Cổ đông là gì? Trách nghiệm của các cổ đông trong công ty

Cổ đông là gì? Có các loại cổ đông nào? Đại hội đồng cổ đông là gì? Cùng VTrade tìm hiểu về vai trò, trách nhiệm và nghĩa vụ của các loại cổ đông nhé!

Cổ đông là gì? Trách nghiệm của các cổ đông trong công ty
Vtrade_Admin

02:38, 21/02/2024

166

VIEW

Đối với một doanh nghiệp thì các cổ đông luôn là nhân tố không thế thiếu, họ đóng vai trò quan trọng xuyên suốt quá trình xây dựng và phát triển của tổ chức. Vậy cụ thể cổ đông là gì? Có các loại cổ đông nào và quyền của cổ đông là gì? Hãy cùng VTrade tìm hiểu rõ hơn qua những nội dung dưới đây nhé!

Cổ đông là gì? Đại hội cổ đông là gì?

Cổ đông (Shareholder) là những cá nhân có đầu tư một khoản tiền vào công ty, qua đó góp phần vào nguồn vốn kinh doanh của công ty đó. Để đổi lại, công ty sẽ cung cấp cho các cổ đông một số lượng cổ phiếu tương đương với số tiền mà họ đã bỏ ra. Số lượng cổ phiếu càng nhiều thì cổ đông công ty cổ phần càng có nhiều quyền lợi trong công ty.

Một doanh nghiệp cơ bản cần có ít nhất là 3 cổ đông để đảm bảo khả năng hoạt động. Sau đó, tùy vào nhu cầu phát triển mà doanh nghiệp có thể tăng thêm số lượng cổ đông có trong danh sách. Số lượng cổ đông của một tổ chức là không giới hạn.

Đại hội cổ đông là gì? - Đại hội cổ đông hiểu đơn giản là các cuộc họp thường kỳ, hoặc đột xuất của các cổ đông của công ty cổ phần.

cổ đông là gì

Giải thích về cổ đông công ty - Đại hội cổ đông là gì?

Các loại cổ đông phổ biến trên thị trường hiện nay

Trên thực tế, một công ty cổ phần sẽ tồn tại rất nhiều loại cổ đông khác nhau, đặc biệt là với những công ty lớn có thâm niên lâu năm. Vậy cụ thể có các loại cổ đông nào? Cổ đông ưu đãi, cổ đông phổ thông và cổ đông sáng lập là gì? Hãy cùng tìm hiểu ở dưới đây nhé!

Cổ đông sáng lập

Cổ đông sáng lập là những cá nhân đầu tiên góp tiền đầu tư để thành lập công ty cổ phần. Họ là những cá nhân đầu tiên sở hữu cổ phiếu doanh nghiệp. Để được công nhận là một cổ đông sáng lập, nhà đầu tư không những phải nắm giữ cổ phần công ty mà còn phải có tên ở trong danh sách cổ đông sáng lập. 

Trên thực tế, một doanh nghiệp sẽ cần tối thiểu 3 cổ đông sáng lập. Trong đó, mỗi cổ đông sáng lập phải sở hữu ít nhất là 20% tổng số cổ phiếu được chào bán tại thời điểm đăng ký kinh doanh. 

cổ đông

Phân loại cổ đông sáng lập - Cổ đông chiến lược là gì?

Cổ đông ưu đãi

Cổ đông ưu đãi là những nhà đầu tư có nắm giữ cổ phiếu ưu đãi. Những cổ đông này thường nhận được nhiều quyền lợi hơn so với các cổ đông phổ thông. Cụ thể như:

  • Cổ đông ưu đãi biểu quyết: Đây là những cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết, họ có nhiều quyền lợi hơn trong việc biểu quyết qua các dự án kinh doanh, kế hoạch phát triển của công ty. Thông thường, cổ đông ưu đãi biểu quyết chính là cổ đông sáng lập. 
  • Cổ đông ưu đãi cổ tức: Đây là những cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức, họ thường nhận được nhiều quyền lợi hơn về cổ tức, họ có thể được trả nhiều cổ tức hơn so với các cổ đông phổ thông.
  • Cổ đông ưu đãi hoàn lại: Đây là những cổ đông có thể yêu cầu công ty hoàn lại số tiền đã góp bất cứ lúc nào. Khi yêu cầu hoàn lại được thực hiện, các nhà đầu tư này sẽ được nhận lại tiền, nhưng họ cũng phải trả lại số cổ phiếu ưu đãi đang sở hữu.
vốn cổ phần là gì

Cổ đông ưu đãi là những cổ đông nắm giữ cổ phiếu ưu đãi của công ty.

Cổ đông phổ thông

Cổ đông phổ thông là nhóm cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thông mà doanh nghiệp đang phát hành. Đây thường là nhóm cổ đông chiếm thị phần lớn nhất trong ban cổ đông của doanh nghiệp. Điều đặc biệt là bất kỳ nhà đầu tư nào cũng có thể trở thành cổ đông phổ thông, miễn là họ sở hữu đủ số cổ phiếu. Thường thì các cổ đông phổ thông có quyền lợi tương đương với số cổ phần mà họ nắm giữ.

Nhóm cổ đông phổ thông có thể phân thành:

  • Cổ đông lớn: Đây là những cổ đông có nắm giữ từ 5% tổng số cổ phiếu công ty trở lên. Các cổ đông này thường sẽ có đủ quyền lợi để tham gia các cuộc biểu quyết, đóng góp ý kiến cho các dự án hay hoạt động kinh doanh của tổ chức. Bạn cũng có thể tìm đọc “Cổ đông lớn là gì?” để hiểu thêm về nhóm cổ đông này.
  • Cổ đông không kiểm soát: Đây là các cổ đông sở hữu một số lượng nhỏ cổ phiếu doanh nghiệp. Họ không có nhiều quyền lợi trong việc tham gia biểu quyết, thay vào đó họ chỉ sở hữu cổ phần để hưởng cổ tức. Lợi nhuận sau thuế của cổ đông không kiểm soát thường đến từ kết quả kinh doanh và một phần giá trị tài sản thuần doanh nghiệp.
cổ đông lớn là gì

Cổ đông phổ thông là gì? Cổ phần phổ thông là gì?

 

Bảng so sánh các loại cổ đông

 

Cổ đông sáng lập

Cổ đông ưu đãi

Cổ đông phổ thông

Phân phối cổ tức

Cổ đông sáng lập được nhận cổ tức theo số lượng cổ phần đang sở hữu và các hiệu quả kinh doanh của tổ chức.

Cổ đông ưu tiên cổ tức thường được nhận thêm các khoản ưu đãi khi công ty thanh toán cổ tức. 

Cổ đông phổ thông được hưởng cổ tức sinh ra từ lợi nhuận kinh doanh.

 

Quyền biểu quyết

Có quyền biểu quyết và góp ý cho các hoạt động điều hành, đặc biệt là các cổ đông chiến lược.

Chỉ có cổ đông ưu đãi biểu quyết mới được hưởng một phần quyền biểu quyết trong các hoạt động điều hành.

Cổ đông phổ thông thường không có, hoặc chỉ có rất ít quyền lợi trong việc biểu quyết.

Công ty mất khả năng thanh toán

 

Cổ đông sáng lập có quyền đòi bồi thường trong trường hợp công ty mất khả năng thanh toán.

Cổ đông ưu đãi có quyền đòi bồi thường trong trường hợp công ty mất khả năng thanh toán.

Cổ đông phổ thông có quyền đòi bồi thường khi công ty mất khả năng thanh toán.


 

Tuy nhiên, tỷ lệ họ bị mất toàn bộ khoản tiền đầu tư sẽ cao hơn

Bên cạnh 3 loại cổ đông phổ biến như trên, một số công ty cổ phần còn có thể phân chia nhóm cổ đông sáng lập thành hai nhóm cổ đông khác. Cụ thể là cổ đông chiến lược và cổ đông hiện hữu. Trong đó:

Cổ đông chiến lược

Cổ đông chiến lược là những cổ đông sở hữu năng lực tài chính mạnh mẽ với tư duy kinh doanh tốt. Họ thường có tên trong danh sách các cổ đông sáng lập. Đồng thời, các cổ đông này cũng cam kết sẽ gắn bó và hỗ trợ doanh nghiệp trong nhiều công việc kinh doanh, tuyển dụng nhân sự, cam kết đầu tư,…

Đây là một nhóm cổ đông quan trọng đối với doanh nghiệp, họ nắm giữ quyền lực lớn trong các cuộc biểu quyết về hoạt động điều hành và vận động các chiến lược kinh doanh.

cổ phần ưu đãi biểu quyết

Cổ đông chiến lược có nhiều đóng góp trong các hoạt động chiến lược và kinh doanh của tổ chức.

Cổ đông hiện hữu

Bên cạnh cổ đông chiến lược thì danh sách cổ đông sáng lập đôi khi sẽ bao gồm một số cổ đông hiện hữu. Đây là những cá nhân nắm giữ một số lượng lớn cổ phiếu của doanh nghiệp, thường là những nhà đầu tư đầu tiên của tổ chức. 

Tuy nhiên, ngoại từ tiềm lực về tài chính thì các cổ đông này không có nhiều đóng góp cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, các cổ đông hiện hữu tham gia công ty với mục đích duy nhất là quyền lợi về cổ tức.

cổ đông sáng lập là gì

Cổ đông hiện hữu là những cổ đông có tiềm lực tài chính lớn.

Vai trò của cổ đông là gì?

Trên thực tế, tất cả cổ đông đều có thể hiểu chung là những nhà đầu tư đã góp vốn vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Khi sở hữu càng nhiều cổ phần, thì cổ đông càng có nhiều trách nhiệm hơn với các hoạt động kinh doanh, nghĩa vụ nợ và nghĩa vụ với tài sản của doanh nghiệp.

Trong đó, các cổ đông chiến lược và cổ đông sẽ có vai trò đặc biệt hơn trong các hoạt động biểu quyết và đóng góp ý kiến cho hoạt động kinh doanh, điều hành doanh nghiệp, hay quản trị rủi ro, góp vốn và nhiều công việc khác của tổ chức. Các vai trò này đều được đảm bảo với mục đích gắn bó lâu dài và tạo thêm nhiều lợi ích cho đôi bên.

cổ đông sáng lập

Mọi cổ đông đều có những vai trò cụ thể đối với doanh nghiệp.

Trách nhiệm và nghĩa vụ của cổ đông

Bên cạnh các quyền lợi về việc biểu quyết và cổ tức thì mỗi nhóm cổ đông đều sẽ có những trách nhiệm và nghĩa vụ cụ thể đối với doanh nghiệp. Cụ thể như:

Cổ đông phổ thông

Cổ đông phổ thông có trách nhiệm và nghĩa vụ cụ thể như sau:

  • Cổ đông phổ thông có nghĩa vụ thanh toán đầy đủ và đúng thời hạn số cổ phần đã cam kết mua từ công ty.
  • Không rút số vốn đã góp dưới mọi hình thức, trừ trường hợp số cổ phần đó được công ty hoặc một nhà đầu tư khác mua lại. Trường hợp cố tình rút vốn sai quy định, cổ đông sẽ phải chịu mọi thiệt hại đã gây ra cho công ty.
  • Cổ đông phổ thông có trách nhiệm tuân thủ các điều lệ và quy chế nội bộ của doanh nghiệp. Cổ đông có nghĩa vụ chấp hành các quyết định và nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông.
  • Bảo mật thông tin nội bộ, cổ đông phổ thông có trách nhiệm bảo mật toàn bộ thông tin nội bộ mà doanh nghiệp có cung cấp. Việc phát tán thông tin để trục lợi sẽ bị nghiêm cấm dưới mọi hình thức.
cổ phần phổ thông là gì

Cổ đông phổ thông có nghĩa vụ thanh toán đầy đủ cho số cổ phần đăng ký mua.

Cổ đông sáng lập

Cổ đông sáng lập có trách nhiệm và nghĩa vụ tương tự như các cổ đông phổ thông. Cụ thể như:

  • Trách nhiệm thanh toán đầy đủ và đúng hạn toàn bộ số cổ phần mua.
  • Trách nghiệm không rút vốn dưới bất kỳ hình thức nào ngoại trừ các giao dịch mua lại. 
  • Nghĩa vụ tuân thủ các điều lệ quy định nội bộ của doanh nghiệp.
  • Trách nghiệm bảo mật tuyệt đối các thông tin của doanh nghiệp.

Ngoài ra, nhóm cổ đông này cần cùng với nhau sở hữu tối thiểu 20% tổng số cổ phiếu phổ thông để đảm bảo hệ thống quản trị. Đồng thời, trong vòng 3 năm đầu tiên, các cổ đông sáng lập sẽ không thể thực hiện các quyết chuyển đổi cổ phần, trừ khi họ nhận được sự đồng ý của công ty phát hành. Quy định này ảnh hưởng trực tiếp đến quyền chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập.

cổ phần ưu đãi cổ tức

Nhóm cổ đông sáng lập có nghĩa vụ sở hữu tối thiểu 20% tổng số cổ phiếu của công ty để đảm bảo hệ thống quản trị.

Cổ đông ưu đãi

Tương tự như cổ đông sáng lập và cổ đông phổ thông thì các cổ đông ưu đãi cũng có trách nhiệm và nghĩa vụ sau:

  • Trách nhiệm thanh toán đầy đủ và đúng hạn toàn bộ số cổ phần mua.
  • Trách nghiệm không rút vốn dưới bất kỳ hình thức nào ngoại trừ các giao dịch mua lại. 
  • Nghĩa vụ tuân thủ các điều lệ quy định nội bộ của doanh nghiệp và bảo mật tuyệt đối các thông tin của doanh nghiệp.
cổ đông chiến lược là gì

Cổ đông ưu đãi có nghĩa vụ và trách nghiệm tương tự với hai nhóm cổ phiếu còn lại.

Các cách để trở thành cổ đông

Trên thực tế, có hai cách chính để nhà đầu tư có thể trở thành một cổ đông. Cụ thể như sau:

Cách 1: Góp vốn vào công ty cổ phần

Mọi cá nhân đều có thể trở thành cổ đông của công ty bằng cách góp vốn trực tiếp vào công ty tại thời điểm thành lập, hoặc mua sở hữu các mã cổ phiếu mà công ty đang phát hành trên thị trường. Bạn có thể tìm kiếm “Mua bao nhiêu cổ phiếu thì thành cổ đông?” để tìm hiểu thêm về hình thức góp vốn này.

Cách 2: Nhận chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần

Mọi nhà đầu tư cá nhân, hay tổ chức đều có thể nhận chuyển nhượng cổ phần để trở thành cổ đông của công ty. Việc chuyển nhượng này có thể được thực hiện trực tiếp trên tại các Sở Giao dịch Chứng khoán, hoặc sử dụng các hợp đồng chuyển nhượng cổ phần. 

Tuy nhiên, việc chuyển nhượng cổ phần này sẽ phải tuân thủ một số quy định sau:

  • Chỉ chuyển nhượng những loại cổ phần có thể chuyển nhượng. Bao gồm cổ phần phổ thông, cổ phần ưu đãi hoàn lại và cổ phần ưu đãi cổ tức.
  • Quy định về việc chuyển nhượng cổ phần giữa các cổ đông sáng lập: Các cổ đông sáng lập chỉ có thể chuyển nhượng cổ phần cho người ngoài khi có sự chấp thuận của đại hội cổ đông. Nếu có nhu cầu chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác, việc chuyển nhượng chỉ được thực hiện sau 3 năm tính từ ngày cấp chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
danh sách cổ đông

Nhà đầu tư có thể trở thành cổ đông bằng cách góp vốn vào công ty cổ phần.

Q&A thường gặp về cổ đông

Đại hội đồng cổ đông gồm những ai?

Đại hội cổ đông sẽ bao gồm tất cả những cổ đông có quyền biểu quyết trong công ty cổ phần.

Mua cổ phiếu có trở thành cổ đông không?

Có. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần mua sở hữu một số lượng cổ phiếu nhất định để có thể trở thành cổ đông của công ty cổ phần. Số lượng này sẽ được quy định khác nhau ở mỗi công ty.

Ai có quyền triệu tập đại hội đồng cổ đông?

Đại hội đồng cổ đông là cuộc họp được tổ chức thường niên hàng quý, hoặc hàng năm theo quy định của mỗi doanh nghiệp. Chỉ có những cổ đông nắm giữ nhiều cổ phần nhất mới cổ đủ quyền lực để triệu tập đại hội cổ đông.

Công ty cổ phần có bao nhiêu cổ đông?

Không có giới hạn số lượng tối đa cổ đông của một công ty cổ phần. Tuy nhiên, một công ty sẽ cần tối thiểu 3 cổ đông.

Thay đổi cổ đông có phải thông báo?

Có. Mọi thay đổi về cổ đông đều phải thông báo cho các Cơ quan đăng ký kinh doanh và Đại hội cổ đông của công ty.

Cổ đông có được rút vốn không?

Không. Tất cả cổ đông đều không thể rút vốn khỏi công ty, trừ cổ đông sở hữu cổ phần hoàn trả. Các cổ đông có nhu cầu rút vốn chỉ có thể thực hiện qua hình thức chuyển nhượng cổ phần.

Khi nào cổ đông được chia cổ tức?

Cổ tức được chi trả theo quy định của công ty, theo tháng, theo quý hoặc mỗi 6 tháng. 
Trên đây là những thông tin cơ bản để giải thích cổ đông là gì và có các loại cổ đông nào. VTrade mong rằng những thông tin trên sẽ giúp nhà đầu tư hiểu rõ hơn về quyền lợi, vai trò cũng như là nghĩa vụ của các cổ đông trong một công ty cổ phần. Nếu bạn có nhu cầu đầu tư cổ phiếu, việc tìm hiểu về danh sách cổ đông sẽ giúp bạn đánh giá tiềm năng tăng trưởng của cổ phiếu dễ dàng hơn.

Bài viết liên quan

Vtradetop.com
Liên hệ
Mail

VTrade là 1 trong các diễn đàn Forex lớn và uy tín nhất tại Việt Nam. Cập nhật tin tức 24h nhanh nhất từ thị trường tài chính thế giới: tiền tệ, ngoại hối, chứng khoán phái sinh quốc tế, chứng khoán Mỹ, crypto, chỉ số kinh tế, ngân hàng trung ương, vàng và dầu. Ngoài ra Vtrade là một trang web đánh giá sàn Forex, sàn giao dịch tiền điện tử Việt Nam và quốc tế tốt nhất. Thông qua những bài đánh giá sàn này sẽ giúp cho nhà đầu tư có cái nhìn tổng thể trên con đường lựa chọn nơi đầu tư.

©2024 VTrade. All rights reserved.