Đăng kíĐăng Nhập

Tìm Hiểu Về Pullback Trong Giao Dịch Ngoại Hối

Tradersieucap

12:13, 16/09/2022

250

VIEW

Nội Dung

Khi tham gia thị trường ngoại hối, hầu như mọi trader đều nhận được một lời khuyên là “hãy làm bạn với xu hướng.” Thế nhưng, trong một bức tranh toàn cảnh lớn, đôi khi giá tài sản sẽ xuất hiện những nhịp pullback và trader hoàn toàn có thể tận dụng những nhịp này để đi ngược xu hướng thị trường để thu được lợi nhuận. Vậy pullback là gì và bạn đã biết cách giao dịch với pullback hay chưa? Nếu bạn muốn tìm hiểu rõ hơn về những vấn đề này, hãy dành một chút thời gian cho bài viết này của chúng tôi.

Pullback là gì?

Ngay cả khi không phải là một nhà phân tích kỹ thuật chuyên nghiệp, nhưng khi nhìn vào biểu đồ giá của một tài sản, hầu như ai cũng có thể nhận ra xu hướng giá không bao giờ là một đường thẳng.

Ví dụ như trong biểu đồ bên dưới, xu hướng chính của cặp USD/JPY là tăng lên. Tuy nhiên, đôi khi cặp tiền này sẽ xuất hiện những giai đoạn biến động khiến giá di chuyển ngược chiều so với xu hướng chính trong một khoảng thời gian ngắn (mũi tên màu tím). Những giai đoạn giá tạm thời đi ngược xu hướng chính này được gọi là Pullback, hay như trong tiếng Việt thường được gọi bằng thuật ngữ giá điều chỉnh. Sau giai đoạn này, giá tài sản sẽ quay trở lại đi theo xu hướng chính. Nói cách khác, có thể coi pullback như giai đoạn nghỉ mà ở đó, giá tài sản sẽ lấy đà để tiếp tục tăng lên, hoặc giảm xuống theo xu hướng chính của thị trường.

Các yếu tố kích hoạt pullback

Có nhiều yếu tố dẫn tới một sự điều chỉnh của giá tài sản. Trong giao dịch ngoại hối (forex), các sự kiện kinh tế hay các sự kiện bất ngờ như thiên tai, tai nạn, một bê bối chính trị lớn… đều có thể ảnh hưởng tới sức mạnh của tiền tệ, dẫn tới việc giá của một cặp tiền thay đổi trong ngắn hạn.

Các chỉ báo sử dụng để giao dịch PullBack

Việc giao dịch ngược xu hướng là một hành động mạo hiểm và đòi hỏi trader phải có kinh nghiệm quan sát, tổng hợp và phân tích. Nguyên nhân là do những đợt pullback thường chỉ xảy ra trong ngắn hạn, do đó nếu không kịp vào lệnh ở những thời điểm thích hợp, rất có thể bạn sẽ bị con sóng xu hướng nhấn chìm.

Để gia tăng khả năng thành công, trader có thể sử dụng một số công cụ sau khi giao dịch Pullback.

Đường xu hướng (trendline)

Đường xu hướng thường đóng vai trò là kháng cự/hỗ trợ. Do đó trong các nhịp điều chỉnh, giá tài sản thường sẽ kiểm tra lại đường này. Vì vậy, các trader có thể xem xét vào lệnh khi giá tiến gần tới đường này, tương tự như cách giao dịch với các ngưỡng kháng cự/hỗ trợ thông thường.

Đường trung bình động MA

Cùng với đường xu hướng, các đường trung bình động (MA) cũng là công cụ hữu hiệu mà trader có thể sử dụng khi giao dịch pullback. Nhà đầu tư có thể sử dụng nhiều đường trung bình động khác nhau, tuy nhiên, đường MA 200 thường được sử dụng nhiều nhất vì nó cho thấy xu hướng dài hạn và mang độ chính xác cao.

Những bước giao dịch pullback 

Vì giao dịch với pullback là giao dịch ngược xu hướng, thế nên rủi ro khi giao dịch cũng khá cao. Để hạn chế rủi ro tới mức thấp nhất, trader nên tuân thủ các bước sau.

Lưu ý rằng trong ví dụ dưới đây, chúng tôi sẽ đưa ra các bước giao dịch pullback trong xu hướng tăng. Trong trường hợp giá pullback trong xu hướng giảm, các bước thực hiện cũng sẽ tương tự.

 

Bước 1: Xác định đúng hướng của xu hướng trên các khung thời gian cao hơn

Xu hướng tăng thường được thể hiện bằng hàng loạt các đỉnh cao hơn (Higher high/HH) và đáy cao hơn (Higher low/HL). Xu hướng giảm thường được thể hiện bằng hàng loạt các đỉnh thấp hơn (Lower high/LH) và đáy thấp hơn (Lower low/LL).

Trader nên sử dụng khác khung thời gian lớn để xác định được hướng của xu hướng, cũng như tránh được các tín hiệu pullback giả.

Bước 2: Chờ đợi pullback trên các khung thời gian thấp hơn

Vì pullback thường chỉ xuất hiện và tồn tại trong một khoảng thời gian ngắn nên sau khi xác định được hướng của xu hướng trên các khung thời gian cao hơn, trader có thể chuyển sang các khung thời gian nhỏ hơn như H1, M30 hoặc M15 để chờ đợt pullback xảy ra. 

Bước 3: Tìm khu vực giá điều chỉnh bằng công cụ Fibonacci

Bước 4: Vào lệnh

Trader nên đặt lệnh mua khi giá tài sản nằm vùng giá từ 50% đến 61,8% của Fibonacci thoái lui.

Điểm chốt lời sẽ nằm ở đỉnh đảo chiều tương ứng với mức cao nhất được sử dụng để vẽ Fibonacci thoái lui. Đỉnh đảo chiều thường là nơi giá có thể kiểm lại nhiều lần để xác định xem có thể vượt qua ngưỡng đó hay không. Nếu muốn mạo hiểm để kiếm được mức lợi nhuận cao hơn, bạn có thể chốt lời ½ để bảo toàn vốn, sau đó tiếp tục chờ đợi giá phá vỡ và tạo ra các đỉnh cao hơn.

Điểm dừng lỗ sẽ nằm ở đáy đảo chiều tương ứng với mức thấp nhất được sử dụng để vẽ Fibonacci thoái lui.

Trên đây là một vài kiến thức cơ bản về pullback cũng như cách giao dịch với pullback. Chúc các bạn thành công với phương thức giao dịch này.

Bài viết liên quan


Bài hot nhất

Vtradetop.com
Liên hệ
Mail

VTrade là 1 trong các diễn đàn Forex lớn và uy tín nhất tại Việt Nam. Cập nhật tin tức 24h nhanh nhất từ thị trường tài chính thế giới: tiền tệ, ngoại hối, chứng khoán phái sinh quốc tế, chứng khoán Mỹ, crypto, chỉ số kinh tế, ngân hàng trung ương, vàng và dầu. Ngoài ra Vtrade là một trang web đánh giá sàn Forex, sàn giao dịch tiền điện tử Việt Nam và quốc tế tốt nhất. Thông qua những bài đánh giá sàn này sẽ giúp cho nhà đầu tư có cái nhìn tổng thể trên con đường lựa chọn nơi đầu tư.

©2024 VTrade. All rights reserved.