Đăng kíĐăng Nhập

Chỉ báo “nhỏ mà có võ” này sẽ mách cho bạn thời điểm mua cổ phiếu giá rẻ

Tradersieucap

07:36, 27/07/2022

114

VIEW

‘Chỉ báo mua khi suy thoái’ là một thước đo thường tỏ ra vô cùng chuẩn xác.

investo - indi - 22711

Do các tiêu chí của một cuộc suy thoái hầu như đều đã được thỏa mãn, giờ đã đến lúc mua vào cổ phiếu. Nhưng đây chắc chắn không phải phản ứng đầu tiên (hoặc thứ hai, hoặc thứ ba…) của bạn trước tin tức GDP Hoa Kỳ giảm trong quý đầu tiên và cả quý thứ hai – thỏa mãn điều kiện GDP sụt giảm trong hai quý liên tiếp để được coi là suy thoái.

Theo “Chỉ báo mua vào khi suy thoái”, thời điểm tốt nhất để mua cổ phiếu chính là thời điểm đầu tiên có dấu hiệu rõ ràng cho thấy nền kinh tế Hoa Kỳ đã rơi vào lãnh thổ suy thoái. Nhận thức này thường xuất hiện vào khoảng tháng thứ 7 của giai đoạn suy thoái, dựa trên định nghĩa truyền thống về suy thoái và độ trễ thời gian để dữ liệu kinh tế có thể được thu thập và báo cáo.

Do thời gian suy thoái trung bình của Hoa Kỳ kéo dài khoảng 14 tháng và xét trong bối cảnh giá trị tương lai của thị trường chứng khoán giảm trước sáu đến chín tháng, dường như thị trường sẽ không chạm đáy cùng lúc khi các tin tức bùng nổ.

Điểm quan trọng cần thừa nhận rằng chẳng có gì đảm bảo suy thoái đã bắt đầu vào tháng Một. Nhưng trong những tuần gần đây, nhiều nhà phân tích Phố Wall đã tự tin tuyên bố rằng Mỹ đang trong thời kỳ suy thoái. Những tuyên bố về suy thoái đều đặn này có thể tác động lớn đến thị trường giống như tuyên bố từ Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia, cơ quan trọng tài bán chính thức đưa ra thông tin về thời điểm suy thoái bắt đầu và kết thúc. Nhưng đừng vội mong chờ một tuyên bố chính thức sớm như vậy, vì NBER thường báo cáo thời điểm khởi đầu và kết thúc của suy thoái với độ trễ đáng kể.

Chỉ báo Mua vào khi suy thoái được tạo ra bởi Norman Fosback, người từng nắm giữ chức vụ chủ tịch của Viện Nghiên cứu Kinh tế lượng. Vào ngày 8 tháng 5 năm 2008, trong bản tin Fosback’s Fund Forecaster, Fosback đã báo cáo rằng Chỉ báo mua vào khi suy thoái (RBI) có kỷ lục “cực kỳ chính xác”.

Mặc dù Fosback đã viết về nội dung này cách đây 14 năm, nhưng những nhận xét thời đó của ông vẫn phù hợp đến lạ kỳ với tình hình hiện nay: “Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy dân chúng đang bày tỏ niềm tin ở hầu hết mọi cấp độ,… kỳ vọng điều tồi tệ nhất đối với tình trạng tài chính trong tương lai của họ.” Tuy nhiên, ông tiếp tục, “thị trường chứng khoán, với sự tín nhiệm vượt thời gian, hầu như chẳng có tác dụng gì cho các cuộc khủng hoảng của ngày hôm qua, hoặc thậm chí ngày hôm nay. Trọng tâm là luôn hướng tới tương lai.”

Để đo lường hiệu suất của Chỉ báo mua vào khi suy thoái (RBI), chúng ta sẽ tập trung vào tất cả các cuộc suy thoái do NBER theo dõi kể từ năm 1870 – tổng cộng là 30 đợt. Chúng ta cần lùi về thời điểm xa như vậy bởi vì đó là khi lợi nhuận thị trường chứng khoán hàng tháng xuất hiện trên trang web của giáo sư Robert Shiller của Đại học Yale. Bởi vì rất khó có thể xác định xem các nhà đầu tư thực sự có thể biết đâu là thời điểm cuộc suy thoái trong quá khứ bắt đầu, bài viết giả định rằng RBI đã được kích hoạt bảy tháng sau khi NBER đưa thông tin về cuộc suy thoái. Biểu đồ đi kèm cho thấy tổng lợi nhuận trung bình điều chỉnh theo lạm phát của S&P 500 trong các khoảng thời gian 3, 6 và 12 tháng sau những lần kích hoạt đó.

0710_investo_Hau Duong_indi_2.jpg

Trong mọi trường hợp, lợi nhuận của thị trường chứng khoán sau các tín hiệu RBI đều trên mức trung bình. Với những ai cho rằng dữ liệu lâu năm không còn phù hợp, xin mọi người lưu ý rằng những dữ liệu về RBI sẽ còn ấn tượng hơn nếu chỉ tập trung vào các thập kỷ gần đây.

Nhưng RBI cũng là một chỉ không dễ nắm bắt. Theo định nghĩa, chỉ số này sẽ sớm tăng lên khi các cuộc suy thoái kéo dài hơn nhiều so với ngưỡng trung bình. Ví dụ, trong cuộc Khủng hoảng Tài chính Toàn cầu, RBI được kích hoạt vào giữa năm 2008, chín tháng trước khi thị trường chứng khoán thực sự chạm đáy.

Mặc dù vậy, về tổng thể, RBI thường xuyên cho thấy các dự báo chính xác. Hàm ý rộng hơn ở đây chính là thời điểm để mua là khi toàn bộ các tin tức, hoặc hầu hết các tin tức, đều xấu. Nếu bạn chờ đợi cho đến khi tin tức tốt, bạn sẽ bỏ lỡ phần lớn sự phục hồi sau đó của thị trường chứng khoán. Như Fosback đã viết vào năm 2008: “Nếu đó thực sự là một cuộc suy thoái… Hãy nhanh tay mua vào!”

Bài viết liên quan


Bài hot nhất

Vtradetop.com
Liên hệ
Mail

VTrade là 1 trong các diễn đàn Forex lớn và uy tín nhất tại Việt Nam. Cập nhật tin tức 24h nhanh nhất từ thị trường tài chính thế giới: tiền tệ, ngoại hối, chứng khoán phái sinh quốc tế, chứng khoán Mỹ, crypto, chỉ số kinh tế, ngân hàng trung ương, vàng và dầu. Ngoài ra Vtrade là một trang web đánh giá sàn Forex, sàn giao dịch tiền điện tử Việt Nam và quốc tế tốt nhất. Thông qua những bài đánh giá sàn này sẽ giúp cho nhà đầu tư có cái nhìn tổng thể trên con đường lựa chọn nơi đầu tư.

©2024 VTrade. All rights reserved.