Nhiều yếu tố thị trường hỗ trợ đà tăng của vàng đen

Trong phiên giao dịch ngày 30 tháng 9, giá dầu ổn định hơn tại thị trường châu Á và ghi nhận tuần tăng giá sau năm tuần giảm liên tiếp. Thị trường dầu thô được nhiều yếu tố hỗ trợ như sản lượng từ OPEC+ giảm, đồng bạc xanh suy yếu. 

Nhiều yếu tố thị trường hỗ trợ đà tăng của vàng đen
Vtrade_Admin

12:29, 30/09/2022

328

VIEW

Trong phiên giao dịch ngày 30 tháng 9, giá dầu ổn định hơn tại thị trường châu Á và ghi nhận tuần tăng giá sau năm tuần giảm liên tiếp. Thị trường dầu thô được nhiều yếu tố hỗ trợ như sản lượng từ OPEC+ giảm, đồng bạc xanh suy yếu.   

Nhiều yếu tố thị trường hỗ trợ đà tăng của vàng đen

Giá dầu Brent giao sau tháng 11, hết hạn vào thứ Sáu, hạ thêm 13 xu hay 0,15% xuống 88,36 USD / thùng vào lúc 13h25 giờ Việt Nam. Trước đó, dầu cũng mất 83 xu trong phiên. Hợp đồng tháng 12 tích cực hơn đã tăng 7 xu, tương đương 0,1%, ở mức 87,25 USD.

 

Giá dầu thô WTI của Mỹ giao tháng 11 tăng 0,06%, tương đương 5 xu chạm mức 81,28 USD / thùng. Trước đó, dầu WTI cũng giảm mất 92 xu. 

 

Edward Moya, nhà phân tích cấp cao của OANDA, cho biết: “Triển vọng nhu cầu dầu thô xấu đi sẽ khó có thể phục hồi cho đến khi các quốc gia sản xuất của OPEC+ cắt giảm sản lượng tại cuộc họp ngày 5 tháng 10 tới đây. Đồng bạc xanh hạ nhiệt cũng phần nào hạn chế đà giảm của dầu thô.” 

 

Dầu sẵn sàng tăng hàng tuần do triển vọng OPEC + cắt giảm sản lượng, đồng đô la yếu hơn

Cả dầu Brent và WTI ghi nhận đà tăng 3% trong tuần. Đây cũng là lần tăng giá đầu tiên kể từ tháng 8, sau khi vàng đen chạm đáy trong chín tháng vào đầu tuần.

 

Ngược lại với vàng đen, đồng đô la Mỹ giảm từ mức cao nhất trong 20 năm vào đầu tuần. Sự  suy yếu này giúp những khách hàng mua dầu được hưởng mức giá rẻ hơn, qua đó cải thiện nhu cầu đối với hàng hóa này.  

 

Trong tháng 9, Brent đã giảm 8,3% và ghi nhận đà giảm trong tháng thứ tư liên tiếp. Trong quý thứ ba, dầu Brent có thể sẽ giảm 23%, mức lỗ quý đầu tiên kể từ quý IV năm 2021.

 

Đối với dầu WTI dự kiến ​​đà giảm là 9,3% trong tháng 9, cũng là mức giảm hàng tháng thứ tư và giảm 23% trong quý. Đây là lần lao dốc theo quý đầu tiên kể từ giai đoạn kết thúc vào tháng 3 năm 2020, thời điểm đại COVID-19 gây ảnh hưởng đến nhu cầu. 

 

Liên quan tới bài toán năng lượng tại châu Âu, Thủ tướng Hungary Viktor Orban mới đây cho biết rất có thể quốc gia này sẽ duy trì giới hạn một phần hóa đơn năng lượng hộ gia đình vào năm tới. Ông cho biết ngân sách năm 2023 sẽ cần được sửa đổi vào tháng 12 tới.

 

Hạ giá khí đốt và giảm hóa đơn điện là hai phương án chính trong các chính sách của thủ tướng Orban. Tuy nhiên, năm nay, chi phí đã tăng vọt do giá năng lượng cao hơn đã trở thành gánh nặng lớn cho ngân sách nhà nước.

 

Từ ngày 1/8, chính phủ nước này đã buộc phải hủy bỏ giới hạn cho các hộ gia đình sử dụng cao hơn. 

 

Thủ tướng chia sẻ, "Ngân sách có thể tài trợ cho việc giới hạn giá trong thời điểm hiện tại, chắc chắn là trong năm nay ... tôi rất hy vọng rằng hệ thống này cũng có thể được duy trì vào năm 2023. Tuy nhiên, chúng tôi phải chuẩn bị rất nhiều.” 

 

Ông cũng cho biết chính phủ đã chỉ thị cho tập đoàn năng lượng quốc doanh MVM tìm kiếm "giải pháp thanh toán linh hoạt" do sự biến động của giá khí đốt toàn cầu.

 

Tuần trước, Bộ trưởng Tài chính Orban cho biết việc mua thêm khí đốt từ Nga, trị giá 1,72 tỷ USD, sẽ làm tăng thâm hụt ngân sách của Hungary thêm 1,2 điểm phần trăm lên 6,1% sản lượng kinh tế trong năm nay.

 

Hungary đang có nguy cơ đối mặt với cuộc suy thoái sắp tới. 

 

Quốc gia trung Âu này nhập khẩu phần lớn khí đốt và dầu từ Nga. Giá cả tăng vọt kể từ khi căng thẳng tại Ukraine nổ ra đã khiến Hungary chịu mức thâm hụt lớn, có thể lên tới gần 8% GDP trong năm nay.

 

Cuối tháng 9, Đức đã quyết định giảm giá khí đốt đối với 80% mức sử dụng trung bình của các hộ gia đình để khuyến khích người tiêu dùng tiết kiệm năng lượng và ngăn chặn khả năng thiếu nguồn cung trầm trọng. 

 

 

Bộ trưởng Kinh tế Robert Habeck cho biết, "Đối với 20% còn lại của mức tiêu thụ thông thường, người dân sẽ phải trả toàn bộ hóa đơn. Thậm chí mức chi phí cho phần năng lượng được hỗ trợ không cao bằng mức đã ghi nhận trước xung đột tại Ukraine. 

 

Bất chấp "lá chắn năng lượng phòng thủ" trị giá 200 tỷ euro (196 tỷ USD) được chính phủ công bố hôm thứ Năm thì mức giá khi đốt không thể nào về mức như năm 2021, hoặc phải cần thời gian rất dài. 

 

Ông Habeck tin rằng Đức hiện đang ở trong tình trạng vô cùng căng thẳng khi đề cập tới năng lượng. Nếu các hộ gia đình không tiết kiệm và giảm mức tiêu thụ thì khó có thể đủ khí đốt để sưởi ấm trong mùa đông. 

 

Cơ quan quản lý mạng lưới năng lượng của Đức, chịu trách nhiệm phân phối khí đốt trong trường hợp khẩn cấp về nguồn cung, cho biết mức tiêu thụ của các hộ gia đình là quá cao để có thể đảm bảo tính bền vững.

 

Hoa Nguyễn - Theo reuters.com

Đọc thêm: Broadcom, AT&T: 2 cổ phiếu công nghệ trả cổ tức “đáng đồng tiền bát gạo”

 

 

Bài viết liên quan

Cùng chủ đề

Vtradetop.com
Liên hệ
Mail

VTrade là 1 trong các diễn đàn Forex lớn và uy tín nhất tại Việt Nam. Cập nhật tin tức 24h nhanh nhất từ thị trường tài chính thế giới: tiền tệ, ngoại hối, chứng khoán phái sinh quốc tế, chứng khoán Mỹ, crypto, chỉ số kinh tế, ngân hàng trung ương, vàng và dầu. Ngoài ra Vtrade là một trang web đánh giá sàn Forex, sàn giao dịch tiền điện tử Việt Nam và quốc tế tốt nhất. Thông qua những bài đánh giá sàn này sẽ giúp cho nhà đầu tư có cái nhìn tổng thể trên con đường lựa chọn nơi đầu tư.

©2024 VTrade. All rights reserved.