợi như trái phiếu.
  • Không được quyền bỏ phiếu trong doanh nghiệp, không được tham gia bỏ phiếu bầu Hội đồng quản trị và thông qua các vấn đề quan trọng trong công ty.
  • Cổ phiếu ưu đãi có thể chuyển đổi sang cổ phiếu thường.
cổ phiếu ưu đãi là gì

Một số đặc điểm cổ phiếu ưu đãi. 

Các loại cổ phần ưu đãi phổ biến hiện nay

Dựa vào đặc điểm, tính chất, người ta chia chứng khoán ưu đãi thành 4 loại sau:

Cổ phiếu ưu đãi cổ tức 

Cổ phần ưu đãi cổ tức là cổ phiếu được trả mức cổ tức cao hơn cổ phiếu thường. Cụ thể:

  • Cổ tức: Bao gồm cổ tức cố định và cổ tức thưởng.
  • Mức cổ tức: Được nhận cố định hàng năm nhưng không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty.
  • Quyền lợi của người nắm giữ:
    • Không được tham dự Họp hội đồng cổ đông.
    • Không có quyền biểu quyết các vấn đề của công ty.
    • Không được để cử người vào các vị trí trong Ban kiểm soát và Hội đồng quản trị.

Cổ phiếu ưu đãi biểu quyết 

Cổ phần ưu đãi biểu quyết là cổ phiếu có số phiếu biểu quyết cao hơn so với cổ phiếu phổ thông. Cụ thể:

  • Số phiếu biểu quyết: Được quy định chi tiết trong Điều lệ công ty.
  • Quyền nắm giữ và chuyển nhượng: 
    • Cổ đông nắm giữ không được tự do chuyển nhượng cổ phần cho người khác.
    • Chỉ cổ đông sáng lập và Tổ chức Chính phủ uỷ quyền mới được nắm giữ và nhận chuyển nhượng cổ phiếu này.
  • Thời gian hiệu lực: Cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập có hiệu lực 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Tức là, cổ đông nắm giữ không được phép chuyển nhượng cổ phiếu cho bất kỳ ai trong thời gian 03 năm. Sau thời gian này, có thể chuyển nhượng hoặc chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông.

Cổ phiếu ưu đãi hoàn lại

Cổ phần ưu đãi hoàn lại là cổ phiếu mà cổ đông nắm giữ có quyền yêu cầu tổ chức hoàn lại vốn góp cho họ vào bất kỳ thời điểm nào, dựa theo thoả thuận ghi trên cổ phiếu.

Lưu ý, người sở hữu cổ phiếu ưu đãi hoàn lại không được tham gia họp cổ đông, không có quyền biểu quyết cũng như không được để cử người nắm giữ vị trí trong Ban kiểm soát và Hội đồng quản trị. 

so sánh cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi

Các loại cổ phiếu ưu đãi phổ biến hiện nay. 

Cổ phần ưu đãi khác quy định theo điều lệ công ty

Ngoài 3 loại cổ phần ưu đãi trên, cổ đông của công ty còn có thể thoả thuận phát hành thêm một loại cổ phần ưu đãi khác cho cổ đông, tuỳ thuộc vào tình hình hoạt động của công ty. Quy định cụ thể về loại cổ phiếu này được ghi trong Điều lệ công ty.

Ví dụ về chứng khoán ưu đãi

Dưới đây là một vài ví dụ tiêu biểu về chứng khoán ưu đãi:

  • Ví dụ 1: Công ty A có vốn điều lệ 10,000,000 USD; mệnh giá mỗi cổ phiếu là 10 USD nên số lượng cổ phiếu là 1 triệu cổ phiếu. Trong đó, công ty quy định có 10% là cổ phiếu ưu tiên biểu quyết dành riêng cho các cổ đông sáng lập, mỗi cổ phiếu tương ứng với 5 phiếu bầu. Như vậy, các cổ đông giữ 100 nghìn cổ phiếu, nắm giữ 500 nghìn phiếu bầu, áp đảo 900 nghìn phiếu bầu còn lại.
  • Ví dụ 2: Công ty B phát hành chứng khoán ưu đãi hoàn lại với giá trị lên tới 100,000 USD do cần thêm vốn đầu tư. Trong đó, quy định có thể hoàn lại trong thời gian 3 năm. Như vậy, công ty B có thêm vốn đầu tư dự án mà không ảnh hưởng đến quyền biểu quyết của các cổ đông hiện tại.
  • Ví dụ 3: Công ty cổ phần C có 3 cổ đông là D, E, F với tỷ lệ góp vốn lần lượt là 50%, 30%, 20%. Trong đó, cổ phiếu của D và E là cổ phiếu thường, cổ phiếu của F là cổ phần ưu đãi cổ tức, hưởng mức cổ tức gấp 1,5 lần cổ phiếu thường. Trong năm 2023, số tiền chia cổ tức là 110,000 USD thì số cổ tức D, E, F nhận được lần lượt là 50,000 USD, 30,000 USD và 30,000 USD
cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi

Ví dụ về cổ phiếu ưu đãi chuyển đổi. Alt Image “So sánh cổ phiếu thường và ưu đãi”

Đầu tư vào chứng khoán ưu đãi mang lại lợi ích gì?

Cổ phần ưu đãi được đánh giá là khoản đầu tư tiềm năng nhờ những lợi ích sau:

Đối với nhà đầu tư

  • Được xem là cổ đông ưu đãi, được hưởng tỷ lệ lợi tức cao hơn so với cổ phiếu phổ thông.
  • Được quyền ưu tiên biểu quyết và các biểu quyết có giá trị hơn cổ phiếu thông thường.
  • Được phép linh hoạt chuyển về cổ phiếu phổ thông, vì vậy nhà đầu tư có thể tự do chuyển nhượng, mua bán lại khi giá cổ phiếu có xu hướng tăng để kiếm lợi nhuận trên thị trường.
  • Được quyền lấy lại vốn đã góp trong trường hợp doanh nghiệp ngừng kinh doanh hoặc giải thể.

Đối với các công ty cổ phần

  • Giúp công ty thu hút nhà đầu tư và huy động vốn dễ dàng hơn.
  • Được phép mua lại chứng khoán ưu đãi nếu vốn sử dụng để chi trả cho quyền lợi người nắm giữ đang cao
cổ phiếu ưu đãi cổ tức

Lợi ích của cổ phần ưu đãi.

So sánh cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi

Điểm giống nhau 

Về tổng quan, cổ phiếu phổ thông và cổ phiếu ưu đãi có đặc điểm chung:

  • Đều là chứng khoán góp vốn, có vai trò xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn của tổ chức phát hành.
  • Đều được phát hành bởi các công ty cổ phần. 
  • Đều được phát hành dưới sự giám sát của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và Bộ Tài Chính
  • Do công ty cổ phần phát hành, có thời hạn trung và dài hạn, không được hoàn lại vốn, chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm trên phần vốn góp
phân biệt cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi

Phân biệt cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi. 

Điểm khác nhau

Bên cạnh đó, so sánh cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi vẫn có những điểm khác biệt nhất định, cụ thể:

Tiêu chí so sánh

Cổ phiếu thường

Cổ phần ưu đãi

Bản chất

Loại cổ phiếu bắt buộc 

Loại cổ phiếu mang tính tự nguyện

Số lượng cổ phiếu

Nhiều

Ít

Ưu đãi cho chủ sở hữu

Không có

Nhiều ưu đãi khác nhau dựa theo tính chất từng cổ phiếu

Cơ sở phân chia cổ tức

Dựa trên hiệu quả hoạt động của công ty

Không phụ thuộc vào tình hình hoạt động kinh doanh

Mức phân chia cổ tức

Biến động thường xuyên

Cố định theo một tỷ lệ trên mệnh giá cổ phiếu, thậm chí nhà đầu tư có thể nhận được tỷ lệ cổ tức cao hơn so với cổ phiếu phổ thông

Quyền biểu quyết

Được biểu quyết theo quy định một cổ một phiếu

Chỉ cổ phần ưu đãi biểu quyết mới được tham gia, số lượng phiếu trên một cổ được quy định theo điều lệ công ty

Quyền tham gia quản lý

Có quyền tham gia công tác quản lý

Không được tham gia quản lý công ty

Khả năng chuyển nhượng

Tự do chuyển nhượng

Không được tự do chuyển nhượng mà tuỳ theo nhóm:

  • Không được chuyển nhượng cổ phần ưu đãi biểu quyết trừ trường hợp tuân theo bản án, quyết định Pháp luật đã có hiệu luật hoặc được thừa kế.
  • Không bị giới hạn quyền chuyển nhượng với cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại

Quyền nhận lại vốn góp khi công ty phát hành phá sản

Nhận sau người nắm giữ chứng khoán ưu đãi

Được ưu tiên nhận lại vốn góp trước.

cổ tức cổ phiếu ưu đãi

Cổ phiếu ưu đãi và cổ phiếu phổ thông khác nhau ở điểm nào?

So sánh cổ phiếu ưu đãi và trái phiếu

Điểm giống nhau 

Chứng khoán ưu đãi và trái phiếu có những điểm chung sau:

  • Đều là công cụ nhằm huy động vốn
  • Đều được phát hành bởi các tổ chức doanh nghiệp
  • Có thể mua lại hoặc chuyển nhượng cho người khác
  • Được nhận lãi cố định theo thông tin quy định trên cổ phần ưu đãi hoặc trái phiếu.

Điểm khác nhau

Tuy nhiên, hai loại chứng khoán này cũng sở hữu nhiều điểm khác biệt:

Tiêu chí so sánh

Trái phiếu

Cổ phần ưu đãi

Bản chất

Chứng chỉ nợ

Chứng chỉ xác nhận quyền lợi của nhà đầu tư

Rủi ro

Thấp

Cao hơn

Quyền biểu quyết

Không có

Khả năng chuyển đổi

Được chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông

Được chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông/trái phiếu

cổ phiếu phổ thông và cổ phiếu ưu đãi

So sánh trái phiếu và cổ phiếu ưu đãi

Hướng dẫn tính cổ tức chứng khoán ưu đãi

Có 2 công thức tính cổ tức chứng khoán ưu đãi như sau:

Cách 1

Tỷ lệ cổ tức = Cổ tức đã trả/Lợi nhuận ròng

Tỷ lệ cổ tức ưu đãi = Cổ tức đã trả hàng năm/Lợi nhuận ròng trên mỗi cổ phiếu.

Cách 2

Tỷ lệ cổ tức = 1 - Tỷ lệ duy trì

Tỷ lệ duy trì = (EPS - DPS)/EPS

Trong đó:

  • EPS: Là đơn vị biểu thị cho lợi nhuận tính trên mỗi cổ phiếu
  • DPS: Là đơn vị biểu thị cho cổ tức tính trên mỗi cổ phiếu
tính cổ tức cổ phiếu ưu đãi

Hướng dẫn cách tính cổ tức cổ phiếu ưu đãi

Rủi ro khi mua chứng khoán ưu đãi

Đem lại nhiều lợi ích nổi bật nhưng chứng khoán ưu đãi vẫn tồn tại một số rủi ro đối với cả nhà đầu tư và công ty cổ phần phát hành, cụ thể:

Đối với nhà đầu tư

  • Việc kiếm lợi nhuận khi cổ phiếu tăng giá bị hạn chế vì không được tự do chuyển nhượng.
  • Người sở hữu chứng khoán ưu đãi hoàn lại và chứng khoán ưu đãi cổ tức không có quyền biểu quyết đối với các vấn đề của công ty như cổ đông thường.
  • Lợi ích bị ảnh hưởng nếu công ty phát hành thêm chứng khoán ưu đãi, gây nên sự pha loãng cổ phiếu.

Đối với các công ty cổ phần

  • Gia tăng chi phí do phát hành thêm chứng khoán ưu đãi
  • Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm hoàn lại vốn cho cổ đông ưu đãi trong trường hợp bị giải thể hoặc phá sản.
các loại cổ phiếu ưu đãi

Rủi ro khi mua cổ phần ưu đãi

Cách đăng ký mua chứng khoán ưu đãi như thế nào?

Doanh nghiệp chỉ phát hành cổ phần ưu đãi cho cổ đông công ty. Tức là, bạn phải sở hữu một số lượng cổ phiếu phổ thông nhất định mới có quyền mua cổ phiếu này. 

Khi sở hữu đủ số lượng cổ phiếu thường theo quy định, nhà đầu tư phải đăng ký quyền mua chứng khoán ưu đãi. Sau khi có quyền mua mới được tiến hành giao dịch, mức giá mua thường thấp hơn giá hiện hành.

Có hai hình thức mua cổ phần ưu đãi:

  • Mua trực tiếp tại công ty phát hành
  • Mua gián tiếp qua các công ty môi giới chứng khoán: Các doanh nghiệp phát hành sẽ kết nối với công ty môi giới chứng khoán để phát hành nhanh chóng và đúng nghiệp vụ. Do vậy, người mua cần đăng ký quyền mua chứng khoán ưu đãi tại các công ty môi giới theo một trong 4 hình thức sau:
    • Mua bằng tiền mặt: Cần đem theo giấy tờ tuỳ thân và tiền mặt đến trụ sở giao dịch của Công ty môi giới chứng khoán. Sau đó tiến hành nộp hồ sơ và tiền để thực hiện mua cổ phần ưu đãi.
    • Mua qua chuyển khoản: Cần chuyển đúng số tiền mua vào tài khoản ký quỹ của công ty môi giới chứng khoán.
    • Mua online: Thực hiện trên nền tảng, ứng dụng online của công ty môi giới chứng khoán phát hành.
    • Mua qua tổng đài: Cần đăng ký giao dịch qua tổng đài của công ty môi giới trước khi thực hiện giao dịch. Sau đó, gọi đến tổng đài và đăng ký mua theo hướng dẫn.
cổ phiếu ưu đãi hoàn lại

Cách mua cổ phiếu ưu đãi

FAQ thường gặp về cổ phần ưu đãi

Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về cổ phần ưu đãi:

Tại sao doanh nghiệp lại phát hành cổ phiếu ưu đãi?

Doanh nghiệp thường lựa chọn phát hành chứng khoán ưu đãi vì một số lý do sau:

  • Có thể đạt được tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu (D/E) thấp hơn. Từ đó, thu được nguồn tài chính dồi dào ổn định trong tương lai. Tỷ lệ D/E cũng phản ánh sự ổn định của doanh nghiệp
  • Không cần tuân theo các nguyên tắc trả nợ như trái phiếu.
  • Tính năng giá thu hồi được thiết lập ngay lại thời điểm phát hành chứng khoán.

Có nên mua cổ phần ưu đãi hay không?

Nhà đầu tư cần cân nhắc mục đích mua cổ phần ưu đãi:

  • Nhằm hưởng lợi nhuận từ biến động giá: Không nên mua cổ phần ưu đãi vì chúng không được niêm yết trên sàn chứng khoán như cổ phiếu thường.
  • Nhằm hưởng cổ tức, nhận ưu đãi biểu quyết cổ đông hoặc ưu tiên hoàn vốn: Nên mua chứng khoán ưu đãi.

Bên cạnh đó, với một số đặc điểm và hạn chế nhất định, nhà đầu tư chỉ nên mua chứng khoán ưu đãi nếu đáp ứng đầy đủ các yêu cầu đó.

Cổ phiếu ưu đãi có quyền biểu quyết không?

Chỉ cổ phần ưu đãi biểu quyết mới có quyền tham gia biểu quyết các vấn đề của công ty. 

Cổ phiếu ưu đãi khi nào được bán?

Cổ phần ưu đãi được bán ra thị trường trong một số trường hợp như:

  • Tạo điều kiện để thu hút thêm nguồn vốn mới dễ dàng hơn.
  • Công ty cần thêm nguồn tài chính
  • Công ty muốn mua lại cổ phiếu trong tương lai

Cổ phần ưu đãi biểu quyết có số phiếu biểu quyết như thế nào?

Số phiếu biểu quyết của cổ phần ưu đãi biểu quyết được quy định trong Điều lệ công ty. Số phiếu này sẽ cao hơn so với cổ phiếu thông thường.

đặc điểm của cổ phiếu ưu đãi

Cổ phiếu ưu đãi có thời hạn bao lâu? Cổ tức cổ phiếu ưu đãi xem ở đâu?

Chứng khoán ưu đãi có tính chất giống cổ phiếu thường nhưng lại đem đến cho nhà đầu tư nhiều quyền ưu tiên hơn, đồng thời cũng tồn tại một số hạn chế nhất định. Hy vọng rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm cổ phiếu ưu đãi, các lợi ích, rủi ro và cách đầu tư, giao dịch hiệu quả. Đừng quên đón đọc thêm nhiều bài viết khác từ VTrade để cập nhật nhanh chóng những thông tin đầu tư bổ ích nhé!

Bài viết liên quan

Vtradetop.com
Liên hệ
Mail

VTrade là 1 trong các diễn đàn Forex lớn và uy tín nhất tại Việt Nam. Cập nhật tin tức 24h nhanh nhất từ thị trường tài chính thế giới: tiền tệ, ngoại hối, chứng khoán phái sinh quốc tế, chứng khoán Mỹ, crypto, chỉ số kinh tế, ngân hàng trung ương, vàng và dầu. Ngoài ra Vtrade là một trang web đánh giá sàn Forex, sàn giao dịch tiền điện tử Việt Nam và quốc tế tốt nhất. Thông qua những bài đánh giá sàn này sẽ giúp cho nhà đầu tư có cái nhìn tổng thể trên con đường lựa chọn nơi đầu tư.

©2024 VTrade. All rights reserved.