Dầu tăng thêm 1% nhờ triển vọng nhu cầu tại Trung Quốc

Trong phiên giao dịch ngày 18/1, giá dầu nới rộng đà tăng và tiến thêm 1% nhờ lạc quan vào tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc, quốc gia nhập khẩu dầu hàng đầu thế giới.

Dầu tăng thêm 1% nhờ triển vọng nhu cầu tại Trung Quốc
Vtrade_Admin

13:49, 18/01/2023

155

VIEW

Trong phiên giao dịch ngày 18/1, giá dầu nới rộng đà tăng và tiến thêm 1% nhờ lạc quan vào tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc, quốc gia nhập khẩu dầu hàng đầu thế giới. 

 

Dầu tăng thêm 1% nhờ triển vọng nhu cầu tại Trung Quốc

 

Dầu thô Brent kỳ hạn tăng 76 xu, tương đương 0,88%, lên 86,68 USD/thùng vào lúc 14h21 sau khi tăng 1,7% trong phiên trước đó.

 

Hợp đồng dầu thô WTI của Mỹ tăng 85 xu, tương đương 1,06%, lên 81,03 USD, sau khi tăng 0,4% vào thứ Ba.

 

Cả hai loại dầu thô kỳ hạn đều tăng hơn 1 USD/thùng để đạt mức cao mới năm 2023 vào khoảng giữa trưa ở châu Á, với dầu Brent đạt 87 USD/thùng và dầu WTI tương lai đạt 81,42 USD/thùng.

Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc giảm mạnh xuống 3% vào năm 2022, không đạt mục tiêu chính thức là "khoảng 5,5%" ghi nhận mức giảm mạnh thứ hai kể từ năm 1976. 

 

 

Nhưng dữ liệu kinh tế vẫn át đi dự báo của giới phân tích sau khi Trung Quốc rút lại chính sách Zero COVID bắt đầu vào năm 2020. Các nhà phân tích dự đoán mức tăng trưởng năm 2023 sẽ hồi phục lên 4,9%.

 

Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) cho biết trong một báo cáo hàng tháng rằng nhu cầu dầu của Trung Quốc sẽ tăng 510.000 thùng mỗi ngày (bpd) trong năm nay sau khi giảm lần đầu tiên sau nhiều năm vào năm 2022 do các biện pháp ngăn chặn COVID.

 

Nhưng OPEC giữ nguyên dự báo tăng trưởng nhu cầu toàn cầu năm 2023 ở mức 2,22 triệu thùng/ngày.

 

Toshitaka Tazawa, chuyên gia phân tích tại Fujitomi Securities Co Ltd, cho biết: “Hy vọng ngày càng tăng rằng nhu cầu nhiên liệu của Trung Quốc sẽ tăng lên sau sự thay đổi gần đây trong chính sách COVID-19 của nước này đã hỗ trợ giá dầu”.

 

Bên cạnh đó, triển vọng lạc quan của OPEC về nhu cầu của Trung Quốc cũng hỗ trợ tâm lý thị trường. 

 

Thị trường cũng được hỗ trợ bởi kỳ vọng dự trữ dầu thô của Mỹ giảm khoảng 1,8 triệu thùng mặc dù dự trữ sản phẩm dầu cao hơn. 

 

Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ (EIA) cho biết, về phía cung, sản lượng dầu từ các khu vực đá phiến hàng đầu ở Mỹ sẽ tăng khoảng 77.300 thùng/ngày lên mức kỷ lục 9,38 triệu thùng/ngày trong tháng 2. 

 

Trong khi đó, Nga cho rằng các biện pháp trừng phạt của phương Tây sẽ có tác động đáng kể đến hoạt động sản xuất và xuất khẩu sản phẩm dầu mỏ của nước này. Bối cảnh này khiến nhiều khả năng thị trường sẽ có thêm nhiều nguồn cung. 

 

Theo các nhà phân tích của ING, thị trường cũng đang theo dõi chặt chẽ dữ liệu nhu cầu từ Trung Quốc trong báo cáo hàng tháng của Cơ quan Năng lượng Quốc tế. 

 

Ảnh 3

Mới đây, nhà xuất khẩu dầu mỏ hàng đầu Ả Rập Xê Út có thể tiếp tục giảm giá đối với loại dầu thô Arab Light hàng đầu của nước này cho khách hàng tại châu Á vào tháng 2. Trước đó, loại hàng hóa này đã về mức thấp nhất trong 10 tháng do lo ngại về tình trạng dư cung tiếp tục bao trùm thị trường.

 

Gã khổng lồ dầu mỏ quốc doanh Saudi Aramco có thể giảm giá bán chính thức (OSP) cho loại dầu “chua trung bình” khoảng 1,5 USD/thùng vào tháng 2. Điều này được đánh giá là phù hợp với dầu tiêu chuẩn Dubai.

 

Bên cạnh đó, đây sẽ là động lực kéo giá Arab Light tháng Hai lên mức được nhìn thấy lần cuối vào tháng 11 năm 2021 và cao hơn khoảng 1,75 USD một thùng so với mức trung bình của Oman/Dubai.

 

 

Có ý kiến cho rằng: "Triển vọng thị trường trong ngắn hạn là mờ mịt. Nhiều hàng hóa của Nga dự kiến sẽ được chuyển đến châu Á, nhưng nhu cầu không tăng".

 

Việc giảm giá diễn ra khi Nga chuyển dầu từ châu Âu sang châu Á, sau khi Liên minh châu Âu cấm nhập khẩu dầu thô bằng đường biển từ ngày 5 tháng 12, cùng với mức giá trần do các quốc gia Nhóm Bảy nước (G7) đưa ra nhằm hạn chế hoạt động thương mại dầu mỏ của Nga.

 

Mặc dù tuần trước Moscow đã cấm bán dầu thô cho các quốc gia tuân thủ giá trần đối với dầu thô của Nga, nhưng các khách hàng dầu mỏ quan trọng của họ ở châu Á sẽ không bị ảnh hưởng vì các nước này không tham gia liên minh trần giá. 

 

Nga đã trở thành nhà cung cấp dầu thô hàng đầu cho cả Trung Quốc và Ấn Độ vào tháng 11, khi các nước châu Á tận dụng lợi thế giá rẻ, còn các nước phương Tây thì quay lưng lại với Moscow.

 

Nhu cầu dầu cũng khó có thể quay trở lại ngay cả khi Trung Quốc đã dỡ bỏ các hạn chế nghiêm ngặt trong việc phòng chống COVID-19. Nhiều ý kiến nhận định sự gia tăng đột biến các ca nhiễm mới tại nước này đã làm nhu cầu đi du lịch giảm mạnh.

 

Trung Quốc đã tăng hạn ngạch xuất khẩu đối với các sản phẩm dầu đã lọc trong lô đầu tiên của năm 2023, một nỗ lực hơn nữa nhằm thúc đẩy sản xuất của nhà máy lọc dầu và đạt được biên lợi nhuận xuất khẩu tốt trong bối cảnh nhu cầu trong nước chậm lại. 

 

OSP dầu thô của Saudi thường được phát hành vào khoảng ngày 5 hàng tháng và tạo ra xu hướng giá cho hàng hóa từ Iran, Kuwaiti và Iraq, ảnh hưởng đến khoảng 9 triệu thùng dầu thô mỗi ngày (bpd) đến châu Á.

 

Saudi Aramco đặt giá dầu thô dựa trên khuyến nghị từ khách hàng và sau khi tính toán sự thay đổi về giá trị của dầu trong tháng qua, dựa trên sản lượng và giá sản phẩm.

 

Hoa Nguyễn - Theo reuters.com

Đọc thêm: USD/JPY tăng 250 pip tiến gần đến vùng 131,00 sau quyết định của BoJ

 

Bài viết liên quan

Cùng chủ đề

Vtradetop.com
Liên hệ
Mail

VTrade là 1 trong các diễn đàn Forex lớn và uy tín nhất tại Việt Nam. Cập nhật tin tức 24h nhanh nhất từ thị trường tài chính thế giới: tiền tệ, ngoại hối, chứng khoán phái sinh quốc tế, chứng khoán Mỹ, crypto, chỉ số kinh tế, ngân hàng trung ương, vàng và dầu. Ngoài ra Vtrade là một trang web đánh giá sàn Forex, sàn giao dịch tiền điện tử Việt Nam và quốc tế tốt nhất. Thông qua những bài đánh giá sàn này sẽ giúp cho nhà đầu tư có cái nhìn tổng thể trên con đường lựa chọn nơi đầu tư.

©2024 VTrade. All rights reserved.