Đăng kíĐăng Nhập

Tổng hợp các chỉ báo phân tích kỹ thuật quan trọng

Trần Thị Cẩm Tiên

03:14, 04/07/2023

213

VIEW

Nội Dung

Chỉ báo phân tích kỹ thuật là một trong những công cụ quan trọng giúp bạn kiếm được lợi nhuận từ thị trường tài chính. Bạn có thể sử dụng các chỉ báo kỹ thuật để phân tích cổ phiếu, hàng hóa và tiền tệ nhằm xác định xu hướng và sau đó đưa ra dự đoán. Bằng cách này, bạn sẽ biết nên mua loại nào, bán với giá nào. Mời bạn đọc bài viết sau đây của Vàng thế giới để biết thêm chi tiết.

Chỉ báo phân tích kỹ thuật là gì?

Chỉ báo phân tích kỹ thuật đề cập đến việc sử dụng biểu đồ giá và các thông tin thị trường. Phân tích kỹ thuật về cơ bản cho bạn biết xu hướng biến động giá của cổ phiếu, chỉ số, tiền tệ hoặc hàng hóa. Điều này được thực hiện thông qua nghiên cứu dữ liệu thị trường trong quá khứ, chủ yếu là các thông tin kỹ thuật như giá cả và khối lượng. 

Cùng với xu hướng, bạn cũng có thể xác định điểm vào và ra để giao dịch thành công. Chỉ báo phân tích kỹ thuật có thể rất hữu ích cho những nhà đầu tư mới để hiểu những điều cơ bản trong cách thị trường vận hành.

Các loại chỉ báo phân tích kỹ thuật

Có bốn loại chỉ báo phân tích kỹ thuật chính là chỉ báo xu hướng, chỉ báo dao động (Oscillators), chỉ báo biến động (Volatility) và Hỗ trợ/Kháng cự. Chúng được nhóm lại dựa trên chức năng của chúng. Trong từng nhóm, sẽ có những loại chỉ báo đặc trưng sau đây.

Chỉ báo xu hướng

Các chỉ báo phân tích kỹ thuật theo xu hướng được tạo ra để giúp các nhà giao dịch nhận diện xu hướng thị trường tăng, giảm hoặc đi ngang. Xác định xu hướng thị trường là bước đầu tiên cần thực hiện trong quá trình phân tích kỹ thuật, trước khi bạn xem xét đến các yếu tố đảo chiều hay quyết định mở lệnh.

Đường chỉ báo MA

Đường trung bình động (MA) là một công cụ kỹ thuật tính trung bình giá trong một khoảng thời gian. Chỉ báo phân tích kỹ thuật này có trên biểu đồ giúp đưa ra dấu hiệu rõ ràng hơn về hướng di chuyển của thị trường – lên, xuống hoặc đi ngang. Có nhiều loại đường trung bình động để lựa chọn, trong đó Đường trung bình động đơn giản và Đường trung bình động hàm mũ là phổ biến nhất.

Chỉ số Ichimoku

Ichimoku là một chỉ báo phân tích kỹ thuật xu hướng trông phức tạp nhưng thực ra đơn giản hơn vẻ ngoài của nó. Chỉ báo này được tạo ra để trở thành một chỉ báo độc lập, hiển thị các xu hướng hiện tại, các mức hỗ trợ/kháng cự và cho biết khi nào xu hướng có khả năng đảo ngược. 

Chỉ số ADX

Chỉ số ADX sẽ không cho bạn biết liệu giá đang có xu hướng tăng hay giảm, nhưng nó có thể đo sức mạnh của các xu hướng trên thị trường. ADX có thể xác định độ mạnh yếu của xu hướng thay vì chỉ xác định xu hướng tăng giảm.

Chỉ báo dao động

Các chỉ báo phân tích kỹ thuật dao động giúp xác định cách động lượng đang phát triển trên thị trường. Khi giá tăng, các chỉ báo dao động sẽ tăng cao hơn. Khi giá giảm, các chỉ báo dao động sẽ di chuyển xuống thấp hơn. Bất cứ khi nào các chỉ báo dao động đạt đến mức quá bán hoặc quá mua thì có thể cho thấy thị trường đã bước vào vùng đáy hoặc vùng đỉnh. Dựa vào đây, nhà đầu tư có thể tìm kiếm dấu hiệu đảo chiều để vào lệnh.

Chỉ số RSI

Chỉ số sức mạnh tương đối RSI được cho là bộ dao động phổ biến nhất. Một thành phần quan trọng trong công thức của nó là tỷ lệ giữa lãi và lỗ trung bình trong 14 kỳ vừa qua. Chỉ số RSI bị ràng buộc trong khoảng từ 0 – 100 và được xem là quá mua khi chỉ số trên 70 và quá bán khi dưới 30. Các nhà giao dịch thường đặt bán khi mốc 70 bị cắt từ trên xuống và mua khi mốc 30 bị cắt từ dưới lên. Ngoài ra, nhà đầu tư có thể xem xét thêm một công cụ khác được phát triển dựa trên chỉ báo phân tích kỹ thuật RSI, khắc phục được những nhược điểm của chỉ báo này, chính là chỉ báo MFI.

Chỉ báo Stochastic Oscillator

Stochastic cung cấp cho các nhà giao dịch một cách tiếp cận khác để tính toán dao động giá bằng cách theo dõi xem giá hiện tại cách mức thấp nhất bao xa. Khoảng cách này sau đó được chia cho sự khác biệt giữa giá cao và giá thấp trong cùng một khoảng thời gian. 

Chỉ số CCI

Chỉ số kênh hàng hóa khác với nhiều chỉ báo dao động ở chỗ không có giới hạn về biên độ. Nó sử dụng mốc 0 làm đường trung tâm với các mức quá mua và quá bán bắt đầu từ +100 và -100. Các nhà đầu tư sẽ bán khi xuất hiện điểm Breakout dưới +100 và mua khi có điểm Breakout trên -100. 

>>> Xem thêm: https://vangthegioi.net/chi-bao-phan-tich-ky-thuat-quan-trong/

Bài viết liên quan


Bài hot nhất

Vtradetop.com
Liên hệ
Mail

VTrade là 1 trong các diễn đàn Forex lớn và uy tín nhất tại Việt Nam. Cập nhật tin tức 24h nhanh nhất từ thị trường tài chính thế giới: tiền tệ, ngoại hối, chứng khoán phái sinh quốc tế, chứng khoán Mỹ, crypto, chỉ số kinh tế, ngân hàng trung ương, vàng và dầu. Ngoài ra Vtrade là một trang web đánh giá sàn Forex, sàn giao dịch tiền điện tử Việt Nam và quốc tế tốt nhất. Thông qua những bài đánh giá sàn này sẽ giúp cho nhà đầu tư có cái nhìn tổng thể trên con đường lựa chọn nơi đầu tư.

©2024 VTrade. All rights reserved.