Tuần trước, giá dầu lao dốc do tác động từ dữ liệu cho thấy niềm tin của người tiêu dùng Mỹ tăng trong tháng 8. Kết thúc 2/9, giá dầu thô WTI tăng lên 73,714 USD/thùng, tương đương tăng 0,22% và dầu Brent giao dịch ở mức 77,069 USD/thùng, tăng 0,18% so với phiên giao dịch liền trước.
03:01, 03/09/2024
Tuần trước, giá dầu lao dốc do tác động từ dữ liệu cho thấy niềm tin của người tiêu dùng Mỹ tăng trong tháng 8. Kết thúc 2/9, giá dầu thô WTI tăng lên 73,714 USD/thùng, tương đương tăng 0,22% và dầu Brent giao dịch ở mức 77,069 USD/thùng, tăng 0,18% so với phiên giao dịch liền trước.
Tuần trước, cả dầu Brent và WTI cùng ghi nhận tuần giảm thứ 2 liên tiếp với dầu Brent giảm 0,3%, dầu WTI lao dốc 1,7%. Cả 2 mặt hàng dầu tiêu chuẩn cùng trượt xa khỏi mốc 80 USD/thùng.
Sự biến động của giá dầu tuần trước chịu tác động bởi các yếu tố chính là sản lượng dầu giảm ở Libya, khả năng Iraq cắt giảm sản lượng, căng thẳng ở Trung Đông, tồn kho dầu của Mỹ tiếp tục giảm, và chi tiêu tiêu dùng mạnh ở Mỹ.
Trong 5 phiên giao dịch, giá dầu tăng 2 phiên và giảm 3 phiên. Mặc dù tăng mạnh ở phiên giao dịch đầu tiên và phiên giao dịch thứ 4 của tuần, nhưng sự trượt dốc sâu ở các phiên thứ 2, 3 và 5 đã khiến giá dầu trải nghiệm thêm 1 tuần “đổ đèo”.
Theo Oilprice, chính quyền miền Đông Benghazi đã dừng sản xuất tại các mỏ dầu chính như Sharara, Sarir, Abu Attifel và Amal, đồng thời chặn hầu hết các cảng xuất khẩu trong nước. Điều này đồng nghĩa với hơn một nửa sản lượng dầu thô của Libya, khoảng 700.000 thùng, đã không được tạo ra mỗi ngày. Nhiều nhà phân tích cho rằng, Libya sẽ “mất” khoảng 1 triệu thùng/ngày trong tổng số 1,2 triệu thùng mà nước này tạo ra mỗi ngày do những bất ổn ở trong nước và việc Libya có thể sớm khôi phục được sản lượng là rất khó.
Cũng liên quan đến nguồn cung, Iraq, thành viên của OPEC+, sẽ cắt giảm sản lượng xuống mức từ 3,85 triệu đến 3,9 triệu thùng/ngày, sau khi sản xuất khoảng 4,25 triệu thùng/ngày trong tháng 7.
Trong tuần trước, với lý do nguồn cầu giảm ở Trung Quốc, Goldman Sachs đã dự báo giá dầu Brent năm 2025 đạt mức trung bình 77 USD/thùng, giảm 5 USD so với dự báo trước (82 USD/thùng). Ngân hàng này cũng hạ phạm vi giá dầu Brent năm sau xuống còn 70-85 USD/thùng.
Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp lại tăng vọt, tồn kho dầu của Mỹ giảm thấp hơn dự kiến và khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cắt giảm 0,25 điểm phần trăm thay vì 0,5 điểm phần trăm trong tháng 9, còn bởi sự tăng mạnh của đồng USD (vượt mốc 101).
Tuần này, thị trường sẽ hướng sự chú ý tới báo cáo bảng lương phi nông nghiệp tháng 8 của Mỹ, dự kiến được công bố ngày 6-9. Báo cáo có khả năng sẽ tác động đến quyết định về mức giảm lãi suất của Fed.
Dữ liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho thấy, mức tiêu thụ dầu của nước này đã chậm lại vào tháng 6 xuống mức thấp nhất theo mùa kể từ đại dịch Covid-19 năm 2020.
Các nhà phân tích của ANZ lưu ý: "Chúng tôi thấy sự suy giảm trong tăng trưởng vào năm 2025, do những khó khăn kinh tế ở Trung Quốc và Mỹ. Chúng tôi tin rằng OPEC sẽ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc trì hoãn việc chấm dứt cắt giảm sản lượng tự nguyện nếu muốn giá dầu tăng cao hơn". Baker Hughes cho biết trong báo cáo hàng tuần rằng số lượng giàn khoan dầu đang hoạt động của Mỹ không đổi ở mức 483 giàn vào tuần trước.
Hoa Nguyễn