FED là gì? Những điều cần biết về FED
FED có lẽ là tổ chức tài chính quyền lực nhất thế giới, là nơi duy nhất được in tiền (đô la Mỹ), đưa ra các chính sách tiền tệ không chỉ ảnh hưởng tới Hoa Kỳ mà còn rất nhiều quốc gia khác. Là 1 trader chắc hẳn bạn luôn tự nhắc mình phải cẩn thận khi nghe tin thông báo lãi suất, hay sắp có các cuộc họp diễn ra từ FED để tránh bị bay tài khoản, đúng không? Vậy FED – với vai trò là người giám sát kinh tế Mỹ- thì những chính sách mà FED đưa ra ảnh hướng như thế nào tới tình hình kinh tế Mỹ nói chung và kinh tế thế giới nói riêng?
FED hay cục dự trữ liên bang (Federal Reserve System – Fed) là ngân hàng trung ương Mỹ, thành lập từ 23/12/1913, theo đạo luật mang tên “Federal Reserve Act” được ký bởi tổng thống Woodrow Wilson với mục đích duy trì 1 chính sách tiền tệ linh hoạt, an toàn và ổn định cho nước Mỹ.
Vào năm 1910, vì lo ngại khủng hoảng tài chính và kinh tế khiến cho giới tinh hoa Mỹ tin rằng cần phải thay đổi hệ thống ngân hàng quốc gia. Mặc dù Đảng Cộng hòa và Dân chủ luôn tồn tại bất đồng trong nhiều lĩnh vực, nhưng riêng vấn đề này cả 2 đảng đều thống nhất tin tưởng hệ thống tiền tệ hiện tại thiếu linh hoạt và không đủ để đáp ứng nhu cầu phát triển nền kinh tế quốc gia.
Đảng Cộng hòa, do Thượng nghị sĩ Nelson Aldrich dẫn đầu tuyên bố ủng hộ việc ra đời ngân hàng trung ương dưới sự bảo trợ bởi 1 ngân hàng tư nhân, có trụ sở tại Washington, D.C. để dễ dàng mở rộng hoặc ký hợp đồng tiền tệ khi cần. Trái lại, Đảng Dân chủ không tin tưởng vào các ông chủ Phố Wall nên ủng hộ thành lập một hệ thống ngân hàng do chính phủ kiểm soát. Tất nhiên, hệ thống này sẽ là sự phối hợp của tất cả mọi bên trong đó có các giám đốc ngân hàng tư nhân, những người có nhiều kinh nghiệm trong chính sách tiền tệ; các cá nhân có thẩm quyền – người sẽ bảo vệ công dân khỏi sự thờ ơ của các chủ ngân hàng.
Sau nhiều tranh luận nảy lửa giữa các đảng phái, cuối cùng vào tháng 11 năm 1913, Quốc hội đã thông qua “Đạo luật Dự trữ liên bang” dựa trên các ý tưởng của Aldrich Plan. Paul Warburg cùng nhiều chuyên gia được chỉ định điều hành hệ thống non trẻ này. Đến nằm 1915, Fed chính thức đi vào hoạt động đóng vai trò chủ chốt tài trợ các nỗ lực chiến tranh của Mỹ và phe liên minh trong Chiến tranh thế giới thứ nhất.
0
593
01:50 - 11/10/2021
Chiến lược Pyramid là gì? Có phải là chiến lược hiệu quả không?
Để trở thành 1 nhà giao dịch chuyên nghiệp, bất cứ trader nào cũng muốn tìm ra 1 chiến lược giao dịch phù hợp với bản thân nhất, mà chúng ta quen gọi là “chén thánh”. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi muốn giới thiệu tới các bạn 1 phương pháp giao dịch được rất nhiều trader áp dụng, có tên gọi Chiến lược Pyramid. Chiến lược này có thể giúp bạn tăng gấp đôi, gấp ba lợi nhuận giống như mô hình kim tự tháp vậy. Nhưng bất cứ vấn đề gì cũng có 2 mặt, nếu Pyramid có thể giúp bạn sinh lợi nhuận thì đồng nghĩa chúng cũng có thể khiến cho bạn chia 2 chia 3 tài khoản nếu đi chệch hướng. Vì lẽ đó, kienthucforex khuyên bạn chỉ nên tham khảo để tìm ra giải pháp phù hợp với bản thân. Và quan trọng nhất là tạo được lợi nhuận bền vững trong suốt quá trình đầu tư forex.
Giao dịch kim tự tháp là một hình thức giao dịch trong đó bạn sẽ tiếp tục mở thêm lệnh mua/bán mới khi giá đang dịch chuyển theo hướng có lợi với bạn.
Thực tế, chiến lược Pyramid khá giống với hình thức DCA giá cao trong trade coin. Bạn nào hay giao dịch tiền điện tử chắc sẽ không xa lạ gì với với phương thức này rồi đúng không?
Điều quan trọng nhất trong giao dịch theo chiến lược Pyramid – kim tự tháp, chính là bạn phải xác định đúng xu hướng. Nhờ vậy bạn sẽ không phải chịu bất kỳ rủi ro nào hay giảm thiểu rủi ro xuống mức thấp nhất.
Hãy nhìn theo biểu đồ dưới đây để bạn hiểu hơn về hình thức giao dịch này:
Như bạn thấy, đây là một thị trường đang trong xu hướng tăng rõ ràng, khi luôn tạo ra các đỉnh cao hơn (HH) cùng các đáy cao hơn. Trông chúng chẳng khác gì cầu thang ở nhà bạn vậy! Khi mà thị trường liên tục phá vỡ ngưỡng kháng cự. Sau đó, back test lại các mức kháng cự đó và biến chúng trở thành ngưỡng hỗ trợ mới.
Lệnh mua đầu tiên được kích hoạt khi thị trường retest mức kháng cự cũ, để rồi sau đó biến chúng thành hỗ trợ mới. Các lệnh mua thứ hai và thứ ba tương tự như lệnh đầu tiên, cả hai đều được muakhi thị trường backtest lại các ngưỡng kháng cự.
Bạn cần lưu ý, theo lý thuyết Dow thị trường không bao giờ có thể tăng hoặc giảm vèo 1 cái như tên lửa! Mà chúng cũng phải trải qua từng cấp độ giảm dần, hoặc tăng dần. Trong mỗi cấp độ, đều trải qua quá trình retest như là 1 bước thử để củng cố tâm lý cũng như xu hướng của các nhà giao dịch. Đây là lý do tại sao nếu thị trường đang đi theo 1 hướng duy nhất (tăng hoặc giảm) thì chiến lược kim tự tháp này quả thực là 1 chiến lược hốt bạc!
Hãy xem kỹ ví dụ sau để hiểu rõ hơn về chiến lược giao dịch Kim tự tháp.
Hình dưới đây cho thấy một kênh xu hướng giảm. Vì phe gấu đang kiểm soát, nên chúng ta có thể tận dụng để thực hiện các lệnh Sell hay Short cho cặp EURUSD. Điểm dừng lỗ chính là khi kênh giá bị phá.
0
650
01:46 - 11/10/2021
Review sàn LiteFinance – Top 5 sàn giao dịch uy tín nhất thế giới
LiteFinance là sàn giao dịch các sản phẩm tài chính được thành lập năm 2005, với phương châm cung cấp dịch vụ tốt nhất cho trader trên toàn thế giới. Bên cạnh đó, với kinh nghiệm 15 năm trong ngành tài chính, LiteFinance luôn cố gắng nỗ lực phát triển và được các nhà đầu tư đánh giá, review sàn LiteFinance là sàn giao dịch uy tín, chất lượng,
đáng để đầu tư.
Vậy LiteFinance đã làm những gì trong thời gian qua, cùng theo dõi bài viết dưới đây!
LiteFinance là gì?
Hiện sàn LiteFinance có 1 trụ sở đặt tại trung tâm tài chính lớn của thế giới và sở hữu được 2 giấy phép từ các cơ quan tài chính uy tín hàng đầu.
Sản phẩm của sàn LiteFinance cung cấp:
0
613
01:55 - 02/09/2021