Trong phiên giao dịch ngày 3 tháng 8, giá dầu vẫn chưa thể hội phục, thậm chí còn mất thêm 1% khi đồng USD mạnh lên. Thị trường vàng đen đang chịu áp lực từ những tín hiệu kinh tế ảm đạm, và cuộc họp của OPEC+ sắp tới.
07:41, 03/08/2022
Trong phiên giao dịch ngày 3 tháng 8, giá dầu vẫn chưa thể hội phục, thậm chí còn mất thêm 1% khi đồng USD mạnh lên. Thị trường vàng đen đang chịu áp lực từ những tín hiệu kinh tế ảm đạm, và cuộc họp của OPEC+ sắp tới.
Giá dầu Brent giao sau giảm 94 xu, tương đương 0,9% xuống 99,60 USD / thùng lúc 07h20 giờ Việt Nam. Giá dầu thô kỳ hạn WTI của Mỹ giảm 68 xu, tương đương 0,7% xuống 93,74 USD / thùng, sau khi tăng 53 xu vào hôm thứ 3.
Tổ chức OPEC+ sẽ nhóm họp vào thứ Tư. Trước đó, một số quan chức OPEC cho rằng, các thành viên sẽ giữ nguyên sản lượng trong tháng 9 hoặc tăng nhẹ.
Các nhà phân tích dự kiến sẽ không có thay đổi do triển vọng nhu cầu yếu trong bối cảnh suy thoái gia tăng và cho biết nhà sản xuất hàng đầu Saudi Arabia có thể miễn cưỡng tăng sản lượng để bù đắp cho nguồn cung thiếu hụt từ Nga, vốn đang bị ảnh hưởng bởi xung đột ở Ukraine.
Trước cuộc họp, OPEC+ đã cắt giảm dự báo thặng dư thị trường dầu trong năm nay 200.000 thùng / ngày (bpd) xuống 800.000 thùng / ngày.
Edward Moya, nhà phân tích thị trường cao cấp của OANDA cho biết: “Giá dầu thô giảm sau khi nhiều dữ liệu về hoạt động của các nhà máy đang thể hiện một cuộc suy thoái kinh tế hiện hữu với quy mô khổng lồ. Thế giới kỳ vọng sản lượng dầu sẽ gia tăng sau khi các công ty có thu nhập tốt hơn.”
Các nhà máy tại châu Âu, Á và Mỹ cũng rất chật vật để có thể hoàn thành năng suất trong tháng 7 vừa qua. Bên cạnh đó, nhiều thành phố tại Trung Quốc đang đối mặt với tình trạng dịch bệnh căng thẳng và có khả năng phải tái áp đặt các biện pháp hạn chế khắt khe. Điều này cũng ảnh hưởng tới giá dầu.
Thị trường đang chờ đợi thông tin từ cuộc họp của OPEC+ để quyết định về sản lượng tháng 9.
Một số nguồn tin của OPEC+ cho biết mức tăng khiêm tốn trong tháng 9 sẽ được thảo luận tại cuộc họp ngày 3 tháng 8. Tuy nhiên, một số ý kiến vẫn kiên định rằng sản lượng có thể vẫn ổn định.
Nhóm G7 đang cân nhắc việc hạn chế dòng chảy dầu của Nga, nhằm thu hẹp lợi nhuận của Nga trong bối cảnh căng thẳng tại Ukraine vẫn chưa hạ nhiệt.
Trong một tuyên bố từ Anh, các ngoại trưởng G7 cho biết họ đang xem xét "một lệnh cấm toàn diện đối với tất cả các dịch vụ liên quan đến vận chuyển dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ của Nga trên toàn cầu, trừ khi dầu được mua bằng hoặc thấp hơn mức giá được thỏa thuận với sự tham vấn của các đối tác quốc tế. "
Nhóm G7 bao gồm Anh, Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản và Mỹ.
Nhiều quốc gia đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga sau cuộc tấn công vào Ukraine mà Moscow gọi là "hoạt động quân sự đặc biệt". Tuy nhiên, nhưng các nước tiêu thụ dầu lớn như Trung Quốc và Ấn Độ đã tăng cường nhập khẩu các thùng dầu giảm giá của Nga, nâng mức nhập khẩu lên mức kỷ lục.
Mặc dù xuất khẩu dầu của Nga chạm mức thấp nhất kể từ tháng 8 năm ngoái, nhưng doanh thu xuất khẩu của nước này trong tháng 6 đã tăng 700 triệu USD so với tháng trước do giá cả cao hơn 40% so với mức trung bình của năm ngoái.
Các nhà lãnh đạo phương Tây đã đề xuất giải quyết cơn bão giá này thông qua giới hạn giá dầu để giới hạn số tiền các nhà máy lọc dầu và thương nhân sẽ trả cho hàng hóa của Nga. Tuy nhiên, Nga tuyên bố là sẽ không tuân theo quy định này và có thể vận chuyển dầu đến các quốc gia không tuân theo giá trần.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen đã trình bày ý tưởng về giới hạn giá với các nhà lãnh đạo châu Á trong chuyến công du nước ngoài vào tháng trước và chia sẻ rằng bà đã tổ chức các cuộc đàm phán "mang tính khuyến khích" với Ấn Độ.
Một số thương nhân và nhà phân tích thị trường đã bày tỏ nghi ngờ về mức giá trần giá sẽ hoạt động khi Nga đã tìm cách vận chuyển dầu của mình đến châu Á mà không sử dụng bảo hiểm tàu của phương Tây. Nga cũng có thể sẽ ngừng xuất khẩu hoàn toàn một số lượng hàng hóa nmột số dầu hoàn toàn, dẫn đến giá năng lượng tăng vọt hơn nữa
Các thành viên G7 cũng đang nỗ lực để tìm cách giải quyết tình trạng thiếu hụt năng lượng và lạm phát trong khi vẫn tuân thủ các cam kết về khí hậu trong bối cảnh căng thẳng với Nga.
Nhóm G7 tuyên bố, "Khi chúng tôi từ chối hàng hóa của Nga thì sẽ tìm cách phát triển các năng lượng khác thay thế như là hydrocacbon, giúp ổn định thị trường năng lượng toàn cầu và giảm thiểu các tác động tiêu cực đến kinh tế.”
Cuối tháng 7, Nam Phi sẽ giảm giá xăng bán ra cho người tiêu dùng nhằm giảm bớt gánh nặng chi tiêu trong bối cảnh lạm phát. Giá cả tại đây cũng đã đẩy lạm phát lên trên giới hạn biên độ mục tiêu của Ngân hàng Trung ương.
Bộ trưởng Năng lượng Gwede Mantashe đã công bố các biện pháp bao gồm việc giảm giá xăng 1,32 rand (0,08 USD) / lít - xuống 25,42 rand và 24,99 rand đối với xăng 95 octan và 93 octan kể từ 3/8.
Giá dầu diesel, chủ yếu được sử dụng bởi nông dân, phương tiện vận tải và máy phát điện khẩn cấp, cũng sẽ giảm 88 xu đối với động cơ diesel có hàm lượng lưu huỳnh cao và 91 xu đối với động cơ diesel có hàm lượng lưu huỳnh thấp hơn.
Giá nhiên liệu của Nam Phi được điều chỉnh hàng tháng để phản ánh chính xác các yếu tố như sức mạnh của đồng tiền rand và giá dầu toàn cầu.
Lạm phát chạm mức cao nhất trong 13 năm là 7,4% vào tháng 6 và ngân hàng trung ương dự kiến con số năm 2022 sẽ ở mức khoảng 6,5%, cao hơn mức trần của biên độ mục tiêu từ 3% đến 6%.
Hoa Nguyễn - Theo reuters.com
Đọc thêm: USD/JPY có xu hướng tăng mạnh hơn