[Review Sách] - Cổ Phiếu Phi Thường Lợi Nhuận Phi Thường

Philip Fisher là một trong số các nhà đầu tư có ảnh hưởng lớn nhất mọi thời đại. Triết lý đầu tư của ông không chỉ được nhiều chuyên gia hiện đại nghiên cứu và áp dụng mà còn được rất nhiều nhà đầu tư coi đó là cẩm nang dẫn đường cho bản thân. Những triết lý này đã được tập hợp trong cuốn sách nổi tiếng của ông – Cổ Phiếu Thường Lợi Nhuận Phi Thường (Common Stocks and Uncommon Profits), một trong những giáo trình đầu tư kinh điển dành cho các nhà đầu tư hiện đại.

[Review Sách] - Cổ Phiếu Phi Thường Lợi Nhuận Phi Thường
Vtrade_Admin

05:58, 09/11/2021

1,104

VIEW

Nội Dung

I. Giới thiệu sách Cổ Phiếu Thường Lợi Nhuận Phi Thường

Cổ Phiếu Thường Lợi Nhuận Phi Thường (Tái Bản)

Cuốn sách sẽ mang lại cho bạn một cái nhìn toàn diện, từ những vấn đề hết sức cụ thể như sức mạnh của “lời đồn đại”, nên mua gì, khi nào, những điều nhà đầu tư cần tránh, cách tìm ra một cổ phiếu tiềm năng… cho đến phương pháp hình thành một triết lý đầu tư đem lại hiệu quả cao.

Fisher đã chỉ ra rằng có hai cách để thu được lợi nhuận đầu tư lớn nhất: thứ nhất là mua cổ phiếu khi thị trường đi xuống và đợi lúc thị trường hồi phục; hoặc áp dụng cách thứ hai ít rủi ro hơn và lợi nhuận tiềm năng lớn hơn, đó là đầu tư vào một số công ty đang tăng trưởng liên tục và thu lợi nhuận hàng năm. Để tìm được chính xác những công ty như vậy, ông cũng đưa ra 15 luận điểm lựa chọn cổ phiếu và những thành tố cần có cho một khoản đầu tư hiệu quả.

Có thể nói “Cổ Phiếu Thường Lợi Nhuận Phi Thường” sẽ làm thay đổi cách nhìn nhận của bạn về thị trường tài chính, một cuốn sách xứng đáng có một vị trí trang trọng trên giá sách của các nhà đầu tư và bất cứ ai quan tâm đến lĩnh vực này.

Cuốn sách nằm trong “Top 10 cuốn sách về chứng khoán hay nhất mọi thời đại

Thông tin tác giả:

Philip Arthur Fisher (8/9/1907 – 11/03/2004) là nhà đầu tư chứng khoán Mỹ nổi tiếng với tác phẩm “Cổ Phiếu Thường Lợi Nhuận Phi Thường”, là chỉ dẫn đầu tư mà vẫn được phát hành kể từ khi được phát hành lần đầu vào năm 1958.

Sự nghiệp của Philip Fisher bắt đầu năm 1928 khi ông rời bỏ Trường kinh doanh Standford khi nó mới thành lập để làm nhà phân tích chứng khoán với Ngân hàng Anglo-London ở San Francisco. Ông chuyển sang một công ty giao dịch chứng khoán một thời gian ngắn trước khi bắt đầu khởi nghiệp bằng đồng tiền của mình khi thành lập công ty Fisher & Company năm 1931. Ông quản lý các công việc của công ty cho đến khi nghỉ hưu năm 1999 ở tuổi 91 và người ta nói rằng ông đã tạo ra những lợi nhuận đầu tư phi thường cho những khách hàng của mình.

Mặc dù ông bắt đầu vào những năm 50 trước khi Thung lũng Silicon được biết tới, ông chuyên vào những công ty sáng tạo có công tác nghiên cứu phát triển mạnh. Ông thực hiện đầu tư dài hạn, mua những công ty lớn với giá hời. Ông cũng là người rất riêng tư, ít chịu phỏng vấn và rất kén chọn khách hàng của mình. Ông không nổi tiếng đối với công chúng cho đến khi xuất bản cuốn sách “Cổ phiếu thường Lợi nhuận phi thường” năm 1958.

Philip Fisher đạt được thành tích xuất sắc trong 70 năm đầu tư của mình. Ông đầu tư vào công ty được quản lý tốt, tăng trưởng, chất lượng cao và giữ dài hạn. Ví dụ, ông đã mua cổ phiếu của Motorola vào năm 1955 và tiếp tục giữ nó cho đến khi ông qua đời vào năm 2004.

Châm ngôn nổi tiếng của ông “15 điều cần tìm kiếm trong cổ phiếu thường” đã được phân chia thành hai loại: chất lượng quản lý và các đặc điểm của doanh nghiệp. Phẩm chất quản lý quan trọng của công ty cần có là: quản lý toàn diện, kế toán thận trọng, triển vọng dài hạn tốt, cởi mở để thay đổi, kiểm soát tài chính xuất sắc, và các chính sách nhân sự tốt.

Đặc điểm kinh doanh quan trọng sẽ bao gồm: định hướng tăng trưởng, lợi nhuận cao, lợi nhuận trên vốn cao, bộ phận nghiên cứu và phát triển tốt, hệ thống phân phối bán hàng tốt, công tỷ đầu ngành và sở hữu các sản phẩm hay dịch vụ độc quyền.

Philip Fisher thường nghiên cứu sâu và rộng về một công ty trước khi đầu tư. Một công cụ có vẻ đơn giản đó là  “lời đồn đại” hay “business grapevine” là một trong những công cụ giúp ông lựa chọn cổ phiếu.

Ông đã phân tích điều này rất kĩ trong quyển “Cổ Phiếu Thường Lợi Nhuận Phi Thường”. Theo ông, những công cụ này rất tuyệt vời và ông thường sử dụng tất cả các mối quan hệ để có thể tập hợp, thu thập thông tin về một công ty. Đây là một phương pháp vô cùng quý giá.

II. Review sách Cổ Phiếu Thường Lợi Nhuận Phi Thường

Review sách Cổ Phiếu Thường Lợi Nhuận Phi Thường - Philip Fisher

Dưới đây là tổng hợp Review sách Cổ Phiếu Thường Lợi Nhuận Phi Thường của tác giả Philip A. Fisher. Giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất về cuốn sách mà không cần mất thời gian tìm kiếm.

Hãy truy cập Những Cuốn Sách Hay thường xuyên hoặc lưu lại để tiện theo dõi & cập nhật thông tin mới nhất nhé.

1. PUNIT LOHANI review sách Cổ Phiếu Thường Lợi Nhuận Phi Thường

Nếu Graham là vua của phân tích định lượng, thì Fisher là vua của phân tích định tính đối với chứng khoán. Hãy đọc cuốn sách này nếu mục tiêu của bạn là đạt được vài nghìn% trong dài hạn bằng cách tập trung vào một số công ty xuất sắc với sự quản lý xuất sắc. (Ví dụ, một người có thể đã kiếm được hơn 9000% bằng cách đầu tư vào GRUH Finance (một công ty con của HDFC) khi nó còn là một công ty nhỏ vào đầu những năm 2000)

Cuốn sách sẽ giúp bạn tìm ra các blue chip trong tương lai. Triết lý đầu tư của Fisher là tập trung đầu tư vào các cổ phiếu bluechip tiềm năng khi chúng còn nhỏ, nhờ đó thu được lợi nhuận lớn. Hơn nữa, cuốn sách thảo luận về một số tình huống khó hiểu mà một nhà đầu tư dài hạn thường gặp phải, đặc biệt là khi thị trường biến động. Ví dụ: Một người có nên bán nếu cổ phiếu của anh ta đã đạt mức định giá điên rồ để sau này mua lại với giá thấp hơn không? Hoặc lợi tức cổ tức quan trọng như thế nào khi xem xét một cổ phiếu trong dài hạn?

Tất nhiên, kỹ thuật scuttlebutt của Fisher và 15 điểm lựa chọn cổ phiếu của ông cung cấp những hiểu biết sâu rộng về phong cách phân tích của Fisher. Nhưng được cảnh báo vì những kỹ thuật này không dễ thực hành. Bạn sẽ khó bắt gặp bất kỳ công thức toán học nào trong phân tích của Fisher. Tuy nhiên, cuốn sách này cung cấp một logic thuyết phục để hiểu về cổ phiếu mà người ta sẽ thấy nó tốt hơn hầu hết các cuốn sách về cổ phiếu bị chi phối bởi lượng tử. Hơn nữa, bạn sẽ phát hiện ra rằng, về cốt lõi, ý tưởng đầu tư tăng trưởng không khác nhiều so với ý tưởng đầu tư giá trị. Trên thực tế, tôi không ngạc nhiên khi Warren Buffet tự gọi mình là 85% Graham và 15% Fisher.

Cuối cùng, cuốn sách này là một giá trị mua tuyệt vời. Nó thực sự là ba cuốn sách trong một. Đó là:

  1. Cổ phiếu thường lợi nhuận phi thường
  2. Nhà đầu tư kiên định ngủ ngon
  3. Phát triển một triết lý đầu tư.

Phần thứ ba bao gồm một số ý tưởng xuất sắc dựa trên kinh nghiệm đầu tư hàng chục năm của Fisher. Tuy nhiên, phần này sẽ chỉ mang lại lợi ích cho bạn nếu bạn có một số kinh nghiệm đầu tư (ít nhất là 2-3 năm).

PS: Bằng cách kết hợp ý tưởng của Fisher với ý tưởng của Graham, người ta có thể phát triển sự hiểu biết tuyệt vời về thị trường chứng khoán. Để có quan điểm về thị trường Ấn Độ, người ta có thể theo dõi Parag Parikh và Mehrab Irani. Các bài báo của Iran đã được tập hợp thành cuốn sách có tên Hồi ức về những bài báo vàng son của tôi. Những ý tưởng của Parikh về tài chính hành vi được phác thảo trong một cuốn sách xuất sắc có tên Stocks to Riches. Ngoài ra, nếu có thể hãy đọc về Chandrakant Sampat.

2. ĐỨC BÙI review sách Cổ Phiếu Thường Lợi Nhuận Phi Thường

Với một người mới tìm hiểu về đầu tư thì quyển sách “Cổ Phiếu Thường Lợi Nhuận Phi Thương” này cũng có rất nhiều vấn đề và kinh nghiệm để học hỏi.

Tác giả của “Cổ Phiếu Thường Lợi Nhuận Phi Thương” là một nhà đầu tư theo trường phái đầu tư tăng trưởng và là 1 trong 2 người thầy quan trọng của Warren Buffett. Quyển sách này đã cung cấp một số điều có giá trị với mình:

– Phương pháp kiếm thông tin về doanh nghiệp hiệu quả và chính xác nhất: đi hỏi đối thủ và khách hàng của doanh nghiệp

15 tiêu chí cần xem xét đến khi đầu tư một doanh nghiệp, công ty:

  1. Liệu công ty có những sản phẩm và dịch vụ có đủ tiềm năng, thị trường đủ lớn để tăng doanh thu ít nhất là trong vài năm tới không?
  2. Bộ máy quản lý của công ty có quyết tâm phát triển các dòng sản phẩm hay quy trình sản xuất, nhằm gia tăng hơn nữa tổng doanh thu trong khi tiềm năng tăng trưởng của các dòng sản phẩm hấp dẫn hiện tại đã bị khai thác quá nhiều
  3. Những nỗ lực nghiên cứu và phát triển của công ty sẽ ảnh hưởng như thế nào đến quy mô của nó? (dùng cho công ty thiên về nghiên cứu)
  4. Cách thức tổ chức bán hàng của công ty đã hiệu quả chưa?
  5. Biên lợi nhuận của công ty có cao không?
  6. Công ty đang làm gì để duy trì hoặc cải thiện biên lợi nhuận?
  7. Mối quan hệ giữa bộ máy lãnh đạo và người lao động trong công ty tốt không?
  8. Đội ngũ lãnh đạo công ty có đoàn kết, đồng thuận cao không?
  9. Công ty có thật sự có chiều sâu quản lý không?
  10. Công ty có kiểm soát tốt hệ thống kết oán và phân tích chi phí không?
  11. Công ty có chú ý đến những khía cạnh kinh doanh khác biệt với tính chất của ngành – khía cạnh mang lại cho nhà đầu tư đầu mối về mức độ nổi trội của công ty so với đối thủ cạnh tranh?
  12. Công ty có triển vọng lợi nhuận ngắn hạn và dài hạn như thế nào?
  13. Trong tương lai, nếu công ty có dự tính tăng trưởng dựa trên việc tăng vốn cổ phần bằng cách phát hành thêm cổ phiếu, thì lợi ích của các cổ đông hiện tại có giảm sút không?
  14. Bộ máy quản lý công ty có luôn minh bạch với các nhà đầu tư về tình hình công ty khi nó hoạt động tốt nhưng lại che giấu khi có vấn đề?
  15. Bộ máy quản lý công ty có liêm khiết không?

Trong số đó có nhiều tiêu chí liên quan đến ban quản lý, đến việc tìm hiểu về chính sách, về kế hoạch phát triểu dài hạn, tìm hiểu về triển vọng ngành. Một số tiêu chí là khá khó thực hiện với nhà đầu tư cá nhân, nhưng cũng vẫn cần phải biết để đầu tư hiệu quả nhất, và với nỗ lực nhất định thì nhà đầu tư cá nhân vẫn đánh giá được các tiêu chí này

10 điều nhà đầu tư cần tránh

  1. Không nên mua cổ phiếu công ty đang trong quá trình hình thành và phát triển
  2. Không nên bỏ qua cổ phiếu tốt chỉ vì chưa được niêm yết chính thức trên sàn (cổ phiếu OTC), ví dụ như Thaco,OCB,..
  3. Không nên mua cổ phiếu chỉ vì bạn thích báo cáo thường niên của nó, mà phải tìm hiểu s + ự thật thông qua bctn và các báo cáo tài chính khác. Hãy nhớ chúng chỉ là công cụ của bạn
  4. Không nên lo lắng khi P/E quá cao, nó có thể là dấu hiệu cơ bản rằng mức tăng cao hơn của khoản thu nhập trong tương lai phần lớn đã được phản ánh ở mức giá hiện tại, nhưng còn tùy trường hợp
  5. Không nên quá kì kèo bước giá nhỏ (không nên quá keo), vì nhiều khi cổ phiếu tăng lên và bạn lỡ tàu
  6. Không nên đa dạng hóa quá mức danh mục đầu tư; một số hướng dẫn: A.tối thiểu 5 loại cổ tăng trưởng, mỗi loại không quá 20%, 5 công ty này nên thuộc lĩnh vực khác nhau, B. với công ty còn trẻ, độ rủi ro cao, phân bố mỗi cổ 10% thay vì 20%, C. cuối cùng là các công ty nhỏ, low-cap, rũi ro rất cao, không nên quá 5% vốn vào một trong những công ty như vậy trong lần đầu tư đầu tiên
  7. Đừng e ngại mua cổ phiếu vì chiến tranh (hic cái này chắc mình không dám làm theo, mình sẽ đổi ra 40% vàng và 45% tiền mặt, 15% giữ lại)
  8. Không nên sa vào những vấn đề không thực sự quan trọng: giá trong quá khứ; chúng chỉ là công cụ hỗ trợ
  9. Đừng quên xem xét thời điểm cũng như giá khi mua một cổ phiếu tăng trưởng thật sự: mua cổ phiếu không phải tại một mức giá xác định mà tại một thời điểm xác định trong quá trình phát triển của công ty
  10. Đừng chạy theo đám đông

– Tổng quan cách tìm ra cổ phiếu tăng trưởng (trang 252)

– Thời điểm mua vào bán ra cổ phiếu tăng trưởng

3. DIEU THU review sách Cổ Phiếu Thường Lợi Nhuận Phi Thường

Đây không đơn thuần chỉ là một quyển sách hay, mà là đúc kết bí kíp của một nhà đầu tư đại tài.

Thật khó để đọc lướt qua bất kì trang nào trong quyển sách này. Mỗi câu đều “cô đặc” và cần phải ngẫm nghĩ, càng ngẫm càng thấy đúng, càng nghĩ càng thấy nó hàm chứa kinh nghiệm uyên thâm.

Một số khái niệm và kinh nghiệm cần lưu lại từ cuốn sách này, đó là “lời đồn đại”, 15 tiêu chí chọn cổ phiếu thường, cân nhắc về thời điểm mua và bán, các thành tố của khoản đầu tư an toàn… và rất nhiều những đúc kết sâu sắc khác.

Nếu quá lười để đọc hết cuốn sách, tác giả cũng đã tận tình tóm tắt các điểm chính trong phần Kết luận và Phụ lục cuối cuốn sách, do đó, chẳng có lý gì để thấy hoang mang về nguyên tắc đầu tư và các điểm mấu chốt trong nguyên tắc của ông. Dù vậy, còn nhiều điểm trong cuốn sách tôi nghĩ cần phải ngẫm nghĩ và trải nghiệm nhiều hơn nữa, mới hiểu hết được hàm ý và sự hay ho trong đó.

5* không ngần ngại.

4. PHAN.NN review sách Cổ Phiếu Thường Lợi Nhuận Phi Thường

Sách tuy viết đã lâu nhưng về giá trị nhận thấy chưa lỗi thời khi áp dụng ở thị trường mới như Việt Nam, tuy nhiên cảm thấy 15 tiêu chí để xem xét một chứng khoán tăng trưởng là một nỗ lực lớn (giá trị mang lại cũng sẽ cao) mà cá nhân nhỏ lẻ khó có thể thực hiện, như phỏng vấn và tìm hiểu ban giám đốc, HĐQT để đánh giá năng lực và công ty hay hỏi các đối tác, chuyên gia, đối thủ của công ty đang tìm hiểu…

Những điều này là cốt lõi của triết lý đầu tư của ông nên khi không theo được thì các phần khác bản thân cũng không áp dụng được. Học được triết lý là đầu tư ít (5, 10 hoặc 20 tuỳ độ rủi ro), không bao giờ bán (nếu 3 giá trị cơ bản vẫn ổn), không hoảng loạn, tập trung vào tăng trưởng (không phải cổ tức), vừa làm vừa học hỏi. Tiếp tục tìm hiểu sách khác về đầu tư chứng khoán!

5. DOX THANH review sách Cổ Phiếu Thường Lợi Nhuận Phi Thường

Cuốn sách hay về đầu tư giá trị trong đó tính cẩn trọng được đặt lên hàng đầu. Khi nắm giữ cổ phiếu của công ty thành công, không có lý do gì để bán chúng cho đến khi công ty đó không còn đáp ứng tiêu chí về một công ty thành công nữa.

Để xác định, Fisher đưa ra 15 tiêu chí để đánh giá một doanh nghiệp thành công để đầu tư và 1 phương pháp thu thập thông tin là phương pháp “lời đồn đại”. Cách Fisher nhìn nhận và đánh giá không dựa trên nhiều những thông số trên các bảng báo cáo tài chính, thông cáo công khai đã được làm đẹp mà nhìn thẳng vào giá trị cốt lõi của doanh nghiệp đó là xu thế sản phẩm cũng như chất lượng ban lãnh đạo công ty.

Tuy không áp dụng được nhiều ở thị trường chứng khoán Việt Nam do đội lái ảnh hưởng quá lớn nhưng cho mình cách nhìn nhận above the number về một doanh nghiệp. Và nó đúng với những doanh nghiệp lớn ở Việt Nam.

6. JOEL review sách Cổ Phiếu Thường Lợi Nhuận Phi Thường

Khi tôi lần đầu tiên phát hiện ra sở thích đầu tư của mình, “Cổ Phiếu Thường Lợi Nhuận Phi Thương” là một trong những cuốn sách đầu tiên tôi đọc. Tôi nhớ mình đã bị mê hoặc bởi khái niệm xem những gì có vẻ không thể hiểu nổi và đưa nó vào một quyết định đơn giản – đầu tư hay không. Cách tiếp cận của Fisher đòi hỏi sự hiểu biết và niềm tin chung, nhưng quan trọng nhất là có thể lặp lại.

Có rất nhiều cuốn sách “đầu tư” hay ngoài kia nắm bắt được nhu cầu của mọi người là phải phát triển và đổi mới. Chà, không phải mọi thứ đều thay đổi hàng năm. Ăn uống điều độ và lành mạnh trung bình sẽ luôn tốt hơn chế độ ăn kiêng theo mốt mới nhất. Đầu tư với sự kiên nhẫn, sau khi nghiên cứu và với tầm nhìn dài hạn, đồng thời tránh những cạm bẫy hành vi luôn tồn tại sẽ luôn dẫn đến lợi nhuận tốt hơn, ngủ ngon hơn và nghỉ hưu hạnh phúc hơn.

Đây là lần đọc thứ hai của tôi về cuốn sách của Fisher, vì vậy nó chỉ là một bài đánh giá nhanh hơn là nghiên cứu chi tiết ban đầu của tôi. Tuy nhiên, đây là một số điểm nổi bật đáng được liệt kê (nếu không vì lý do nào khác ngoài đánh giá của chính tôi vào một ngày nào đó …): áp dụng thời gian của bạn cho các nhiệm vụ có thể giải quyết được chứ không phải những dự đoán kinh tế vô nghĩa; một cổ phiếu được chọn đúng cách có thể không bao giờ được bán; tin tưởng vào nghiên cứu đầu tư thông minh, không phải người trong cuộc; nói chuyện với người trong cuộc để xác nhận nghiên cứu, không phải như một nguồn ban đầu; và đừng đánh giá thấp tầm quan trọng của văn hóa công ty.

III. Trích dẫn sách Cổ Phiếu Thường Lợi Nhuận Phi Thường

Trích dẫn sách Cổ Phiếu Thường Lợi Nhuận Phi Thường - Philip Fisher

Trích đoạn Sức Mạnh Của Phương Pháp “Lời Đồn Đại”

Chương này sẽ miêu tả tổng quát các mục tiêu nhà đầu tư cần hướng đến. Nó là sự phác họa kiểu đầu tư đáng mơ ước, và làm thế nào các nhà đầu tư có thể tìm đúng cổ phiếu của những công ty có thể tăng giá mạnh trong tương lai?

Có một phương pháp rất hợp lý mà chúng ta có thể nghĩ ngay đến nhưng không thực tế. Đó là tìm các nhà quản lý cao cấp ở nhiều lĩnh vực khác nhau để đánh giá khả năng của các bộ phận trong một công ty, điều tra chi tiết ban quản trị nhân sự, khả năng sản xuất, cách thức tổ chức marketing bán hàng, hoạt động nghiên cứu, và các chức năng chính khác, để đưa ra đánh giá cuối cùng xem công ty đó có tiềm năng tăng trưởng và phát triển nổi trội không.

Phương pháp này nghe có vẻ đơn giản nhưng không may, có vài lý do khiến nó không phù hợp với các nhà đầu tư vừa và nhỏ. Thứ nhất, chỉ có rất ít người có những kỹ năng quản lý cần thiết để phân tích theo cách đó. Hầu hết họ đều giữ chức vụ cao và có công việc với mức thù lao tương xứng nên sẽ không có thời gian để làm những việc kiểu này. Hơn thế nữa, cho dù họ đồng ý làm thì cũng khó có khả năng các công ty làm ăn phát đạt cung cấp cho người ngoài mọi dữ liệu cần thiết để có thể đưa ra một quyết định chính xác. Một số thông tin thu được từ phương pháp này có thể quá giá trị hay mang lại lợi thế cạnh tranh quá cao để có thể cung cấp cho một người không hề có trách nhiệm gì với công ty.

Thật may mắn, có một phương pháp khác mà nhà đầu tư có thể áp dụng – phương pháp “lời đồn đại”. Nếu thực hiện đúng, phương pháp thứ hai này sẽ giúp chúng ta có cơ sở cần thiết để đưa ra các quyết định đầu tư chính xác.

Khi tìm hiểu phương pháp “lời đồn đại” được miêu tả chi tiết trong những trang tiếp theo, hẳn các nhà đầu tư vừa và nhỏ sẽ có một phản ứng dễ nhận thấy. Đó là cho dù phương pháp này có mang lại bao nhiêu lợi ích cho người khác, chưa chắc nó đã giúp gì cho anh ta, bởi anh ta không có nhiều cơ hội áp dụng nó. Tôi hiểu là phần lớn các nhà đầu tư không có điều kiện làm được nhiều việc cần thiết để có thể đầu tư hiệu quả nhất. Tuy nhiên, tôi cho rằng họ chỉ cần hiểu sơ qua là cần cái gì và tại sao cần là đủ. Chỉ bằng cách này thì họ mới thể lựa chọn được kiểu nhà tư vấn chuyên nghiệp có khả năng hỗ trợ tốt nhất. Và chỉ theo cách này, họ mới có thể đánh giá chính xác nhất kết quả tư vấn. Hơn nữa, khi họ hiểu rằng không chỉ cần chú ý đến kết quả mà còn phải xem xét đến cách thức thực hiện, các nhà đầu tư sẽ rất ngạc nhiên bởi hết lần này đến lần khác các chuyên gia tư vấn giúp họ giàu lên và thu được nhiều lợi nhuận hơn.

“Tin vịt” trong kinh doanh là một thứ hết sức đặc biệt. Thật đáng ngạc nhiên trước bức tranh chân thực về điểm mạnh, điểm yếu của từng công ty trong ngành mà chúng ta rút ra được từ các đánh giá tiêu biểu của những người có liên quan đến công ty đó. Hầu hết mọi người, đặc biệt là những người cảm thấy chắc chắn rằng những điều mình nói vô thưởng vô phạt, sẽ rất thích nói về những việc họ đang làm và thoải mái đề cập tới các đối thủ cạnh tranh. Thử khảo sát năm công ty trong một ngành nào đó, hỏi một công ty các câu hỏi thông minh về những điểm mạnh và điểm yếu của bốn công ty còn lại, và bạn sẽ thu được rất nhiều thông tin chi tiết và xác thực đến mức ngạc nhiên về cả năm công ty này.

Tuy nhiên, ý kiến của các đối thủ cạnh tranh chỉ là một nguồn cung cấp thông tin chứ chưa hẳn là nguồn tốt nhất. Bạn sẽ ngạc nhiên không kém trước số thông tin về tình hình thực chất bạn thu được từ những người bán hàng và các khách hàng của công ty đó. Các nhà khoa học nghiên cứu tại các trường đại học, trong chính phủ, trong các công ty cạnh tranh, và hiệp hội thương mại cũng là những nguồn cung cấp thông tin vô cùng hữu ích.

Đặc biệt trong trường hợp các nhà điều hành các hiệp hội thương mại, cũng như của các tổ chức khác, thì có hai điều nhà đầu tư cần hiểu. Thứ nhất, nhà đầu tư phải biết rằng nguồn cung cấp thông tin của anh ta sẽ không bao giờ được tiết lộ. Vì vậy, nhà đầu tư phải thích nghi với điều đó. Mặt khác, mức độ nguy hiểm của việc dễ dàng vướng vào rắc rối rõ ràng đến mức người cung cấp tin sẽ không dám đưa ra các thông tin bất lợi.

Vẫn còn một nhóm khác có thể giúp các nhà đầu tư tìm kiếm các công ty tiềm năng. Tuy nhiên, nhóm này có thể sẽ có tác động tiêu cực nhiều hơn là tích cực nếu nhà đầu tư không có khả năng đánh giá hiệu quả và không tham khảo các ý kiến khác để kiểm chứng thông tin nhận được. Nhóm này bao gồm các cựu nhân viên có cái nhìn của người trong cuộc về những điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp mà họ từng làm việc, hơn nữa họ có thể nói về những điều này rất thoải mái. Tuy nhiên cần phải tìm hiểu kỹ, bởi một số nhân viên, dù đúng hay sai, cảm thấy họ bị sa thải không có lý do chính đáng hoặc họ bỏ việc do phàn nàn. Liệu cái nhìn của họ có quá thành kiến không? Nên xem xét những điều nhân viên cũ nhận xét.

Kể cả khi tập hợp được đầy đủ các nguồn thông tin khác nhau về một công ty nào đó, cũng không nhất định các thông tin này phải thống nhất với nhau. Thực ra điều đó là không cần thiết. Trong trường hợp các công ty thật sự nổi tiếng, thông tin về sự vượt trội của họ quá rõ ràng đến mức thậm chí một nhà đầu tư không giàu kinh nghiệm lắm cũng biết công ty nào phù hợp với mục tiêu và lợi ích của anh ta. Bước tiếp theo anh ta cần thực hiện là liên lạc với nhân viên công ty để tìm hiểu thêm thông tin để bổ sung vào những phần còn thiếu trong bức tranh tổng thể về các doanh nghiệp mà nhà đầu tư quan tâm.

……

Trên đây là một trích đoạn trong sách Cổ Phiếu Thường Lợi Nhuận Phi Thường. Nếu các bạn thấy hay và hữu ích thì đừng quên mua sách giấy để ủng hộ Tác giả và Nhà xuất bản nhé!

ĐỌC THÊM: [Review Sách] - Top 10 Quyển Sách Hay Về Chứng Khoán

Bài viết liên quan

Vtradetop.com
Liên hệ
Mail

VTrade là 1 trong các diễn đàn Forex lớn và uy tín nhất tại Việt Nam. Cập nhật tin tức 24h nhanh nhất từ thị trường tài chính thế giới: tiền tệ, ngoại hối, chứng khoán phái sinh quốc tế, chứng khoán Mỹ, crypto, chỉ số kinh tế, ngân hàng trung ương, vàng và dầu. Ngoài ra Vtrade là một trang web đánh giá sàn Forex, sàn giao dịch tiền điện tử Việt Nam và quốc tế tốt nhất. Thông qua những bài đánh giá sàn này sẽ giúp cho nhà đầu tư có cái nhìn tổng thể trên con đường lựa chọn nơi đầu tư.

©2024 VTrade. All rights reserved.