Đường trung bình động Moving Averages (gọi tắt là đường MA) là một trong những công cụ phân tích kỹ thuật lâu đời và phổ biến nhất. Đây cũng là công cụ mà mình dùng nhiều nhất, nó như kim chỉ nam trong hệ thống giao dịch của bản thân mình.
08:19, 18/11/2021
Là đường làm mượt mức giá trung bình của giá đóng cửa trong 1 thời gian nhất định. Được dùng để xác định xu hướng tăng, giảm hay đi ngang của thị trường. Ngoài ra nó còn được sử dụng như một đường kháng cự hay hỗ trợ.
Có nhiều loại đường trung bình động, nhưng phổ biến và hay dùng nhất là có đường SMA (Simple Moving Average) và đường EMA (Exponential Moving Average). Tùy vào loại tài sản giao dịch hoặc tùy vào cách sử dụng, hoặc độ phù hợp với trader mà lựa chọn đường SMA hay EMA.
Mặc định một đường trung bình MA (cả SMA và EMA) có chỉ số là 14, nghĩa là đường trung bình này lấy giá trung bình của 14 ngày trước đó để tính toán ra. Ta có thể thay đổi tùy sở thích và cách dùng.
Trên một biểu đồ giá, ta có thể sử dụng nhiều đường MA với các chỉ số khác nhau như : 14, 20, 30, 100, 200, ….
Trong giao dịch Chứng Khoán, các chuyên gia phân tích tài chính áp dụng đường MA như một chỉ báo xu hướng mua vào với giá tốt trong một giai đoạn tăng trưởng. Nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội mua ở giai đoạn 2 và tìm cách tránh xa giai đoạn 4.
Thật sai lầm khi quan niệm rằng, giá ở dưới đường MA là bán và giá nằm trên đường MA là mua mà không quan tâm đến độ dốc của đường MA – Moving Average.
Trader nên áp dụng các phương pháp giao dịch sideway hiệu quả như :
Đây là khi giá đang có xu hướng tăng, ta chỉ tìm kiếm lệnh giao dịch BUY, không nên SELL :
Tương tự như giai đoạn 2 nhưng làm ngược lại.
Giai đoạn tích lũy thường xảy ra sau một xu hướng giảm. Nó sẽ giống như thị trường đang di chuyển trong một phạm vi với đường kháng cự và hỗ trợ rõ ràng.
Trong giai đoạn này bạn có thể thấy đường MA của chúng ta sẽ đi ngang. Bạn cũng có thể hiểu được rằng, người bán và người mua lúc này đang ở trạng thái cân bằng, và thị trường cũng đang ở trạng thái do dự.
Trong giai đoạn tích lũy, thị trường có thể bùng phát theo một trong hai hướng. Nếu nó phá vỡ vùng giá thấp thì khả năng cao xu hướng giảm tiếp tục. Nhưng nếu nó phá vỡ vùng cản trên, thì nó sẽ bắt đầu một xu hướng tăng dẫn chúng ta đến giai đoạn tiếp theo.
Giai đoạn tăng trưởng xảy ra khi giá phá vỡ đỉnh cao trong giai đoạn tích lũy. Tại thời điểm này, bạn sẽ thấy giá nằm phía trên đường MA và đường MA cũng bắt đầu tăng cao hơn.
Trong giai đoạn tăng trưởng, sẽ có ít sự kháng cự xuất hiện trong giai đoạn này, và đây là giai đoạn chúng ta sẽ muốn tham gia vào phe mua. Có một vài cách để chúng ta giao dịch trong giai đoạn này như sau:
Thị trường sẽ không đi lên mãi mãi. Đến một thời điểm nào đó, người bán sẽ tham gia vào thị trường và đẩy giá xuống. Dấu hiệu đầu tiên cho điều này sẽ xảy ra trong giai đoạn phân phối.
Nó trông giống như giai đoạn đi ngang của thị trường trong xu hướng tăng và bạn sẽ thấy MA của chúng ta cũng vậy, cũng sẽ đi ngang. Nó có hàm ý rằng người mua và người bán đang cân bằng thị trường đang trong trạng thái do dự.
Trong giai đoạn phân phối, thị trường có thể bùng phát và di chuyển theo một trong hai hướng.
Nếu giá di chuyển lên cao hơn, xu hướng tăng sẽ tiếp tục và ngược lại, nếu giá phá vỡ mức thấp, thì có thể nó bắt đầu một xu hướng giảm mới và đưa chúng ta đến giai đoạn tiếp theo.
Đây là giai đoạn cuối cùng của chu kỳ thị trường. Giai đoạn suy giảm xảy ra khi giá thoát khỏi giai đoạn phân phối. Nó tạo các đỉnh đáy thấp hơn. Tại thời điểm này, bạn sẽ thấy giá nằm dưới đường MA và đường MA bắt đầu di chuyển xuống thấp hơn.
Trong giai đoạn suy giảm, hướng đi thuận lợi nhất đó là xu hướng giảm, vì vậy, giai đoạn này bạn sẽ muốn gia nhập vào phe bán chứ không phải phe mua.
Tương tự như vậy. Một giai đoạn suy giảm không tồn tại mãi mãi. Nó sẽ giảm đến một thời điểm nào đó mà người mua sẽ bị thu hút và tham gia vào thị trường. Đây chính là thời điểm chu kì thị trường trở lại giai đoạn 1 (tích lũy).
Khi giá nằm trên đường MA, cần xác định vùng giá hỗ trợ (Area of Support) và chờ đợi giá quay lại vùng support để tìm kiếm cơ hội vào lệnh BUY.
Lúc này giá đang nằm dưới đường Moving Average – MA, xác định vùng giá kháng cự (Resistance) và chờ đợi giá tăng lên vùng kháng cự và SELL xuống.
Trong trường hợp này ta phải chờ đợi ít nhất lần nảy giá đầu tiên xuất hiện, thì ta mới áp dụng phương pháp này. Xác suất sẽ cao hơn khi ta kết hợp thêm các phương pháp giao dịch khác như HỖ TRỢ & KHÁNG CỰ, chỉ báo dao động RSI, MACD, …
Ngược lại với xu hướng giảm và giá nảy xuống.
Trường hợp trên là mô hình tam giác tích lũy tăng, đó là dấu hiệu của sức mạnh khi người mua sẵn sàng mua ở mức giá cao hơn (mặc dù giá đang đi vào ngưỡng kháng cự). Vì vậy, trong một xu hướng tăng (giá ở trên đường MA), bạn có thể tìm một mô hình Tam giác tăng và sau đó giao dịch theo hướng phá vỡ mô hình. Trong xu hướng giảm, hãy tìm mô hình Tam giác giảm và bán ra khi giá phá xuống.