Dầu hạ nhiệt khi năng lực sản xuất toàn cầu giảm

Trong phiên giao dịch ngày 02/08, giá dầu tiếp tục kéo dài đà giảm so với phiên trước đó. Hiện, giới đầu tư lo lắng về nhu cầu dầu toàn cầu sau khi dữ liệu cho thấy sản xuất ở một số quốc gia đang bị chững lại.

Dầu hạ nhiệt khi năng lực sản xuất toàn cầu giảm
Vtrade_Admin

06:14, 02/08/2022

209

VIEW

Trong phiên giao dịch ngày 02/08, giá dầu tiếp tục kéo dài đà giảm so với phiên trước đó. Hiện, giới đầu tư lo lắng về nhu cầu dầu toàn cầu sau khi dữ liệu cho thấy sản xuất ở một số quốc gia đang bị chững lại.

Dầu hạ nhiệt khi năng lực sản xuất toàn cầu giảm

Cụ thể, dầu Brent giao sau giảm 29 xu xuống 99,74 USD / thùng vào lúc 07h00 giờ Việt Nam, dầu WTI giao sau giảm 22 xu xuống 93,67 USD / thùng.

 

Đà lao dốc vẫn tiếp diễn và trong phiên có thời điểm dầu Brent chạm xuống mức thấp nhất là 99,09 USD / thùng, kể từ ngày 15/7. Dầu thô WTI của Mỹ giảm xuống đáy 92,42 USD / thùng, mức thấp nhất kể từ ngày 14/7.

 

Giá cả biến động mạnh, khi các nhà đầu tư cân nhắc về việc nguồn cung toàn cầu eo hẹp kèm với nguy cơ  suy thoái hiện hữu.

 

Những thành phố phải phong tỏa do COVID 19 đã một lần nữa “làm chậm lại” sự phục hồi ngắn ngủi tại Trung Quốc vào tháng 6. Đây là quốc gia nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới. Chỉ số quản lý mua hàng (PMI) của nhà quản lý sản xuất Caixin / Markit đã giảm xuống 50,4 trong tháng 7 từ mức 51,7 của tháng trước, thấp hơn nhiều so với kỳ vọng của giới phân tích.

Theo dữ liệu mới công bố, hoạt động sản xuất của Nhật Bản mở rộng ở mức thấp nhất trong 10 tháng vào tháng 7.

 

Nhà phân tích Tina Teng của CMC Markets cho biết: “Chỉ số sản xuất PMI kém khả quan của Trung Quốc là yếu tố chính gây áp lực lên giá dầu hôm nay. Dữ liệu cho thấy sự thu hẹp đáng ngạc nhiên của các hoạt động kinh tế, sự phục hồi của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới từ sau khi phong tỏa do COVID 19 không đạt triển vọng như dự kiến. Điều này khiến nhu cầu tiêu thụ dầu thô yếu đi.” 

 

Dầu thô Brent và WTI đã kết thúc tháng 7 với mức lỗ hàng tháng  kéo dài sang tháng thứ hai liên tiếp, lần đầu tiên kể từ năm 2020. Lạm phát tăng vọt và lãi suất cao hơn làm gia tăng lo ngại về một cuộc suy thoái sẽ làm xói mòn nhu cầu nhiên liệu.

 

Các nhà phân tích của ANZ cho biết doanh số bán nhiên liệu cho các lái xe ở Anh đang suy yếu, trong khi nhu cầu xăng vẫn ở dưới mức trung bình 5 năm vào thời điểm này trong năm.

 

Phản ánh điều này, các nhà phân tích đã hạ dự báo giá dầu Brent trung bình năm 2022 xuống 105,75 USD / thùng. Ước tính đối với dầu WTI giảm xuống còn $ 101,28. 

 

Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh bao gồm Nga, một nhóm được gọi là OPEC+, sẽ nhóm họp vào thứ Tư để quyết định về sản lượng của tháng Chín.

 

Một số thông tin từ OPEC+ cho biết mức tăng khiêm tốn cho tháng 9 sẽ được thảo luận tại cuộc họp ngày 3 tháng 8, trong khi phần còn lại cho biết sản lượng có thể sẽ được giữ nguyên. 

 

Sự kiện diễn ra sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden thăm Ả Rập Xê Út vào tháng trước.

 

Nhà phân tích Helima Croft của RBC Capital cho biết: “Mặc dù chuyến thăm của Tổng thống Biden tới Ả Rập Xê Út không mang lại nguồn cung mới ngay, nhưng chúng tôi tin rằng Vương quốc Anh sẽ đáp lại bằng cách tiếp tục tăng dần sản lượng”.

 

Đầu tháng 8, OPEC+ đã cắt giảm sản lượng kỷ lục, chưa được cam kết kể từ khi đại dịch COVID-19 diễn ra vào năm 2020.

 

Trong khi đó, sản lượng dầu của Mỹ tiếp tục tăng khi số lượng giàn khoan tăng 11 trong tháng 7, tăng kỷ lục trong tháng thứ 23 liên tiếp.

 

Nhà phân tích kỹ thuật Wang Tao của Reuters cho biết, việc phá vỡ giá dầu Brent về dưới mức hỗ trợ quan trọng là 102,68 USD có thể kích hoạt mức giảm xuống trong khoảng 99,52 USD đến 101,26 USD.

Châu Âu đối phó khẩn cấp với đòn giáng mạnh từ Nga

 

Ngay trong ngày 26 tháng 7, các nước Liên minh châu Âu đã thông qua kế hoạch khẩn cấp nhằm hạn chế nhu cầu khí đốt trong khu vực. Lục địa già cũng đạt được các thỏa thuận về việc giảm mức cắt giảm đối với một số quốc gia để đối phó với sự thiếu hụt nguồn cung từ Nga.

 

Châu Âu phải đối mặt với việc hạn chế khí đột kỉ lục từ Nga, khi mà công suất của dòng chảy Gazprom của Nga đến Đức chỉ còn 1/5 công suất. 

 

Trong bối cảnh lục địa già đang phải đối mặt với nguồn cung sụt giảm từ Nga, Brussels đang hối thúc các quốc gia thành viên “thắt lưng buộc bụng” để tiết kiệm khí đốt và dự trữ cho mùa đông vì lo ngại Nga sẽ cắt đứt hoàn toàn để trả đũa các lệnh trừng phạt của phương Tây. 

 

Các bộ trưởng năng lượng đã thông qua đề xuất tự nguyện cắt giảm 15% công suất tiêu thụ khí đốt từ tháng 8 đến tháng 3. Việc cắt giảm có thể bị ràng buộc trong trường hợp khẩn cấp về nguồn cung. Tuy nhiên, thỏa thuận cũng cho phép miễn trừ đối với một số quốc gia và các ngành công nghiệp, sau khi một số chính phủ phản đối đề xuất ban đầu của EU về việc áp dụng mức cắt giảm bắt buộc 15%. 

 

Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck cho biết thỏa thuận này sẽ là câu trả lời cho Tổng thống Nga Vladimir Putin rằng châu Âu vẫn đoàn kết trong bối cảnh Moscow cắt giảm khí đốt.

 

Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck tuyên bố “Nga sẽ không thể nào chia rẽ chúng tôi

 

Hoa Nguyễn - Theo reuters.com

Đọc thêm: Trading 212 UK tăng cường đội ngũ nhân sự cấp cao

 

Bài viết liên quan

Cùng chủ đề

Vtradetop.com
Liên hệ
Mail

VTrade là 1 trong các diễn đàn Forex lớn và uy tín nhất tại Việt Nam. Cập nhật tin tức 24h nhanh nhất từ thị trường tài chính thế giới: tiền tệ, ngoại hối, chứng khoán phái sinh quốc tế, chứng khoán Mỹ, crypto, chỉ số kinh tế, ngân hàng trung ương, vàng và dầu. Ngoài ra Vtrade là một trang web đánh giá sàn Forex, sàn giao dịch tiền điện tử Việt Nam và quốc tế tốt nhất. Thông qua những bài đánh giá sàn này sẽ giúp cho nhà đầu tư có cái nhìn tổng thể trên con đường lựa chọn nơi đầu tư.

©2024 VTrade. All rights reserved.