Vì sao Bitcoin không tăng giá trước nguy cơ khủng hoảng ngân hàng?

Với việc nhiều ngân hàng lớn của Mỹ liên tục sụp đổ, không ít người đã kỳ vọng giá Bitcoin cũng như mức độ chấp nhận đồng tiền số này sẽ tăng vọt. Tuy nhiên, thực tế lại vẽ nên một bức tranh khác.

Vì sao Bitcoin không tăng giá trước nguy cơ khủng hoảng ngân hàng?
Vtrade_Admin

11:04, 09/05/2023

95

VIEW

Với việc nhiều ngân hàng lớn của Mỹ liên tục sụp đổ, không ít người đã kỳ vọng giá Bitcoin cũng như mức độ chấp nhận đồng tiền số này sẽ tăng vọt. Tuy nhiên, thực tế lại vẽ nên một bức tranh khác.


TraderHub


Bài viết này xem xét sự phức tạp của cuộc đấu tranh giữa Bitcoin (BTC) với những thách thức về quy định, những lời chỉ trích về vấn đề môi trường liên quan tới việc khai thác BTC và sự cạnh tranh đang ngày một gia tăng đến từ phía các đồng tiền số đối thủ của nó.


Chưa thực sự trở thành một giải pháp thay thế kỹ thuật số


Bất chấp làn sóng bài xích các ngân hàng truyền thống đang gia tăng, Bitcoin vẫn chưa thực sự có được sự tăng trưởng vững chắc. Khi niềm tin của công chúng vào các tổ chức tài chính truyền thống suy yếu, giá Bitcoin từng được kỳ vọng sẽ tăng vọt. Tuy nhiên, sự kết hợp của các yếu tố, bao gồm sự không chắc chắn về quy định, mối quan tâm về vấn đề môi trường và các loại tiền kỹ thuật số đối thủ, đã cản trở đồng tiền số này.


Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, kéo theo nhiều vụ bê bối ngân hàng, đã làm lung lay niềm tin của công chúng vào các ngân hàng truyền thống. Do đó, nhiều người đã tìm kiếm các giải pháp tài chính thay thế, vốn được kỳ vọng sẽ đưa BTC trở thành xu hướng chủ đạo. Là một loại tiền tệ phi tập trung hoạt động bên ngoài tầm kiểm soát của các ngân hàng trung ương và chính phủ, Bitcoin hứa hẹn sẽ dân chủ hóa tài chính và trao quyền cho các cá nhân.


Tuy nhiên, bất chấp tiềm năng của nó, Bitcoin vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức để được chấp nhận rộng rãi. Sự không chắc chắn về quy định tiếp tục tạo ra sự e ngại cho người dùng và các nhà đầu tư tiềm năng. Trong nỗ lực kiểm soát tiền kỹ thuật số, các chính phủ và cơ quan quản lý tài chính trên toàn thế giới đang áp đặt các mức độ hạn chế và hướng dẫn khác nhau. Ví dụ: tại Hoa Kỳ, các cuộc thảo luận của Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC) về việc phân loại tiền điện tử là chứng khoán hay hàng hóa đang khiến sự nghi ngờ bao trùm rộng khắp thị trường.


Hơn nữa, những lo ngại về môi trường đã phủ bóng đen lên Bitcoin. Quá trình khai thác đòi hỏi sức mạnh tính toán đáng kể, tiêu thụ một lượng lớn năng lượng, dẫn đến lượng khí thải carbon cao đáng kể.


Sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh


Việc vô số đồng tiền kỹ thuật số xuất hiện đã làm phức tạp thêm những thách thức mà Bitcoin phải đối mặt. Khi các loại tiền điện tử mới hơn, chẳng hạn như Ethereum, Solana và Cardano, được chấp nhận, mỗi loại mang lại các tính năng và lợi ích độc đáo phục vụ cho các nhu cầu khác nhau của người dùng. Một số cung cấp tốc độ giao dịch nhanh hơn, phí thấp hơn hoặc cải thiện quyền riêng tư, tạo ra sự cạnh tranh đáng gờm đối với Bitcoin. Những lựa chọn thay thế này đã phân mảnh thị trường, làm giảm vị thế thống trị một thời của Bitcoin.


Do đó, tốc độ tăng trưởng của Bitcoin vẫn trì trệ bất chấp tâm lý bài xích ngày càng tăng đối với các tổ chức tài chính truyền thống. 


TraderHub

 

Biểu đồ giá Bitcoin. Nguồn: Statista


Một vấn đề nữa cũng đến từ sự xuất hiện của các đồng tiền đối thủ cạnh tranh là cuộc chiến giành quyền tối cao.


Là đồng tiền tiên phong của các loại tiền kỹ thuật số phi tập trung, Bitcoin hiện vẫn là đồng tiền có tỷ lệ thống trị lớn nhất so với các đồng tiền số còn lại trên thị trường. Tuy nhiên, sự ra đời của nhiều loại altcoin với những ưu điểm và tính năng riêng biệt, đã làm giảm tỷ lệ thống trị của Bitcoin. Từ Monero tập trung vào quyền riêng tư cho đến Litecoin tập trung vào các giao dịch nhanh với chi phí thấp, những đối thủ này đang tìm cách chiếm lĩnh thị phần của Bitcoin.


Sự phổ biến của các dự án tài chính phi tập trung (DeFi), được xây dựng chủ yếu trên chuỗi khối của Ethereum, càng làm xói mòn thành trì của Bitcoin. Những nền tảng sáng tạo này cung cấp các dịch vụ tài chính mà không cần bên trung gian, giải quyết một số mối lo ngại hiện hữu đối với các ngân hàng truyền thống.


Rào cản quy định


Một yếu tố chính cản trở sự tăng trưởng của Bitcoin là sự không chắc chắn về quy định. Các chính phủ trên toàn thế giới đang cố tìm cách định nghĩa loại tiền tệ phi tập trung này, cố gắng đạt được sự cân bằng giữa vấn đề đổi mới và bảo mật. Do đó, tiềm năng tăng trưởng của BTC vẫn bị mắc kẹt trong vũng lầy nghi ngờ, ngăn cản việc áp dụng chính thống.


Lấy Trung Quốc làm ví dụ. Chính phủ nước này đã thực hiện lệnh cấm hoàn toàn đối với các giao dịch tiền điện tử. Một môi trường thù địch như vậy sẽ hạn chế sự mở rộng của Bitcoin, khiến các nhà đầu tư và người dùng e ngại.


Rào cản môi trường


Những lo ngại về vấn đề môi trường xung quanh việc khai thác Bitcoin đặt ra một trở ngại khác. Quá trình xác thực các giao dịch và bảo mật mạng tiêu tốn rất nhiều năng lượng. Điều này đã khiến Bitcoin vấp phải sự chỉ trích rộng rãi với nhiều nhận định rằng mức tiêu thụ năng lượng của Bitcoin ngang ngửa với toàn bộ các quốc gia.


Điều này làm hoen ố hình ảnh của tiền điện tử, làm nản lòng những người ủng hộ tiềm năng.


Do đó, nhiều lựa chọn thay thế thân thiện với môi trường hơn đã xuất hiện, chẳng hạn như việc Ethereum chuyển đổi sang cơ chế đồng thuận bằng chứng cổ phần, giúp giảm đáng kể mức sử dụng năng lượng. Trong thế giới nơi người dân đang ngày càng hướng tới cuộc sống xanh, quy trình khai thác không thân thiện với môi trường của Bitcoin khiến nó gặp bất lợi.


Chất xúc tác tiềm năng cho sự hồi sinh của Bitcoin


Bất chấp những thất bại này, Bitcoin còn lâu mới bị diệt vong. Một số yếu tố có thể thúc đẩy sự phát triển của nó có thể kể tới sự phát triển liên tục của Lightning Network. Cải tiến này hứa hẹn sẽ cải thiện khả năng mở rộng của Bitcoin, tạo điều kiện cho các giao dịch diễn ra nhanh hơn và rẻ hơn. Điều này có thể khơi dậy sự nhiệt tình đối với đồng tiền vua.


Hơn nữa, khi các ngân hàng trung ương tập trung nhiều hơn tới việc phát hành tiền kỹ thuật số (CBDC), sự quan tâm của công chúng đối với tiền điện tử có thể tăng lên. Bitcoin, với tư cách là cái tên dễ nhận biết nhất trong không gian, có thể được hưởng lợi từ sự chú ý ngày càng gia tăng này.


Cuối cùng, việc các tổ chức sử dụng tiền điện tử như một kho lưu trữ giá trị hoặc hàng rào chống lại lạm phát có thể mang lại uy tín cho Bitcoin. Khi nhiều công ty như MicroStrategy thêm Bitcoin vào bảng cân đối kế toán của họ, danh tiếng của tiền điện tử có thể được cải thiện và thúc đẩy thêm dòng tiền đầu tư vào tài sản số này.


Câu hỏi triệu đô


Trạng thái hiện tại của BTC đặt ra một câu hỏi quan trọng: nếu không phải bây giờ thì sẽ là khi nào? Liệu tiền điện tử có bao giờ đạt đến đỉnh cao với mức định giá 1 triệu USD vào cuối năm 2023 như một số dự đoán từng đưa ra hay không? Mặc dù con đường phía trước vẫn chưa chắc chắn, nhưng tương lai của Bitcoin phụ thuộc vào khả năng vượt qua những thách thức mà nó phải đối mặt ngày nay.


Để thành công, Bitcoin phải vượt qua sự không chắc chắn về mặt quy định, thích nghi với một thế giới có ý thức hơn về vấn đề môi trường và vượt qua các đối thủ cạnh tranh. Chỉ khi đó, nó mới có thể tận dụng tâm lý bài xích ngân hàng truyền thống và đảm bảo vị thế của mình như một giải pháp thay thế khả thi cho tài chính truyền thống.
 

Đỗ Hiền - theo beincrypto

Bài viết liên quan

Cùng chủ đề

Vtradetop.com
Liên hệ
Mail

VTrade là 1 trong các diễn đàn Forex lớn và uy tín nhất tại Việt Nam. Cập nhật tin tức 24h nhanh nhất từ thị trường tài chính thế giới: tiền tệ, ngoại hối, chứng khoán phái sinh quốc tế, chứng khoán Mỹ, crypto, chỉ số kinh tế, ngân hàng trung ương, vàng và dầu. Ngoài ra Vtrade là một trang web đánh giá sàn Forex, sàn giao dịch tiền điện tử Việt Nam và quốc tế tốt nhất. Thông qua những bài đánh giá sàn này sẽ giúp cho nhà đầu tư có cái nhìn tổng thể trên con đường lựa chọn nơi đầu tư.

©2024 VTrade. All rights reserved.