Free Float là gì? Công thức tính và quy tắc làm tròn Free Float

Free Float là tỷ lệ cổ phiếu tự do chuyển nhượng. Tỷ lệ này đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá tính thanh khoản, khả năng giao dịch của cổ phiếu.

Free Float là gì? Công thức tính và quy tắc làm tròn Free Float
Vtrade Author

07:08, 29/03/2024

62

VIEW

Free Float là một trong những chỉ số mà bất kỳ nhà đầu tư nào khi tham gia vào thị trường chứng khoán cũng cần nắm rõ. Bởi đây được xem là chỉ số quan trọng giúp nhà đầu tư có được cái nhìn sâu sắc về biến động của cổ phiếu và đưa ra quyết định giao dịch hiệu quả. Vậy chính xác thì Free Float là gì? Cùng VTrade tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Tỷ lệ Free Float là gì? Cổ phiếu Free Float là gì?

Tỷ lệ Free Float được hiểu là tỷ lệ cổ phiếu chuyển nhượng công khai hay tỷ lệ cổ phiếu tự do chuyển nhượng. Tỷ lệ này đại diện cho số lượng cổ phiếu tự do chuyển nhượng so với tổng số cổ phiếu đang được lưu hành trên thị trường chứng khoán của công ty.

Vậy cổ phiếu Free Float là gì? Cổ phiếu Free Float chính là cổ phiếu tự do chuyển nhượng có sẵn và đầy đủ các điều kiện để mua bán trên thị trường. Loại cổ phiếu này sẽ không bao gồm cổ phiếu bị khóa bởi các nhà quản lý, cổ đông, nhân viên công ty, nhà đầu tư có lợi ích kiểm soát hoặc bất kỳ bên liên quan nào khác.

free float là gì

Tỷ lệ Free Float là gì?

Tỷ lệ Free Float có ý nghĩa gì?

Tỷ lệ Free-Float có ý nghĩa quan trọng đối với nhà đầu tư, giúp cung cấp các thông tin hữu ích để đưa ra quyết định giao dịch hợp lý. Vậy cụ thể thì tỷ lệ Free Float có ý nghĩa gì?

  • Cung cấp thông tin về tính thanh khoản của cổ phiếu: Free Float càng cao đồng nghĩa với việc có càng nhiều cổ phiếu có sẵn để giao dịch, nhà đầu tư có thể mua bán một cách nhanh chóng, dễ dàng.
  • Phản ánh chính xác giá trị thực tế: Giá trị Free Float chỉ bao gồm các cổ phiếu tự do chuyển nhượng nên sẽ phản ánh chính xác giá trị thực tế của công ty hơn so với giá trị vốn hóa gốc. Nếu tỷ lệ tự do chuyển nhượng thấp thì cổ phiếu dễ bị thao túng, khó điều chỉnh để phù hợp với giá trị thực của công ty.
  • Cho biết quyền biểu quyết và quyền kiểm soát: Tỷ lệ Free Float cổ phiếu thấp có thể phản ánh việc một số cổ đông lớn đang kiểm soát quyền biểu quyết và ảnh hưởng đến quyết định quản trị. Trong khi đó, Free Float cao sẽ đảm bảo quyền lực trong công ty được phân tán, tránh tình trạng bị một số cổ đông kiểm soát quá mức.
  • Đảm bảo tính minh bạch, công bằng: Việc có nhiều cổ phiếu có sẵn trên thị trường để giao dịch sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư mua bán một cách dễ dàng, minh bạch và công bằng.
  • Thước đo để lựa chọn cổ phiếu: Những cổ phiếu có giá trị Free Float thấp thì hiếm khi được nhà đầu tư lựa chọn và ngược lại.
free float

Ý nghĩa của tỷ lệ Free-Float là gì? Free Float giúp nhà đầu tư biết được mức độ thanh khoản, giá trị thực tế của công ty

Những đặc điểm nổi bật của Free Float

Chỉ số Free Float được các nhà đầu tư chứng khoán sử dụng rất phổ biến. Chỉ số này có những đặc điểm nổi bật giúp nhà đầu tư có thể nhận biết và phân biệt với các chỉ số khác như:

  • Chỉ số Free Float có tính linh động, giá trị thay đổi thường xuyên tùy vào từng thời gian nhất định trong năm.
  • Phụ thuộc vào các yếu tố nội tại của công ty phát hành như tình hình kinh doanh, khả năng huy động vốn,...
  • Có thể phản ánh khả năng biến động tình hình kinh doanh của công ty.
tỷ lệ free float là gì

Đặc điểm nổi bật của chỉ số Free Float là gì? Chỉ số Free Float có tính linh động và phụ thuộc vào các yếu tố nội tại của công ty

Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ Free Float

Giá trị của tỷ lệ tự do chuyển nhượng của một công ty sẽ bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm:

  • Số cổ phiếu được phát hành: Nếu công ty phát hành quá nhiều cổ phiếu thì Free Float càng thấp và ngược lại.
  • Tỷ lệ sở hữu của các cổ đông lớn trong công ty: Nếu một số cổ đông sở hữu quá nhiều cổ phiếu sẽ khiến cho giá trị Free Float của công ty giảm xuống.
  • Quy định về cổ phần hóa của Chính phủ: Nếu tỷ lệ sở hữu cổ phiếu của Chính phủ quá lớn thì tỷ lệ tự do chuyển nhượng của công ty sẽ giảm.
  • Các giao dịch thỏa thuận: Nếu một số cổ đông lớn của công ty thỏa thuận để chuyển nhượng cổ phiếu cho nhau, không bán cho công chúng thì không làm thay đổi Free Float.
  • Sự phân phối cổ phiếu: Nếu công ty phân phối cổ phiếu đều cho các nhà đầu tư thì giá trị Free Float sẽ tăng lên.
tỷ lệ free-float

Nhà đầu tư cần hiểu rõ các yếu tố ảnh hưởng đến Free Float để đánh giá tính thanh khoản, minh bạch và khả năng tăng trưởng của công ty

Công thức tính tỷ lệ Free Float

Ngoài việc tìm hiểu ý nghĩa, đặc điểm của Free Float trong chứng khoán là gì, nhà đầu tư cũng cần nắm được công thức tính tỷ lệ này để có thể áp dụng một cách hiệu quả.

Cổ phiếu Free Float = Số cổ phiếu đang lưu hành - Số cổ phiếu bị hạn chế giao dịch

Tỷ lệ Free Float = Số cổ phiếu Free Float/Tổng số cổ phiếu đang lưu hành

Ví dụ: Tổng số cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường của công ty A là 100.000 cổ phiếu. Trong đó có 30.000 cổ phiếu bị hạn chế giao dịch. Nhà đầu tư có thể tính được tỷ lệ Free Float của cổ phiếu công ty A như sau:

Số lượng cổ phiếu Free Float của công ty A:

100.000 - 30.000 = 70.000 cổ phiếu

Tỷ lệ Free Float:

70.000/100.000 = 0.70 = 70%

tỷ lệ free float bao nhiêu là tốt

Công thức tính tỷ lệ Free Float là gì? Tỷ lệ Free Float bằng thương giữa số cổ phiếu tự do chuyển nhượng và tổng số cổ phiếu đang lưu hành

Tỷ lệ Free Float bao nhiêu là an toàn?

Trên thực tế, giá trị của Free Float sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau, ví dụ như loại hình công ty, điều kiện thị trường,... Thế nên, không có một con số cụ thể nào để nhà đầu tư có thể đánh giá tỷ lệ Free Float bao nhiêu là tốt.

Tuy nhiên, nhà đầu tư nên lựa chọn những công ty có giá trị Free Float đủ lớn để đảm bảo khả năng thanh khoản. Ngoài ra, để đánh giá tỷ lệ Free Float của công ty có đủ an toàn hay không thì nhà đầu tư cũng cần so sánh với các công ty khác cùng ngành hoặc các chỉ số thị trường nói chung. Nếu tỷ lệ tự do chuyển nhượng của công ty quá thấp thì rất dễ gặp rủi ro khi giao dịch.

Quy tắc làm tròn tỷ lệ Free Float

Sau khi tính toán được giá trị của tỷ lệ tự do chuyển nhượng, nhà đầu tư sẽ làm tròn theo quy tắc sau đây:

  • Nếu tỷ lệ Free Float < 5% thì loại khỏi chỉ số.
  • Nếu tỷ lệ Free Float = 5% thì giữ nguyên giá trị là 5%.
  • Nếu tỷ lệ Free Float từ 5% đến 15% thì làm tròn lên bước 1%. Ví dụ như cổ phiếu A có tỷ lệ tự do chuyển nhượng là 10.75% thì làm tròn thành 11%.
  • Nếu tỷ lệ Free Float > 15% thì làm tròn lên bước 5%. Ví dụ cổ phiếu B có tỷ lệ tự do chuyển nhượng là 27.55% thì làm tròn thành 30%.
free float trong chứng khoán là gì

Quy tắc làm tròn tỷ lệ Free Float là gì?

Khi nào không được chuyển nhượng cổ phiếu?

Đa số các cổ phiếu trên thị trường chứng khoán đều có thể tự do chuyển nhượng. Tuy nhiên, có một số trường hợp cổ phiếu sẽ bị hạn chế giao dịch, chuyển nhượng, bao gồm:

  • Đang trong thời gian bị hạn chế chuyển nhượng mà Pháp luật quy định, ví dụ như cổ phiếu được phát hành cho cổ đông sáng lập công ty, cổ phiếu ưu đãi cho nhân viên.
  • Bị hạn chế chuyển nhượng của công ty có vốn đầu tư nước ngoài FDI khi chuyển sang công ty cổ phần, tổ chức phát hành riêng lẻ với số lượng nhỏ hơn 100 nhà đầu tư.
  • Thuộc quyền sở hữu của cổ đông nội bộ công ty, bao gồm cả người có liên quan.
  • Trực thuộc quyền sở hữu của các cổ đông chiến lược.
  • Thuộc quyền sở hữu của các cổ đông chiến lược Nhà nước.
  • Thuộc quyền sở hữu chéo giữa những công ty thuộc chỉ số.
  • Thuộc sở hữu của các cổ đông lớn trong công ty, trừ công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, quỹ hỗ trợ, quản lý quỹ, công ty tự doanh chứng khoán, bảo hiểm nhân thọ, những cổ đông lớn nắm giữ dưới 4%.

Kết luận

Hy vọng với những chia sẻ trên đây, nhà đầu tư đã nắm Free Float là gì, cũng như ý nghĩa, đặc điểm, cách tính và cách làm tròn tỷ lệ tự do chuyển nhượng. Từ đó có thể vận dụng vào quá trình đánh giá tiềm năng của cổ phiếu và đưa ra quyết định giao dịch hiệu quả. Ngoài ra, để xem thêm nhiều bài viết chia sẻ kinh nghiệm đầu tư hữu ích khác, đừng quên theo dõi website của VTrade nhé!

Bài viết liên quan

Vtradetop.com
Liên hệ
Mail

VTrade là 1 trong các diễn đàn Forex lớn và uy tín nhất tại Việt Nam. Cập nhật tin tức 24h nhanh nhất từ thị trường tài chính thế giới: tiền tệ, ngoại hối, chứng khoán phái sinh quốc tế, chứng khoán Mỹ, crypto, chỉ số kinh tế, ngân hàng trung ương, vàng và dầu. Ngoài ra Vtrade là một trang web đánh giá sàn Forex, sàn giao dịch tiền điện tử Việt Nam và quốc tế tốt nhất. Thông qua những bài đánh giá sàn này sẽ giúp cho nhà đầu tư có cái nhìn tổng thể trên con đường lựa chọn nơi đầu tư.

©2024 VTrade. All rights reserved.